Lực chưa tòng tâm
Ấn Độ và Pakistan chưa thể trở thành đầu tàu cho toàn bộ quá trình hợp tác và liên kết khu vực. Chính các thành viên chứ không phải thời thế hay tác động từ bên ngoài đã làm SAARC đến nay vẫn chẳng khác gì hữu danh vô thực.
Hội nghị cấp cao năm nay của tổ chức Hiệp hội Hợp tác khu vực Nam Á (SAARC) được tiến hành ở thủ đô Kathmandu của Nepal – Ảnh: Reuters
Hội nghị cấp cao năm nay của tổ chức Hiệp hội Hợp tác khu vực Nam Á (SAARC) được tiến hành ở thủ đô Kathmandu của Nepal và được coi là hội nghị chuẩn bị cho việc chuyển giai đoạn đối với tổ chức hợp tác và liên kết khu vực này.
Thành lập từ năm 1985 nhưng cho tới nay thành tựu phát triển của SAARC vẫn rất ít ỏi và chưa đạt được đủ mức để gây dựng được danh tiếng, ảnh hưởng và vai trò xứng đáng với tên gọi. Những gì mà SAARC đạt được cho tới nay mới chỉ là một vài dự án hợp tác kinh tế nhỏ và một vài biện pháp tạo thuận lợi hơn cho việc đi lại, nhập cảnh của công dân các nước thành viên trong phạm vi lãnh thổ chung.
Video đang HOT
Nguyên do chính là nội bộ tất cả các nước thành viên vẫn còn quá nhiều vấn đề mà họ phải ưu tiên giải quyết hơn là dành ưu tiên thỏa đáng cho việc tăng cường hợp tác và liên kết khu vực theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Những vấn đề nội bộ ấy liên quan trực tiếp đến an ninh và ổn định chính trị, đến đường lối chính sách phát triển kinh tế xã hội của các nước thành viên.
Nguyên nhân cũng còn là mối quan hệ trong thực chất chưa được bình thường giữa Ấn Độ và Pakistan. Cặp quan hệ này tạo nên trục quyền lực chính trong tổ chức và vì nó vẫn trắc trở, thậm chí cả căng thẳng và đối địch, nên không thể tạo ra động lực phát triển quyết định cho tổ chức.
Ấn Độ và Pakistan vì thế chưa thể trở thành đầu tàu cho toàn bộ quá trình hợp tác và liên kết khu vực. Chính các thành viên chứ không phải thời thế hay tác động từ bên ngoài đã làm SAARC đến nay vẫn chẳng khác gì hữu danh vô thực.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Hacker tạo ra phần mềm độc hại "SpyEye" bị bắt
Theo thông tin từ hãng bảo mật Trend Micro, hãng đã hỗ trợ thành công Cục Điều tra Liên bang truy tố người tạo ra phần mềm độc hại SpyEye.
Theo đó, Aleksandr Andreevich Panin, một người đàn ông quốc tịch Nga tạo ra Trojan SpyEye tấn công hàng triệu tài khoản ngân hàng trực tuyến đã nhận tội tại một phòng xử án Atlanta trước những bằng chứng thuyết phục do Trend Micro phối hợp với FBI điều tra được.
SpyEye là công cụ của những hacker hàng đầu, nó được tạo ra để lây nhiễm vào các máy tính, sau đó tự động gửi lệnh rút tiền từ các tài khoản ngân hàng trực tuyến một cách có hệ thống. Xuất hiện lần đầu vào năm 2009, SpyEye như là công cụ mới nổi bên cạnh công cụ độc hại bấy lâu là Zeus.
"SpyEye" là một phần mềm độc hại thường được hacker sử dụng để đánh cắp tài khoản ngân hàng. (Ảnh minh họa: Internet)
Trợ lý giám đốc điều hành FBI Rick McFeely nói: "FBI đánh giá cao sự hỗ trợ và giúp đỡ của nhóm nghiên cứu các mối đe dọa tại Trend Micro trong cuộc điều tra để có thể bắt giữ Aleksandr Andreevich Panin, hay còn gọi với tên "Gribodemon" và "Harderman". Hợp tác giữa tổ chức công và tư như thế này rất quan trọng để giải quyết thành công các mối đe dọa an ninh mạng và mang tội phạm ra trước công lý."
"Cuộc bắt giữ này cho thấy các công ty bảo mật hợp tác chặt chẽ với các cơ quan pháp luật có thể mang lại kết quả tốt như thế nào. Bằng cách theo dõi chính tội phạm mạng thay vì các máy chủ của chúng, chúng tôi đã tấn công được thế giới ngầm. Chúng tôi tin rằng đây là cách để tấn công tội phạm mạng và khiến Internet an toàn hơn với tất cả chúng ta", Dhanya Thakkar - Giám đốc Trend Micro tại Ấn Độ & SAARC, cho biết.
Aleksandr Andreevich Panin cuối cùng đã sa lưới FBI khi ông ta bị lừa bán phần mềm độc hại cho một tổ chức mật phạm pháp mạo danh. Panin bị buộc tội thông đồng với Hamza Bendelladj - người bị dẫn độ sang Mỹ năm ngoái, để phát triển và phân phối SpyEye liên tục từ năm 2009 đến năm 2011.
Theo ước tính, virus SpyEye đã lây nhiễm hơn 1,4 triệu máy tính tại Hoa Kỳ và các nước khác, và đó là bộ công cụ độc hại cực kì nguy hiểm trong suốt thời gian từ năm 2009 đến 2011.
Theo VNE