Lục bình cản lối qua sông
Ông Lê Văn Hiền, đại diện cho nhiều nông dân ở ấp Phước Trung, xã Phước Vinh, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh, vừa tìm đến cơ quan ngôn luận nhờ lên tiếng để giải cứu hàng trăm hécta lúa đang chín nhưng không qua sông thu hoạch được vì lục bình sinh sôi nảy nở dày đặc trên sông Vàm Cỏ Đông, đoạn chảy qua địa bàn.
Lục bình dày đặc khiến ghe, thuyền không thể di chuyển được
Tại khu vực bến Trung Dân (ấp Phước Trung) lục bình dày kín mặt sông, ứ đọng từ bến đò Cây Sao kéo dài đến bến Trung Dân và tới giáp ranh biên giới Campuchia. Bên bờ sông phía ấp Phước Trung, hàng chục người dân địa phương đứng ngồi không yên, cứ ngóng qua bờ sông bên kia, thấp thỏm nhìn nơi có cả trăm hécta lúa đang chín vàng đồng, chờ thu hoạch nhưng không thể qua được vì lục bình chặn lối. Dưới sông, nhiều chiếc ghe, vỏ lãi nằm bến nhiều ngày liền không di chuyển được. Những người sinh sống bằng nghề nuôi cá lồng bè hoặc đánh bắt cá trên sông cũng giải nghệ vì mặt sông không còn chỗ trống.
Người dân địa phương cho biết, lục bình xuất hiện trên sông từ nhiều tháng qua và lan khắp mặt sông khoảng 1 tuần nay. Lục bình sinh sôi nảy nở dày đặc khiến ghe, xuồng không thể đi lại được trên sông. Trong khi đó, bên kia sông nhiều đám lúa đang trổ bông thì bị sâu cuốn lá, rầy nâu phá hoại nhưng không thể qua sông xịt thuốc. Những đám lúa chín tới ngày thu hoạch, cũng không thể chở máy gặt đập liên hợp sang sông thu hoạch.
Video đang HOT
Có lẽ bị thiệt hại nặng nhất là hộ ông Cao Văn Phương, ở ấp Phước Hòa (xã Phước Vinh). Gia đình ông Phương có 3ha đất nông nghiệp bên kia sông. Năm nay, ông thuê thêm 7ha đất liền kề để trồng lúa. Thế nhưng, đồng lúa đã chín gần một tuần qua, nhưng cha con không tài nào qua sông thu hoạch được.
Ông Nguyễn Trọng Hiệp, Phó Chủ tịch UBND xã Phước Vinh, lo lắng: “Hiện trên cánh đồng bên kia sông Vàm Cỏ Đông có khoảng 60% – 70% diện tích lúa đã chín. Nếu 10 ngày nữa vẫn không có giải pháp để bà con vận chuyển máy móc qua sông thu hoạch thì lúa sẽ chín rục, mất năng suất. Rất mong ngành chức năng, lãnh đạo cấp trên sớm vào cuộc tìm giải pháp vớt lục bình để giảm bớt thiệt hại cho nông dân”.
Từ năm 2017 đến nay, UBND tỉnh Tây Ninh đã ký hợp đồng với Công ty TNHH Huỳnh Vương triển khai dự án trục vớt lục bình trên sông Vàm Cỏ Đông, đoạn qua tỉnh Tây Ninh. Ông Huỳnh Vương Trung, Giám đốc Công ty TNHH Huỳnh Vương, cho biết: “Trong một tháng có hai đợt đợt thủy triều nên lục bình từ các kênh rạch trên thượng lưu đổ về rất nhiều. Thời gian này, đơn vị đang tập trung xử lý để giải quyết thông thoáng lục bình tại những khúc quanh trên sông Vàm Cỏ Đông. Qua phản ánh của người dân, công ty đã cử nhân viên đến khảo sát khu vực bến Trung Dân và thấy lục bình dồn tại bến là từ thượng lưu trôi về theo con nước. Chúng tôi đang di dời thiết bị đến giải quyết dứt điểm đám lục bình tại vị trí này. Dự kiến 7 – 10 ngày tới sẽ xử lý xong, mong bà con thông cảm”.
ĐẠI DƯƠNG
Theo SGGP
Vết thời gian - Độc đáo tháp cổ Bình Thạnh
Tháp cổ Bình Thạnh là một di tích hiếm hoi còn nguyên vẹn ở Nam bộ. Công trình này đã được công nhận là di tích cấp quốc gia năm 1993.
Gọi là tháp cổ Bình Thạnh vì tháp được xây dựng nằm ở phía hữu ngạn sông Vàm Cỏ Đông tại ấp Bình Phú, xã Bình Thạnh, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Kiến trúc của tháp được xây dựng bằng gạch cao 10m, có hình diện vuông mỗi cạnh 5m. Tổng thể kiến trúc đền gồm 3 tháp gạch, hầu như toàn bộ công trình chỉ còn là những mảng chấp vá và gần như là một đống đổ nát theo thời gian. Chỉ còn tòa tháp phía Nam là gần như còn nguyên vẹn.
Mặt ngoài tháp, trên cửa chính phía đông là một phiến đá lớn, hình chữ nhật, có chạm nổi hình hoa cúc cách điệu, hai vách bên cửa chính cũng chạm nổi các mảng phù điêu. Các mô típ trang trí được xây dựng lặp lại ở các phần thu nhỏ dần lên đỉnh tháp, tạo nên nhiều góc cạnh cho toàn bộ tháp. Ngoài ra còn có những tấm phù điêu được đắp nổi chung quanh tháp làm cho công trình tháp trở nên là một kiến trúc vững chắc.
Dấu tích còn lại của 1 trong 3 chân tháp đã sụp đổ
Cũng như lối xây dựng của những ngôi tháp ở miền Trung, những viên đá của tháp Bình Thạnh được kết nối chặc chẽ với nhau bằng một hợp chất đặc biệt. Kiến trúc tháp đền là một nét văn hóa của người xưa, tháp được xây dựng như một công trình tín ngưỡng để thờ những vị thần mà người dân kính trọng. Đây đều là những dấu tích mang giá trị lịch sử bởi chúng đánh dấu cho sự phát triển của nền văn hóa Óc Eo lúc ấy giờ.
Phần tháp còn lại được bảo tồn đến nay
Theo Thanh Niên
Kiến nghị mở rộng không gian đô thị TP HCM về phía Long An Đó là quan điểm của Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam tại hội thảo khoa học "Quản lý đô thị trên địa bàn TP HCM: thực trạng, vấn đề và giải pháp" . Hội thảo do Hội đồng Lý luận Trung ương và Thành ủy TP HCM tổ chức chiều 11-10. Lấy sông Vàm Cỏ Đông làm ranh...