Lục địa Châu Phi đang sụp đổ
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện được chuyển động bên dưới lục địa Châu Phi, với ba mảng kiến tạo bên dưới đang dần tách ra khỏi nhau.
Những dịch chuyển kiến tạo dọc theo Hệ thống Rạn nứt Đông Phi đang dần dần xé nát lục địa và được dự báo cuối cùng sẽ xác định lại Châu Phi và Ấn Độ Dương. Phát hiện mới được tập hợp bởi một nhóm các nhà nghiên cứu từ Viện Đại học Bách khoa Virginia.
Nghiên cứu được báo cáo bởi tiến sĩ D. Sarah Stamps thuộc Khoa Khoa học Địa chất và các đồng nghiệp ủng hộ những tuyên bố trước đó cho rằng lục địa châu Phi đang dần tách ra thành một số khối kiến tạo dọc theo Hệ thống Rạn nứt Đông Phi, tiếp tục đến Madagascar. Hòn đảo ngoài khơi bờ biển Đông Nam Châu Phi cũng được dự đoán sẽ vỡ vụn thành một loạt các đảo nhỏ hơn.
“Căn cứ theo tốc độ vỡ sẽ phải hàng triệu năm nữa các đại dương mới bắt đầu hình thành. Tốc độ mở rộng nhanh nhất ở phía bắc, vì vậy chúng ta sẽ thấy các đại dương mới hình thành ở đó trước”, Stamps lo ngại.
Mô hình máy tính được thực hiện để kiểm tra các cấu hình khác nhau của các khối kiến tạo trong khu vực. Nhóm các nhà khoa học đã sử dụng chuyển động bề mặt mới và dữ liệu địa chất bổ sung.
“Việc xác định chính xác ranh giới mảng và đánh giá xem các lục địa có phân tách dọc theo các đới biến dạng hẹp hoặc thông qua các vùng biến dạng lan tỏa rộng là rất quan trọng để làm sáng tỏ bản chất của sự phá vỡ lục địa. Trong công trình này, chúng tôi đã xác định lại cách rạn nứt lục địa lớn nhất thế giới đang mở rộng”, Stamps cho biết.
Khám phá này cũng sẽ giúp hiểu thêm về hoạt động núi lửa và địa chấn gần đây đang diễn ra ở quần đảo Comoros, nằm ở Ấn Độ Dương giữa Đông Phi và Madagascar.
Hơn nữa, nghiên cứu cung cấp cho các nhà khoa học các nghiên cứu trong tương lai về chuyển động của mảng toàn cầu và tác động tiềm tàng của chúng đối với khu vực.
Khi Biển Đỏ và Vịnh Aden nổi lên do một quá trình địa chất sâu diễn ra trong 30 triệu năm qua, với việc Ả Rập di chuyển khỏi châu Phi, các nhà khoa học đã dự đoán rằng những vùng nước này có thể hợp nhất thành một đại dương mới.
Video đang HOT
Các dự báo tập trung vào những tiết lộ trước đó cho rằng ba mảng kiến tạo, mảng Nubian, Somali và Ả rập, nằm bên dưới khu vực Afar của lục địa, đã dần tách rời nhau.
Cho đến nay, các nghiên cứu tính toán trong 5 đến 10 triệu năm nữa, đại dương mới sẽ xuất hiện dọc theo Thung lũng Rạn nứt Đông Phi. Trong mọi trường hợp, khu vực phía đông Châu Phi đang cung cấp cho các nhà khoa học một khu vực sống độc đáo để nghiên cứu các quá trình kiến tạo trong nhiều năm tới.
Báo Mỹ vinh danh Vịnh Hạ Long
Trang Business Insider có trụ sở tại Mỹ giới thiệu vịnh Hạ Long bên cạnh 49 kỳ quan thiên nhiên đẹp nhất thế giới như núi Phú Sĩ, núi Tianzi...
Vẻ đẹp tự nhiên với hơn 1.600 đảo đá vôi nổi lên trên làn nước xanh lục, khiến vịnh Hạ Long, Quảng Ninh trở thành một trong những điểm du lịch hàng đầu ở Việt Nam. Năm 1994, vùng lõi của vịnh lần đầu tiên được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Năm 2000, vịnh được tái công nhận với giá trị ngoại hạng toàn cầu về địa chất - địa mạo.
Du thuyền là cách tốt nhất để tham quan các đảo đá vôi và thưởng ngoạn vẻ đẹp vùng vịnh. Những du thuyền ở đây có các tour nghỉ dưỡng, qua đêm trên biển, kèm theo nhiều hoạt động như tham quan làng chài, chèo thuyền khám phá hang động.
Vùng núi Tianzi, thuộc vườn quốc gia Trương Gia Giới, Hồ Nam, Trung Quốc là nguồn cảm hứng xây dựng núi bay Hallelujah, trong phim bom tấn Avatar. Dãy núi được hình thành từ những tảng đá vôi tách rời và xói mòn hàng trăm triệu năm trước. Một số ngọn núi có chiều cao lên tới 1.250 m. Đất trên các mỏm đá tạo điều kiện phát triển cho thảm thực vật, tạo nên cảnh quan độc đáo.
