Lực G và những điều hấp dẫn khi lái một chiếc ô tô
Để làm nên một chiếc xe, nhà sản xuất không chỉ đau đầu về thiết kế hay động cơ mà còn một yếu tố không nhìn thấy là lực G. Vậy lực G là gì?
Lực G là gia tốc tương đối của vật so với khi rơi tự do, và được tính theo gia tốc trọng trường (g), g = 9,81m/s^2.
Lực G không dễ cảm nhận ở tốc độ thấp, bằng chứng là khi bạn lái xe hàng ngày, mọi thứ xung quanh đều bình thường. Nhưng hãy tưởng tượng bạn đang lái xe trên đường đua. Khi đạp ga lút sàn để tăng tốc, có thứ gì đó ấn chặt người bạn vào ghế. Lúc vào cua, chúng lại đẩy người bạn văng hướng ngược lại. Rồi phanh gấp, thứ vô hình đó lại xuất hiện, đẩy người về phía trước, nếu không có dây an toàn, có lẽ thân người đã bắn khỏi kính lái. Tất cả trạng thái trên tạo cảm giác như trọng lực ở khắp mọi nơi. Và đó chính là lực G.
Cảm nhận rõ lực G khi xe chạy ở tốc độ caoTrọng lực trong thiết kế ôtô
Trọng lực của ôtô có thể xem như có giá trị không đổi và bằng khối lượng của ôtô nhân với gia tốc trọng trường. Nhưng độ lớn của thành phần lực vuông góc với bề mặt đường lại thay đổi phụ thuộc vào góc dốc của đường mà ôtô đang chuyển động.
Khi ôtô chuyển động trên đường có độ dốc thay đổi, trọng lực của ôtô được tách ra thành hai thành phần: Thành phần vuông góc với mặt đường ảnh hưởng tới khả năng bám của ôtô và thành phần song song với mặt đường sẽ làm cản trở chuyển động của ôtô khi lên dốc và hỗ trợ chuyển động của ôtô khi xuống dốc.
Thành phần lực pháp tuyến và vị trí điểm đặt lực G (tọa độ trọng tâm) quyết định lớn đến toàn bộ các quá trình chuyển động và độ bền các chi tiết của ôtô.
Khả năng tăng tốc tối đa của ô tô ảnh hưởng đến quyết định của lái xe mỗi khi cần vượt xe khác
Khi thiết kế ôtô các chuyên gia thiết kế cần phải xem xét hết sức kỹ lưỡng vị trí trọng tâm của ôtô cho hợp lý. Vị trí trọng tâm của ôtô phụ thuộc vào bố trí các cụm, hệ thống, chi tiết, hàng hóa, khành khách trên ôtô và phải nằm trong mặt phẳng đối xứng dọc ôtô. Đối với ôtô có tốc độ càng cao thì độ cao trọng tâm càng phải thấp. Khoảng cách từ trọng tâm đến tâm các trục ảnh hưởng lớn đến khả năng tăng tốc, phanh và ổn định chuyển động của ôtô.
Video đang HOT
Yêu cầu đặt ra đối với các nhà thiết kế ôtô là thiết kế để trong quá trình chuyển động tọa độ trọng tâm của ôtô thay đổi ít nhất có thể. Đặc biệt là đối với các ôtô vận chuyển chất lỏng khi tăng tốc, khi phanh hoặc quay vòng gấp tọa độ trọng tâm của khối chất lỏng thay đổi lớn sẽ kéo theo sự thay đổi lớn tọa độ trọng tâm của toàn ôtô làm mất ổn định chuyển động. Để khắc phục được điều này cần phải thiết kế các vách ngăn trong các khoang chở chất lỏng.
Trọng lực trong vận hành ôtô
Các hãng sản xuất ôtô trên thế giới liên tục phát triển cho ra đời các ôtô có tính cơ động cao, khả năng tăng tốc, khả năng phanh đạt hiệu quả cao và an toàn nhất có thể ngoài vấn đề kiểu dáng sang trọng, tiện nghi cao… Nhưng đã có khi nào chúng ta đặt câu hỏi trước khi mua hoặc trong quá trình sử dụng ôtô: Giá trị tới hạn của gia tốc tăng tốc, phanh và khả năng trượt của ôtô là bao nhiêu?
