Lục địa Đen khai phóng tiềm năng thương mại điện tử
Châu Phi đang nổi lên như vùng đất của tương lai khi mọi điều kiện, ngành nghề và lĩnh vực ở lục địa này hầu như đều ở mức độ sơ khai, còn rất nhiều dư địa để phát triển.
Trong số đó, không thể không kể đến mua sắm trực tuyến, một lĩnh vực đang chứng kiến sự bùng nổ nơi đây.
Thị trường kỹ thuật số của châu lục ước đạt giá trị 75 tỷ USD vào năm 2025 và chiếc bánh thị phần béo bở, còn nhiều tiềm năng chưa được khai phá này cũng đã thu hút sự chú ý của những “ông lớn” như Amazon. Dù vậy, miếng ngon do người làm, câu hỏi đặt ra là làm sao để giải phóng hoàn toàn tiềm năng thương mại điện tử của thị trường non trẻ này.
Mua sắm trực tuyến ở châu Phi vẫn còn ở giai đoạn sơ khai so với các thị trường khác.
Người châu Phi đang ngày càng ưa chuộng sự tiện lợi của việc mua sắm trực tuyến nhưng so với các thị trường lâu đời hơn như châu Á, châu Âu và Mỹ, xu hướng này vẫn đang ở giai đoạn đầu tại “lục địa đen”. Dự báo của Viện Toàn cầu McKinsey cho thấy, đến năm 2025, thương mại điện tử có thể chiếm 10% tổng doanh số bán lẻ ở các nền kinh tế lớn nhất châu Phi gồm Nigeria, Nam Phi và Ai Cập.
Cho đến nay, thị trường trực tuyến lớn nhất châu Phi là chợ thương mại điện tử Jumia, có khoảng 23 triệu lượt truy cập hằng tháng. Jumia đã niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán New York, thu hút các gian hàng trực tuyến của các doanh nghiệp từ Nigeria, Ai Cập, Maroc, Kenya và Nam Phi, cùng các quốc gia khác. Theo sau là nền tảng mua sắm trực tuyến Takealot.com, với lượt truy cập mỗi tháng khoảng 10 triệu lượt, 96% trong số đó đến từ Nam Phi, nơi đặt trụ sở chính của công ty. Souq.com, một doanh nghiệp Trung Đông được Amazon mua lại vào năm 2017, có khoảng 10 triệu lượt truy cập hằng tháng, hầu hết đến từ Ai Cập. Trong khi đó, ở Nam Phi, nhà bán lẻ thời trang và phong cách sống SHEIN là ứng dụng mua sắm phổ biến nhất.
Theo Giám đốc điều hành khu vực Đông Phi của Jumia, Vinod Goel, thị trường trực tuyến của châu Phi vẫn còn ở giai đoạn sơ khai. Dựa vào những gì đã diễn ra ở các thị trường thương mại điện tử phát triển hơn và chiếm tỷ lệ cao hơn như ở Trung Quốc, Đông Nam Á, Ấn Độ, châu Âu và Mỹ, có thể tin tưởng rằng thị trường thương mại điện tử châu Phi cũng sẽ chứng kiến những bước tiến tương tự. Ông Vinod Goel đánh giá thị trường châu Phi đang bước vào “giai đoạn ngọt ngào thú vị” khi mọi rào cản đều sẽ dần biến mất.
Một trong những động lực chính giúp thương mại điện tử bung nở ở châu Phi phải kể đến đầu tiên là nhờ mức độ bao phủ mạng Internet ngày càng mở rộng. Theo dữ liệu của Statista, tỷ lệ hòa mạng Internet ở châu Phi đã tăng nhanh, với khoảng 570 triệu người dùng mạng vào năm 2022, tức là tăng hơn gấp đôi so với năm 2015. Khi nói đến ngành mua sắm trực tuyến, tỷ lệ hòa mạng Internet là một động lực quan trọng, ví dụ điển hình cho lý thuyết này ở châu Phi là Nigeria. Nigeria là quốc gia đông dân nhất châu Phi và cũng là nơi có số lượng người dùng Internet lớn nhất châu lục. Đây chính là tiền đề vững chắc cho sự phát triển của thị trường mua sắm trực tuyến.
Tiếp đó là những yếu tố theo sau như mạng xã hội ngày càng được sử dụng rộng rãi và trở thành một công cụ phi tập trung để tìm kiếm và tiếp cận khách hàng trực tuyến. Thông qua những nền tảng trực tuyến như Instagram, các doanh nghiệp áp dụng các chiến lược tiếp cận khách hàng thông qua hình ảnh, quảng cáo về chất lượng sản phẩm hay đưa ra những mức giá hấp dẫn để cuối cùng chính khách hàng sẽ là người tìm đến với gian hàng trực tuyến.