Ảnh: Warasit phothisuk/Shutterstock.
Núi Phú Sĩ (Fuji) là ngọn núi cao nhất Nhật Bản (3.776 m). Đây là ngọn núi lửa đang hoạt động và lần cuối phun trào vào năm 1707. Hình ảnh ngọn núi hùng vĩ, được bao phủ trong sương mù là biểu tượng nổi tiếng của xứ sở hoa anh đào.
Ảnh: Jakob Fischer/Shutterstock.
Khu vực địa chất tự nhiên Pamukkale hay còn gọi là Lâu đài bông, nằm ở phía nam vùng Aegean, Thổ Nhĩ Kỳ. Những hồ nước hình bậc thang màu trắng xóa, được hình thành từ hoạt động của những con suối địa nhiệt qua hàng nghìn năm. Tắm suối nước nóng ở đây có tác dụng điều trị cao huyết áp, hen suyễn, đột quỵ và mang tới nhiều lợi ích cho da, tóc con người.
Ảnh: Ramin Hasanalizade/Shutterstock.
Hồ Masazir là địa điểm du lịch nổi tiếng của Azerbaijan, cách thủ đô Baku khoảng 20 km. Hồ nước mặn khổng lồ có màu hồng, được tạo nên bởi những vi sinh vật có tên là halopiles. Màu sắc của hồ rực rỡ nhất vào hè.
Ảnh: Shutterupeire/Shutterstock.
Vách đá Moher là một trong những thắng cảnh nổi tiếng nhất của Ireland. Những vách đá hùng vĩ, trải dài hơn 8 km bên bờ biển phía tây, mang đến tầm nhìn rộng lớn về phía đại dương.
Thác Skógafoss, Iceland bắt nguồn từ 2 dòng sông băng Eyjafjallajokull và Myrdalsjokull. Với độ cao khoảng 60 m, dòng thác hùng vĩ tạo nên lớp hơi mờ trong không khí, những ngày nắng có thể tạo thành tia sáng và cầu vồng lấp lánh. Vì vậy tương truyền rằng, có một rương vàng khổng lồ bên dưới thác nước.
Vườn quốc gia Lencois Maranhenses, Brazil là vùng đất rộng lớn với những cồn cát trắng uốn lượn, xen lẫn đầm nước mưa màu xanh ngọc. Sau những cơn mưa, nước được lọc qua cát và tạo nên hồ trong vắt. Nhìn từ trên cao, nơi đây như có hàng nghìn hồ nước nổi giữa sa mạc. Khu vực từng được chọn để làm bối cảnh quay cho hành tinh Vomir, trong phim bom tấn Endgame. Ảnh: Pakawat Thongcharoen/Shutterstock.
Ảnh: Olga Kot Photo/Shutterstock.
Trải dài hơn 10.500 km2, Salar de Uyuni, cao nguyên Altiplano, tây nam Bolivia là cánh đồng muối lớn nhất thế giới. Nằm ở độ cao 3.650 m so với mực nước biển, nơi đây không có cửa thoát nước, vì vậy khi nước bốc hơi, lớp muối và canxi sunfat vẫn còn đọng trên mặt đất. Sau khi có mưa, trên bề mặt cánh đồng loang loáng nước, như một tấm gương phản chiếu bầu trời, tạo cảm giác đường chân trời trải dài bất tận.
Nằm ở vùng Patagonia trên hồ General Carrera, hang đá cẩm thạch của Chile được hình thành từ hơn 6.000 năm trước, bởi sự xói mòn của những tảng đá, dưới lực chảy của dòng nước. Màu sắc của hang động thay đổi phụ thuộc vào dao động của mực nước trong cả năm.
Giếng của Thor, bang Oregon, là hang động sụt dưới đáy biển. Khi thủy triều lên cao, nước biển dội lấp đầy hố, tạo thành ảo ảnh quang học như một chiếc hồ hút nước biển. Khung cảnh này gợi nhớ đến thủy quái Charybdis trong thần loại Hy Lạp, kẻ đã nhấn chìm tất cả thuyền bè bằng dòng nước xoáy khổng lồ.
Ảnh: Michael Lodge/Shutterstock.
Erebus là núi lửa đang hoạt động ở châu Nam Cực, bên bờ biển phía đông đảo Ross. Ngọn núi có niên đại khoảng 1,3 triệu năm và có độ cao khoảng 3.800 km so với mực nước biển.
Ngoài các địa điểm kể trên, danh sách kỳ quan thiên nhiên đẹp nhất thế giới còn có đồi Chocolate, Philippines; công viên địa chất Zhangye Danxia, Trung Quốc; hồ Nakuru, Kenya; bãi biển đen Reynisfjara, Iceland...
Những đứa trẻ "mộc mạc" trên Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn Giữa vùng núi đá vôi hùng vỹ cao trên 1.000m so với mực nước biển của Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang), những đứa trẻ thuộc đồng bào thiểu số như một điểm nhấn vào sự hoang sơ, sự mộc mạc của đời sống vùng cao. Cao nguyên đá Đồng Văn - Công viên địa chất toàn cầu là một cao nguyên...