Lục bình chết héo, nhà nông “chết đứng”
Xâm nhập mặn không chỉ gây thiệt hại nghiêm trọng đến cây lúa, cây ăn trái, rau màu… mà còn làm cho cây lục bình (bèo tây) ở tỉnh Hậu Giang chết rụi, đẩy hàng trăm hộ dân lâm vào cảnh khốn đốn.
Nhà nông trắng tay
Vài năm trước đây, vào thời điểm này, trên các con sông như Nước Đục, Nước Trong và Cái Lớn đi qua các huyện Long Mỹ, Vị Thủy và TP.Vị Thanh tấp nập người qua lại thu hoạch, vận chuyển lục bình. Tuy nhiên, hiện nay, không khí trên đã không còn. Những cây lục bình đã không còn xanh tươi mà thay vào đó là tình trạng héo rũ do nước mặn tấn công.
“Cuộc sống gia đình tôi đều phụ thuộc vào 1,6ha lục bình nhưng diện tích này đã bị chết rụi hoàn toàn. Bây giờ, chúng tôi không biết tính làm sao nữa” – anh Hồ Linh Tá, một trong những người trồng lục bình bị thiệt hại nặng nề ở ấp Tư Sáng, xã Tân Tiến, TP.Vị Thanh chia sẻ. Cũng theo anh Tá, gia đình đang cố xoay xở vốn để trả tiền thuê 1,6ha diện tích mặt nước trồng lục bình trên.
Trên 3ha lục bình của ông Phan Văn Bi chết rụi do mặn. ảnh: HUỲNH XÂY
Còn ông Phan Văn Bi ngụ ở ấp 10, xã Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ kể, ông thuê hơn 3ha mặt nước trên sông với giá hơn 30 triệu đồng/năm để trồng lục bình bán cho những người làm nghề đan lát. Trước đây, mỗi năm, ông thu hoạch trên 100 triệu đồng/năm. Tuy nhiên, năm nay, do nước mặn về sớm và độ mặn càng ngày cao đã làm toàn bộ diện tích lục bình trên chết rụi.
Video đang HOT
“Diện tích lục bình này đã không còn hy vọng gì nữa rồi, giờ chỉ còn cách đi làm thuê, làm mướn. Tôi chưa bao giờ tôi chứng kiến cảnh mặn gay gắt và làm lục bình chết như năm nay” – ông Lê Văn Bảy (ngụ cùng ấp 10) than thở.
Theo UBND tỉnh Hậu Giang, những năm trước đây, mỗi tháng, người dân trong tỉnh cung ứng hơn 30 tấn lục bình khô, với trị giá gần 300 triệu đồng cho các cơ sở đan đát. Nghề trồng và đan đát truyền thống này đã góp phần giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động ở nông thôn, giúp nhiều hộ gia đình cải thiện cuộc sống. Tuy nhiên, hiện nay, nguồn thu này đã không còn.
Theo Trạm Khuyến nông huyện Long Mỹ, hiện độ mặn trên các sông trên địa bàn huyện dao động từ 8 – 17, với độ mặn này, lục bình sẽ không thể sống nổi. “Có đến 750 hộ dân chuyên trồng lục bình ven các con sông có cuộc sống khốn khó. Bởi hầu hết, cây lục bình nơi đây đã chết hết khi nước mặn xâm nhập” – ông Huỳnh Tuấn Anh – Phó Trưởng Trạm Khuyến nông huyện Long Mỹ nói.
Dân mất việc làm, HTX thiếu nguyên liệu
Theo nhiều người dân, cây lục bình bị nước mặn “tận diệt” đã khiến cho hàng trăm hộ dân chuyên sống bằng nghề cắt, vận chuyển lục bình thuê không còn việc làm. Chị Huỳnh Thị Bền (ấp 10, xã Vĩnh Viễn A) buồn bã cho biết: “Trước đây, một ngày tôi cắt lục bình thuê có thu nhập từ 120.000 -130.000 đồng, nếu đem lục bình số lục bình cắt trên đi phơi khô thì sẽ thêm tiền nữa. Giờ thì ở không rồi, không còn lục bình nữa lấy đâu mà làm. Không có tay nghề nên không xin làm ở đâu được cả”.