Video đang HOT
Dù triển vọng rất khả quan nhưng để thương mại điện tử khai phóng hoàn toàn tiềm năng ở “lục địa đen” thì vẫn có nhiều rào cản cần được dỡ bỏ. Theo các chuyên gia, lĩnh vực này hiện phải đối mặt với những thách thức liên quan đến yếu tố văn hóa và hậu cần. Đây đều là những yếu tố rất quan trọng khi sản phẩm và dịch vụ cung cấp cần phải phù hợp với đặc thù tiêu thụ địa phương. Ngoài ra, dựa trên thực tế vận hành còn nhiều “sạn” hiện nay, các doanh nghiệp châu Phi cần đảm bảo độ tin cậy và dịch vụ giao hàng hiệu quả, coi đây là chìa khóa để có được sự hài lòng của khách hàng, tránh tình trạng hàng nhận về khác xa hàng đặt theo quảng cáo.
Tại Nigeria hiện nay, dịch vụ khách hàng là một vấn đề phổ biến. Có tình trạng các nhà cung cấp hoàn toàn bỏ qua khâu hậu mãi sau khi nhận được tiền khách thanh toán cho sản phẩm, thậm chí không nhận cuộc gọi phản hồi từ khách hàng. Tình trạng lừa đảo cũng vẫn là một vấn đề khi mua hàng trực tuyến.
Trong bối cảnh đó, việc “ông lớn thương mại điện tử” của thế giới là Amazon tháng trước đã bắt đầu hoạt động tại Nam Phi, chính thức bước chân vào thị trường châu Phi, được coi là một bước chuyển có thể dẫn đến những tác động đáng kể. Trong không gian chủ yếu được thống trị bởi các công ty thương mại điện tử bản địa, như Takealot, và nhiều nhà bán lẻ trực tuyến còn non trẻ đang hy vọng phát triển mạnh, sự xuất hiện của “gã khổng lồ” Mỹ chắc chắn sẽ mang đến nhiều thách thức cạnh tranh nhưng cũng sẽ là cơ hội để học hỏi dành cho các doanh nghiệp địa phương.
Nhiều nhà bán lẻ trực tuyến nhỏ lẻ bày tỏ lo ngại với nhiều nguồn lực hơn và rất có thể sẽ có mức giá hấp dẫn hơn, Amazon sẽ mang đến nhiều bất lợi cho các đối thủ trong châu lục. Tuy nhiên, đây cũng là lúc các doanh nghiệp bản địa sẽ phải thay đổi và thích nghi để tồn tại, từ đó học hỏi những phương thức vận hành mới, tiến tới một mô hình vận hành chuyên nghiệp hơn, lấy khách hàng làm trung tâm.
Tỉ phú Australia đề xuất hệ thống viện trợ mới cho Gaza
Một tỷ phú người Australia đang đề nghị xây dựng một hệ thống cổng an toàn ở biên giới Israel-Gaza cho phép 10.000 tấn viện trợ lương thực được chuyển mỗi ngày đến những người Palestine đang thiếu ăn và chết đói.
Tỷ phú Andrew Forrest tại Marrakesh, Maroc vào tháng 6/2023. Ảnh: Bloomberg/Getty Images
Tỷ phú Andrew Forrest, người sáng lập Quỹ từ thiện Minderoo, dự kiến đưa ra đề xuất trên tại hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp về Gaza ở Jordan, do Jordan, Ai Cập và Liên hợp quốc đồng chủ trì, với sự tham dự của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken.
Ông Forrest cũng cam kết chi 5 triệu USD để cải thiện hành lang nhân đạo trên đất liền của Jordan bằng cách xây dựng các kho lưu trữ, cho phép lượng hàng viện trợ lớn hơn được chuyển đến Gaza.
"Ngay lúc này, người dân Jordan đang giữ một trách nhiệm đáng kể khi dẫn đầu con đường duy nhất hiệu quả nhất tới Gaza. Ý định của tôi là giảm bớt gánh nặng cho họ", Andrew Forrest, một ông trùm khai thác mỏ người Australia, cho biết trong một tuyên bố.
Theo một video được trình bày trên trang web của mình, Quỹ Minderoo cho biết kế hoạch tham vọng nhằm xây dựng SafeGates (Cổng An toàn) tại ba điểm dọc biên giới Israel-Gaza, có thể bắt đầu hoạt động trong ba tuần nữa nếu Israel bật đèn xanh.
Trong một tuyên bố riêng, ông Forrest cho biết dự án đã được đưa ra với sự tham vấn của cộng đồng Israel và Palestine trong hai tháng qua. Bài thuyết trình của ông cho biết thêm rằng dự án được phát triển bởi Fortescue, công ty khai thác quặng sắt và năng lượng xanh mà Forrest là người sáng lập và chủ tịch điều hành.
Dự án SafeGates hướng đến việc lập ba điểm truy cập được giám sát từ xa tại các địa điểm không được tiết lộ nằm trên biên giới Israel-Gaza, tại đó sẽ trang bị thiết bị quét 3D các xe tải chở hàng viện trợ đến và rời đi.
