Lực cầu bắt đáy áp đảo, VN-Index đảo chiều tăng hơn 16 điểm
Sau phiên giảm điểm mạnh hôm qua thì đến phiên hôm nay 7/7, thị trường ghi nhận diễn biến phục hồi ngay từ những phút đầu giao dịch.
Ảnh minh họa: Minh Phương/Báo Tin tức
Dù áp lực bán vẫn diễn ra trong phiên, nhưng lực cầu bắt đáy tham gia áp đảo đã giúp thị trường dần dần phục hồi tăng điểm trở lại.
Kết thúc ngày giao dịch hôm nay, VN-Index tăng 16,87 điểm lên 1.166,48 điểm; toàn sàn có 248 mã tăng, 183 mã giảm và 84 mã đứng giá. HNX-Index giảm 0,06 điểm xuống 271,86 điểm; toàn sàn có 93 mã tăng, 91 mã giảm và 62 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,16 điểm lên 86,38 điểm; toàn sàn có 127 mã tăng, 122 mã giảm và 73 mã đứng giá.
Về khối lượng giao dịch đạt hơn 10.380 tỷ đồng; riêng giá trị giao dịch trên sàn HoSE đạt 9.061 tỷ đồng. Phiên giao dịch hôm nay ghi nhận khối ngoại mua ròng 487,45 tỷ trên sàn HoSE, nổi bật mua VNM, VND, VCB, CTG, VHC…
Dẫn dắt đà tăng trên thị trường hôm nay phải kể tới nhóm ngân hàng. Các cổ phiếu thu hút dòng tiền tham gia mạnh mẽ về khoảng thời gian 14 giờ, nổi bật ở các cổ phiếu như CTG, BID, VCB với mức tăng từ 1,7 – 3,7%, trong khi các cổ phiếu còn lại là TCB, MBB, VPB, HDB, STB… đồng loạt đóng cửa trong sắc xanh. Qua đó đóng góp điểm tăng tích cực và là trụ đỡ quan trọng giúp thị trường bật tăng trong hôm nay.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, dòng tiền cũng ghi nhận tham gia tích cực trở lại ở nhóm các cổ phiếu bluechips; trong đó, riêng rổ VN30 ghi nhận 24 mã tăng điểm gồm bộ 3 cổ phiếu họ Vingroup là VIC, VHM ,VRE với mức tăng trung bình từ 2,5 – 3%, giúp an tỏa sắc xanh và tạo động lực giúp thị trường tăng điểm mạnh mẽ.
Việc thị trường tăng điểm tích cực cũng giúp các cổ phiếu nhóm ngành chứng khoán giao dịch tích cực trở lại sau phiên giảm điểm khá mạnh hôm qua. Nổi bật với VCI, HCM và FTS tăng điểm khá ấn tượng hơn 4%.
Diễn biến tương tự với nhóm bất động sản, xây dựng. Các cổ phiếu như NVL, SCR, KBC, DXG, NLG… đồng loạt xanh điểm ấn tượng với mức tăng trung bình từ 2-3%, thậm chí HBC và CTD tăng kịch trần, qua đó củng cố thêm đà tăng cho thị trường.
Tuy vậy, phiên giao dịch hôm nay vẫn chứng kiến nhóm dầu khí tiếp tục bị bán mạnh và quay đầu giảm điểm trong bối cảnh giá dầu thế giới dưới 100 USD/thùng và giá khí tự nhiên tiếp tục có sự điều chỉnh giảm trong hôm qua. Các cổ phiếu như PVD, PVS, PVC, BSR, GAS, PSD kết phiên trong sắc đỏ với mức giảm trung bình 1,5 – 3%.
Bản tin MXV 13/5: Thị trường nông sản khởi sắc sau Báo cáo Cung cầu tháng 5 của USDA
Kết thúc phiên giao dịch 12/05, thị trường hàng hóa có sự phân hóa rõ rệt giữa 4 nhóm hàng hóa nguyên liệu đang liên thông trực tiếp với thế giới tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam.
Mặc dù nhóm nông sản tăng mạnh, nhưng mức giảm lớn từ nhóm kim loại khiến chỉ số MXV-Index giảm nhẹ 0,18% về 2.940,56 điểm.
Giá trị giao dịch toàn Sở cũng tăng mạnh hơn 20% lên mức 7.000 tỉ đồng. Trong đó, mức gia tăng chủ yếu đến từ nhóm năng lượng và nông sản, khi các mặt hàng này chịu ảnh hưởng bởi nhiều báo cáo quan trọng trong phiên hôm qua.
Đóng cửa ngày hôm qua, đậu tương đã tiếp tục tăng nhẹ so với mức tham chiếu. Mặc dù suy yếu nhẹ trong phiên sáng nhưng lực mua đã được đẩy mạnh khi phiên tối bắt đầu. Những số liệu trong báo cáo hàng tháng của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) và Cơ quan Cung ứng Mùa vụ của Brazil (CONAB) là nguyên nhân chính đã tác động lên giá.