Điều này hoàn toàn bị giới hạn bởi lực G tác dụng lên ôtô đó.
Khả năng tăng tốc tối đa của ôtô
Gia tốc tăng tốc lớn nhất mà ôtô có thể có được (trừ những ôtô có lắp động cơ phản lực) phụ thuộc vào loại động cơ, lực G, số lượng trục chủ động, khả năng bám đường, điều kiện đường sá… Thông thường gia tốc tăng tốc cực đại cho ôtô có tất cả các trục đều chủ động đạt không vượt quá 8m/s2. Có nghĩa là để một chiếc xe ôtô tăng tốc từ khởi hành đến khi đạt được tốc độ 100km/h sẽ phải mất tối thiểu khoảng 3,5 giây. Với các ôtô có số trục chủ động ít hơn tổng số trục hay động cơ công suất thấp thì thời gian tăng tốc sẽ còn tăng đáng kể.
Điều này rất quan trọng để ước lượng trước khi vượt các chướng ngạy vật là các ôtô chạy cùng chiều. Khi tăng tốc đột ngột lực kéo của các bánh xe chủ động lớn hơn nhiều so với giá trị của lực G tác dụng lên bánh xe và khả năng bám của bánh xe đó dẫn đến hậu quả là bánh xe trượt quay làm nguy hại đến các chi tiết của cầu xe, mòn lốp nhanh chóng.
Lái xe cần duy trì khoảng cách an toàn với xe đi trước (theo quy tắc 3 giây), bởi hệ thống phanh cũng có giới hạn
Khả năng phanh hiệu quả nhất của ôtô
Ôtô đạt hiệu quả cao nhất trong trường hợp tất cả các bánh xe đều đến giới hạn khả năng bám (không bị trượt) và lực G tác dụng lên từng bánh xe. Tương tự như trong trường hợp tăng tốc có thể xác định được:
Quãng đường phanh ngắn nhất (tối ưu) = bình phương của vận tốc bắt đầu phanh/200 (Quãng đường phanh ngắn nhất = V2/200)
Như vậy, để đảm bảo an toàn khi đang chạy với vận tốc 100km/h thì khoảng cách tối thiểu giữa hai ôtô phải duy trì 50m. Đối với các ôtô không có hệ thống chóng bó cứng bánh xe, hỗ trợ lực phanh… cần phải giữ khoảng cách an toàn lớn hơn nhiều. Còn quãng phanh thực tế của từng xe trong những tình huống cụ thể còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện mặt đường, công nghệ chế tạo lốp, tải trọng…
Khi phanh gấp tọa độ trọng tâm (điểm đặt lực G) dồn lên phía trước ôtô làm cho lực G tác động lên cầu trước nhiều hơn sẽ có nguy cơ phá hủy cầu phía trước. Với các ôtô chở vật liệu chất lỏng, động vật khi phanh tọa độ trọng tâm thay đổi dồn lên phía trước khá nhiều nên hạn chế tối đa phanh gấp. Trong trường hợp hết khả năng bám của các bánh xe cầu trước dẫn đến mất lái gây hậu quả khôn lường không chỉ cho ôtô ta đang lái mà cả cho xung quanh nữa.
Khả năng quay vòng an toàn của ôtô
Khi ô ô vào cua với vận tốc lớn, đường cua gấp và hẹp lực, ly tâm lớn hơn giới hạn khả năng bám ngang của ôtô, gây ra hiện tượng trượt ngang. Nguy hiểm hơn nữa, lúc này lực G tác động lên các bánh xe phía trong giảm đáng kể làm cho xe có xu hướng bị lật. Có nghĩa là không nên quay vòng ngoặt ở vận tốc cao, mà duy trì vận tốc thấp để tránh gây mất an toàn.