Xe tải chở hàng viện trợ nhân đạo di chuyển kiểm tra an ninh trước khi đi vào Dải Gaza, ở cửa khẩu Kerem Shalom, Israel ngày 14/3/2024. Ảnh: Los Angeles Times/Getty Images
Ông Forrest cho biết: "Được đặt tại các điểm giao cắt vào Gaza, các cổng sẽ được vận hành bởi một bên thứ ba có khả năng giám sát từ xa đối với các cơ sở và thiết bị quét cũng như xác định giờ hoạt động của các cổng".
"Israel không phải mất chi phí gì và kế hoạch này sẽ tôn trọng các giới hạn đỏ. Về phía Gaza, chúng tôi sẽ làm việc với mạng lưới các cơ quan, doanh nghiệp hiện có cũng như các nhóm cộng đồng Palestine để phân phối viện trợ trong dải đất", ông nói thêm.
Hoạt động chuyển giao hàng theo hệ thống này sẽ bổ sung cho các nỗ lực khác nhằm cung cấp viện trợ cho người Palestine đang sống trong tình cảnh dải đất của họ liên tục chịu sự bắn phá của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) kể từ sau cuộc thảm sát do Hamas tiến hành vào tháng 10 năm ngoái. Trong cuộc tấn công đó, phiến quân do Hamas cầm đầu đã giết chết khoảng 1.200 người Israel và bắt hơn 250 con tin. Sau cuộc giải cứu bốn con tin hồi đầu tuần, khoảng 116 người được cho là vẫn ở Gaza, cả người sống và đã chết. Trong khi đó, theo Cơ quan Y tế Gaza, chiến sự tại Gaza kể từ ngày 7/10/2023 đến nay đã làm hơn 37.000 người Palestine thiệt mạng.
Hệ thống mới sẽ hoạt động như thế nào?
Một đoạn video về hệ thống SafeGates cho thấy những chiếc xe tải đang lái xe tại một cổng vào tự động, nơi chúng trải qua quá trình quét 3D để xác định bất kỳ vấn đề an ninh nào, trước khi được phép vào khu nhà an ninh.
Khi đến khu vực an ninh, người lái xe rời đi qua một cánh cửa quay trở lại Israel, trong khi một cánh cửa khác mở ra ở phía Gaza, cho phép một người lái xe từ vùng đất Palestine lái chiếc xe tải chở hàng viện trợ ra khỏi khu nhà.
Theo đoạn video, chiếc xe tải này sẽ được rà quét một lần nữa ở phía Gaza và sau khi đảm bảo, cabin sẽ được tách ra khỏi xe kéo để dỡ hàng viện trợ, trước khi gắn lại và quay trở lại Israel theo quy trình tương tự.
Hệ thống này sẽ ngăn chặn việc tiếp cận trái phép vào các phương tiện, làm giảm thiểu lo ngại rằng việc vận chuyển viện trợ có thể tạo cơ hội cho những kẻ tấn công tiềm năng vượt qua biên giới.
Mỹ đã cố gắng cung cấp viện trợ cho Gaza thông qua việc thả dù, và gần đây hơn là bằng cách xây dựng một bến tàu nổi để cho phép vận chuyển hàng hóa từ nhiều quốc gia khác nhau bằng thuyền. Tuy nhiên, một tuần sau khi bắt đầu hoạt động, cầu tàu bị vỡ do biển động, làm đình trệ việc vận chuyển viện trợ trước khi được kết nối lại hôm 7/6.
Khủng hoảng nhân đạo
Sự lên án của cộng đồng quốc tế đối với các hành động của Israel ở Gaza ngày càng gia tăng và ngày 10/6, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã thông qua với đa số áp đảo kế hoạch ngừng bắn do Mỹ đề xuất.
Tuy nhiên, Israel tuyên bố sẽ tiếp tục hoạt động quân sự ở Gaza và nói rằng họ sẽ không tham gia vào các cuộc đàm phán "vô nghĩa" với Hamas.
Trong khi đó, nạn đói hàng loạt đang đe dọa người Palestine sống trong dải đất bị bao vây. Trong một báo cáo gần đây, Mạng lưới hệ thống cảnh báo sớm nạn đói (FEWS NET), cho biết, có thể ngưỡng xảy ra nạn đói đã bị vượt qua ở miền bắc Gaza vào tháng 4. Các ngưỡng để xác nhận nạn đói là tình trạng thiếu lương thực trầm trọng trong các hộ gia đình, suy dinh dưỡng cấp tính và tử vong.
Báo cáo của FEWS NET nêu: "Có thể nạn đói sẽ kéo dài ít nhất đến tháng 7 nếu không có sự thay đổi cơ bản về cách phân phối và tiếp cận viện trợ lương thực sau khi vào Gaza".
Trung Quốc: Thị trấn Tân Hà 'thay da đổi thịt' với nghề truyền thống Theo phóng viên TTXVN tại Trung Quốc, đan rơm không chỉ là một nghề truyền thống của thị trấn Tân Hà (thành phố Bình Độ thuộc tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc), mà còn giúp người dân địa phương thoát nghèo, làm giàu và tạo ra những sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc sắc được thế giới biết đến. Là cơ sở chế...