Trong báo cáo Cung - cầu Nông sản Thế giới (WASDE) tháng 05 của USDA, các số liệu nhìn chung là khá trái chiều. Số liệu tồn kho đậu tương cuối niên vụ 21/22 của Mỹ mặc dù thấp hơn so với báo cáo trước nhưng vẫn cao hơn mức dự đoán trung bình của thị trường. Nguyên nhân chính khiến số liệu này bị cắt giảm là do khối lượng xuất khẩu của Mỹ được dự báo cao hơn so với trong tháng 04.
Điều này là hoàn toàn hợp lý khi mùa vụ không thuận lợi tại Brazil và Argentina đã thúc đẩy xuất khẩu đậu tương Mỹ. Đây là nguyên nhân khiến giá giảm nhẹ vào giai đoạn ngay sau khi báo cáo được công bố. Dù vậy, dự báo tồn kho đối với đậu tương niên vụ 22/23 lại thấp hơn so với dự đoán của thị trường nên đã tác động " tích cực - bullish" giúp giá đậu tương quay đầu tăng trở lại.
Đối với báo cáo tháng 5 của CONAB, các số liệu dù cũng có biến động tuy nhiên mức độ ảnh hưởng lên giá lại không quá rõ rệt. Sản lượng đậu tương niên vụ 21/22 của Brazil đang được dự báo ở mức 123,83 triệu tấn, chỉ tăng nhẹ 1,1% so với báo cáo trước. Bên cạnh đó, tồn kho đậu tương niên vụ 21/22 của Brazil dự báo sẽ tăng lên mức 3,56 triệu tấn, từ mức 2,53 triệu tấn trong dự đoán trước.
Dù sản lượng và tồn kho dự báo tăng lên, tuy nhiên, ảnh hưởng đến nguồn cung thế giới sẽ không lớn khi xuất khẩu trong niên vụ này vẫn duy trì ở mức 77 triệu tấn. Cùng với tâm lý chờ đợi báo cáo cung cầu của USDA, thị trường nhìn chung chỉ giằng co sau khi số liệu được công bố.
Khô đậu tương đã giảm khá mạnh sau khi báo cáo WASDE được tung ra và xóa đi hoàn toàn mức tăng trước đó. Theo dự đoán của USDA, khối lượng ép dầu đậu tương niên vụ 22/23 của Mỹ được dự báo sẽ tăng lên mức 2,255 tỉ giạ, cao hơn mức 2,215 tỉ giạ trong năm nay. Điều này nhiều khả năng sẽ khiến cho nguồn cung khô đậu trở nên dồi dào hơn trong thời gian tới và gây sức ép lên giá. Trong khi đó, dầu đậu cũng sụt giảm hơn 1% khi phải chịu sức ép từ sự suy yếu của dầu cọ trong ngày hôm qua.
Đối với ngô, triển vọng nguồn cung thấp với sản lượng niên vụ 22/23 của Mỹ được dự báo ở mức 14,46 triệu giạ, giảm 4,3% so với niên vụ trước. Tuy nhiên, với diện tích từ báo cáo Prospective Plantings (Triển vọng Gieo trồng) đã được công bố vào ngày 31/03 vừa qua, cùng với mức năng suất được giữ nguyên so với niên vụ trước thì mức sản lượng thấp hơn không còn là yếu tố bất ngờ đối với thị trường. Bên cạnh đó, USDA vẫn chỉ giữ nguyên mức dự báo sản lượng của 2 quốc gia Nam Mỹ bất chấp việc hạn hán đã khiến cho các tổ chức lớn khác cắt giảm những số liệu này trong thời gian qua.
Trong khi đó, lúa mì lại là mặt hàng biến động mạnh nhất trong phiên hôm qua khi nhảy vọt lên gần 6%, mức tăng nhiều nhất được chứng kiến kể từ sau khi chiến tranh giữa Nga và Ukraine nổ ra vào đầu tháng 03 này. Thậm chí, có thời điểm, giá đã chạm mức kịch trần khi tăng 70 cents. Nguồn cung ở Mỹ là yếu tố chính gây ra tâm lí lo ngại của thị trường khi sản lượng giảm nhưng xuất khẩu và tiêu thụ nội địa đều tăng lên.
Tồn kho cuối niên vụ 21/22 vốn đã thắt chặt, nhưng còn giảm thêm 6% xuống mức 619 triệu giạ và là mức thấp nhất trong gần một thập kỷ qua. Xuất khẩu của Mỹ được đẩy mạnh trong bối cảnh gián đoạn nguồn cung tại Biển Đen là nguyên nhân lý giải cho mức sụt giảm trên.
Giá nông sản biến động mạnh thường sẽ tác động đáng kể tới giá thức ăn chăn nuôi và thực phẩm. Tuy nhiên ở thị trường trong nước, giá heo hơi tại các tỉnh thành vẫn tiếp tục đi ngang trong hôm nay.
Giá dầu thô bật tăng mạnh, dẫn đầu thị trường hàng hóa Theo thông tin từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), kết thúc tuần giao dịch 11 - 17/4 vừa qua, sắc xanh bao trùm các nhóm hàng hóa đang liên thông trực tiếp với thế giới; trong đó, đáng chú ý nhất là mức tăng rất mạnh hơn 10% của nhóm năng lượng, kéo theo chỉ số MXV-Index tăng đến 4,27%...