Lục bình chết cũng đã làm các cơ sở đan giỏ lâm cảnh khó khăn. Nhiều cơ sở đã tăng giá mua nhưng cũng không cách nào có đủ nguyên liệu để đan giỏ. Liên quan đến tình trạng này, ông Lê Văn Trong – Chủ nhiệm Tổ hợp tác đan đát lục bình Chí Công (ấp 8, xã Vĩnh Viễn A) cho biết: Cùng kỳ năm 2015, cơ sở ông đã trữ khoảng 1 tấn lục bình khô cho nhân công đan. Còn hiện tại, cơ sở tôi đang thiếu nguyên liệu trầm trọng, không có hàng cho nhân công làm.
“Mặc dù tôi đã đi nhiều địa phương, tìm mua lục bình với giá từ 9.000-10.000 đồng/kg lục bình khô (tăng hơn cùng kỳ từ 300-500 đồng/kg) nhưng không có lục bình để mua. Tình trạng này đã làm cho lượng sản phẩm tạo ra từ lục bình xuất bán đi giảm đáng kể” – ông Trong bộc bạch.
Theo bà Lê Thị Ngọc Thu – Chủ nhiệm HTX Thanh Tú (ấp 10, xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy) thì nguồn lục bình nguyên liệu dự trữ cho người dân đan đát đã sắp hết. Bà Thu nói: “Chúng tôi rất lo lắng vì nước vẫn còn mặn cao, người dân chưa thể trồng lục bình lại nhưng nguồn dự trữ đã sắp hết. Việc này không những gây khó khăn cho việc giải quyết việc làm cho các xã viên mà còn làm cho HTX thiếu sản phẩm giao cho khách hàng”.
Theo Danviet
Xây nhà máy nước dùng năng lượng mặt trời cho vùng 'rốn' thiên tai
Khi vận hành mỗi nhà máy tiết kiệm gần 2/3 điện năng sử dụng điện lưới quốc gia, phục vụ cho hàng nghìn người ở Bến Tre.
Nhà máy nước công nghệ cao đầu tiên tại Bến Tre. Ảnh: A.X
Chiều 21/5, tỉnh Bến Tre lần đầu tiên khánh thành 2 nhà máy nước công nghệ cao, sử dụng năng lượng mặt trời tại xã An Phú Trung (huyện Ba Tri) và xã Phú Đức (huyện Châu Thành) có tổng vốn đầu tư gần 5 tỷ đồng.
Khi vận hành, mỗi nhà máy sẽ tiết kiệm gần 2/3 điện năng sử dụng điện lưới quốc gia, công suất xử lý 50 m3 mỗi giờ, đảm bảo phục vụ cho dân 7/164 xã, phường của Bến Tre. Đây là một trong những dự án do Chính phủ Đan Mạch tài trợ.
"Chúng tôi biết Bến Tre là địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, nước biển dâng nên hỗ trợ thí điểm mô hình có công nghệ cao này nhằm giảm thiểu tác hại môi trường và hạn chế sử dụng điện năng quốc gia", bà Charlotte Laursen - Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam - chia sẻ.
Ao chứa nước nguyên liệu được bảo quản trong nhà kính. Ảnh: A.X
Theo ông Nguyễn Hữu Lập - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre - mô hình này sẽ được nhân rộng tại địa phương trong thời gian tới.
Cửu Long
Theo VNE
Giúp dân vượt hạn, mặn Trước những tác động tiêu cực gây ra bởi tình trạng hạn, mặn chưa từng có trong lịch sử, Hội Nông dân (ND) các địa phương khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã chủ động nhập cuộc, động viên, giúp người dân dần vượt qua khó khăn. Khảo sát thực tế, hỗ trợ kịp thời Theo Hội ND tỉnh Kiên Giang,...