Theo Cartimes
5 kinh nghiệm sử dụng ô tô cực kỳ hữu ích của cánh tài xế lâu năm
Dưới đây là những kinh nghiệm lái xe và kinh nghiệm chăm sóc, bảo dưỡng xe ô tô cực kỳ hữu ích mà cánh tài xế lâu năm chia sẻ.
1. Kiểm tra và vệ sinh xe ô tô thường xuyên
Kiểm tra xe ô tô thường xuyên sẽ giúp chủ xe phát hiện ra những vấn đề trục trặc mà xế yêu đang gặp phải và kịp thời xử lý.
Theo các bác tài nhiều năm kinh nghiệm lái xe ô tô, đặc biệt trước khi khởi hành, tài xế nên chủ động kiểm tra lại xe để có được lộ trình thuận lợi và bình an. Hãy kiểm tra động cơ xe, bình nhiên liệu, hệ thống điện trên xe ô tô như đèn, còi xe và cần gạt mưa, lốp xe...
Ngoài ra, tài xế cũng nên chủ động vệ sinh xe để giữ ô tô luôn được bền đẹp, tránh sự tấn công của chuột bọ, gián cũng như giữ gìn môi trường bên trong xe luôn trong lành để đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng.
2. Khởi động xe trong vài phút trước khi di chuyển
Theo các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về ô tô, trước khi cho xe chạy, tài xế nên để xe khởi động trong vòng 2-3 phút. Việc để động cơ xe chạy không tải trong quãng thời gian này giúp cho hệ thống dầu phân bổ đều lên các bộ phận, từ đó xe có thể di chuyển mượt mà hơn đồng thời tăng tuổi thọ cho động cơ.
3. Luôn thắt dây an toàn
Đã sử dụng xe ô tô, hãy luôn ghi nhớ cần phải thắt dây an toàn. Dây an toàn đóng vai trò là một trong những vị thần hộ mệnh bảo vệ an toàn cho lái xe cũng như hành khách. Đừng vì một chút chủ quan hay vội vàng mà quên đi thao tác đặc biệt cần thiết này.
4. Động cơ nên hoạt động ở tốc độ vòng tua tối ưu
Việc luôn giữ động cơ xe ô tô hoạt động ở tốc độ vòng tua tối ưu 1500-2000 vòng/phút sẽ giúp động cơ hoạt động tốt hơn và bền hơn. Lưu ý về số khi phanh và giảm tốc độ, cũng như không nên tăng tốc đột ngột để bảo vệ tuổi thọ cho động cơ ô tô. Đây cũng là kinh nghiệm lái xe cực kỳ hữu ích giúp cho tài xế luôn kiểm soát được mọi tình huống khi di chuyển trên đường.
5. Tập trung khi lái xe, đặc biệt khi di chuyển trên cao tốc
Đã cầm vô lăng điều khiển xe ô tô, tài xế nên 'giữ cái đầu lạnh' để luôn tập trung khi lái xe. Đặc biệt khi lái xe ô tô trên đường cao tốc, tài xế lại càng phải thật cẩn trọng. Nắm rõ và chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông để luôn đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như tránh mất tiền nộp phạt do vi phạm luật. Kiểm soát tốc độ, quan sát bao quát, giữ khoảng cách an toàn với xe di chuyển phía trước là những gì mà tài xế cần phải nhớ. Khi vào cua hay xin làn thì phải ra tín hiệu xi nhan đủ lâu để xe phía sau nhận diện rõ. Hành động vào cua cũng thật phải dứt khoát, không chần chừ để tránh xảy ra những va chạm đáng tiếc.
Theo Nghean
Cảnh báo những sai lầm tai hại khi sử dụng ô tô Một số sai lầm tai hại mà tài xế thường hay nghĩ là đúng khiến cho xe ô tô nhanh hỏng, mất an toàn hoặc sẽ bị các gara lợi dụng để móc túi. Thay lốp nên thay cả 4 Khi có một chiếc lốp bị hỏng cần phải thay thì chỉ cần thay chiếc lốp đó, sao cho cả 4 lốp đều...