Lực bám đường là gì?
Thuật ngữ lực bám khá mơ hồ nhưng có lẽ tất cả tài xế đều biết rằng trên đường trơn sẽ phải cẩn thận hơn đường khô nếu không muốn bị trượt và tệ hơn là mất lái.
Lực bám sinh ra tại bề mặt tiếp xúc giữa mặt đường và lốp xe, lực bám dọc giúp xe tiến về phía trước hoặc giảm tốc độ khi phanh. Lực bám ngang tạo ra sự ổn định khi chuyển động.
Điều gì xảy ra khi mất lực bám? Xe tăng tốc chậm mặc dù đã tăng ga nhiều, thậm chí xe không thể di chuyển là do lực bám của bánh xe với mặt đường thấp. Lực đẩy sinh ra không thắng được lực cản.
Ở những loại xe không có chống bó cứng ABS, khi phanh bánh bị khóa cứng, xe trượt tạo thành vết trên đường. Bạn không thể điều khiển hướng chuyển động của, nguyên nhân do lốp không còn khả năng tạo ra lực bám theo phương ngang.
Ảnh minh họa khi xe đổi hướng.
Video đang HOT
Nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng tới lực bám: trọng lượng phân bố lên bánh, bánh bị trượt, tình trạng bề mặt đường, hoa lốp, áp suất lốp…
Không có trọng lượng, không có lực bám. Nếu bánh trước nhấc lên, sẽ không còn lực bám giữa bánh với mặt đường nữa. Để khắc phục điều này, các xe ngày nay đều trang bị hệ thống treo, bên cạnh vai trò mang lại sự êm dịu còn giúp bánh luôn tiếp xúc với mặt đường. Một chiếc xe tốt sẽ không “bốc đầu” khi tăng tốc đột ngột hay “nhấc đuôi” khi phanh gấp, dù điều này tưởng như làm nhiều người thích thú.
Nguyên nhân thứ hai là bánh bị trượt do tăng tốc hay đạp phanh đột ngột. Không ít lần trong các bộ phim hành động có cảnh một chiếc xe tăng tốc, bánh quay tròn và bốc khói, nhưng sau vài một khoảng thời gian xe mới di chuyển. Nguyên nhân độ trượt của bánh quá lớn.
Cũng một cảnh nữa thường thấy tại đường đua F1, tại các vòng cua, bánh sau của thường bốc khói. Đó chính là lúc các tay đua phanh cứng bánh sau, làm mất lực bám ngang, lợi dụng lực quán tính phần đuôi xe bị văng ra giúp xe đổi hướng chuyển động ở tốc độ cao.
Một trong những công nghệ hỗ trợ để duy trì lực bám là chống bó cứng phanh ABS. Tác dụng của nó không phải để rút ngắn quãng đường phanh mà là tạo ra khả năng lái khi phanh, bằng cách quản lý độ trượt để duy trì lực bám tối ưu.
Yếu tố quan trọng thứ ba là mặt đường. Đường trơn làm giảm lực. Khi phải lái xe trên đường bùn, đường có cát, lực bám dọc giảm khiến cho xe không thể tăng tốc.
Cuối cùng là tình trạng lốp. Áp suất lốp quá thấp hay quá cao đều làm giảm khả năng bám của bánh. Hãy duy trì áp suất lốp theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
Lốp bị mòn cũng một nguyên nhân làm giảm lực bám, rõ ràng lốp mới có khả năng bám đường tốt hơn lốp đã bị mòn. Khi lăn trên mặt đường, phần rãnh giữa các hoa lốp tại vị trí lốp biến dạng là nơi thoát khí, nước giúp cho nó luôn được tiếp xúc trực tiếp với mặt đường.
Theo VNE
Khách hàng có thể khiếu nại Toyota về giá trị xe
Một thẩm phán liên bang cho biết các chủ xe Toyota tại Mỹ có thể khiếu nại nhà sản xuất ô tô Nhật Bản này về việc làm giảm giá trị xe của họ sau hàng loạt sự cố triệu hồi.
Nhiều chủ xe Toyota cho biết họ đã bị thiệt hại kinh tế vì Toyota không kịp thời công khai và sửa lỗi khiến xe tăng tốc ngoài kiểm soát. Nhà sản xuất ô tô Nhật Bản này đã nỗ lực vận động để huỷ bỏ cáo buộc này, nhưng một thẩm phán liên bang ở Mỹ đã đồng ý để vụ việc được tiếp tục.
"Những cáo buộc là hợp lý. Một chiếc xe bị lỗi tất nhiên giá trị thấp hơn xe không bị lỗi," thẩm phán James Selna ở Santa Ana, tiểu bang California, nói.
Ông Steve Berman, một trong những người đại diện nhóm chủ xe bị lỗi đang theo kiện Toyota, cho biết: "Thẩm phán Selna nhất trí với chúng tôi ở quan điểm rằng những chủ xe Toyota không có ý định bán xe cũng có thể khiếu nại, vì họ đã phải trả tiền quá cao khi mua xe có giá trị thấp hơn xe không bị lỗi.
Toyota bắt đầu triệu hồi hàng triệu xe toàn cầu từ tháng 9/2009, ban đầu là 3,8 triệu xe bị lỗi kẹt thảm sàn. Sau đó, vào tháng 1/2010, nhà sản xuất ô tô Nhật Bản công bố triệu hồi thêm 2,3 triệu xe khác do lỗi dính chân ga.
Cuối cùng, Toyota mở đợt triệu hồi 2,17 triệu xe tại Mỹ, một lần nữa do lỗi kẹt thảm sàn dẫn tới nguy cơ xe tăng tốc ngoài kiểm soát.
Theo Dân Trí
Siêu xe tụ hội tại Thượng Hải Trước vòng đua chính thức giải đua xe công thức 1 (Formula 1) diễn ra tại Thượng Hải, hơn 500 siêu xe có mặt tại đây, các tay lái trải nghiệm đường đua F1 trên chính chiếc xe của mình. Đường đua F1 tại Thượng Hải, Trung Quốc được "làm nóng" bởi sự xuất hiện một loạt các siêu xe tên tuổi như...