Luật Việc làm bị ‘bác’ ngay lần đầu lấy ý kiến
Cho rằng dự án Luật Việc làm có nhiều điểm không khả thi, chồng chéo và mâu thuẫn với Luật Lao động vừa được thông qua ở kỳ họp trước, Thường vụ Quốc hội quyết định chưa trình dự luật này trong kỳ họp cuối tháng 10.
Chiều 5/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 12 và cho ý kiến về dự thảo Luật Việc làm. Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền cho biết, việc xây dựng luật này là cần thiết, góp phần khắc phục hạn chế của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về việc làm, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, bảo đảm yêu cầu hội nhập quốc tế, thúc đẩy, ổn định, bảo đảm việc làm bền vững cho người lao động.
Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền. Ảnh: Chinhphu.vn
Dự thảo Luật Việc làm gồm 9 chương, 112 điều, quy định về 7 nhóm vấn đề lớn: Phát triển việc làm Thông tin thị trường lao động Quản lý lực lượng lao động Phát triển kỹ năng nghề Dịch vụ việc làm Tuyển, đăng ký sử dụng lao động Bảo hiểm việc làm. Dự luật áp dụng cho lao động Việt Nam và lao động nước ngoài ở Việt Nam, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp… sử dụng lao động.
Theo bà Chuyền, điểm quan trọng nhất của dự luật này là chính sách bảo hiểm việc làm nhằm thay thế bảo hiểm thất nghiệp hiện nay. Bảo hiểm việc làm không chỉ hỗ trợ người lao động thất nghiệp mà còn hỗ trợ cả người đang làm việc cũng như chủ sử dụng lao động để duy trì việc làm, phòng ngừa, hạn chế thất nghiệp…
Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai chỉ rõ, cần cân nhắc việc đổi tên bảo hiểm thất nghiệp thành bảo hiểm việc làm vì mục đích vẫn chủ yếu giải quyết chính sách thất nghiệp. Trên thế giới có khoảng 80 quốc gia đang thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp, rất ít nước có bảo hiểm việc làm.
Bên cạnh việc có phạm vi điều chỉnh rất rộng, theo bà Mai, nhiều nội dung trong dự luật này có liên quan tới các đạo luật khác, đặc biệt là Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Thống kê… Do đó, cần rà soát để đảm bảo sự đồng bộ trong hệ thống pháp luật.
Video đang HOT
Còn Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý nhìn nhận, dự luật này có sự chồng chéo, mâu thuẫn. “Một số điều trong Bộ luật Lao động sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua, nay dự Luật Việc làm quy định lại nhưng có nội dung khác. Kỳ họp trước thông qua chính sách bảo hiểm thất nghiệp, kỳ họp này lại thông qua bảo hiểm việc làm?”, ông Lý thẳng thắn.
Và ông này nêu thêm băn khoăn: “Tờ trình này nói bảo hiểm việc làm được quốc tế công nhận hơn. Vậy sao trước đây khi trình Luật Lao động lại nói bảo hiểm thất nghiệp phổ biến hơn?”.
Đồng quan điểm, ông Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Quốc hội cho rằng, hiện nay nếu cứ xây dựng luật nọ chồng chéo luật kia thì khi một luật được thông qua sẽ phải điều chỉnh luật khác và như thế việc sửa luật trở thành vòng luẩn quẩn.
Không hài lòng về chất lượng soạn thảo dự án Luật Việc làm, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho hay, trong đợt tiếp xúc cử tri vừa qua, người dân phàn nàn luật được ban hành nhiều nhưng không thấy thực thi.
“Luật quy định sẽ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng tôi thấy điều này không khả thi vì hiện cả nước có khoảng 500.000 doanh nghiệp loại này. Căn cứ vào đâu để hỗ trợ họ? Độ phủ của quỹ bảo hiểm việc làm quá rộng, thu thì vẫn giữ nguyên. Vậy không hiểu quỹ này có đảm bảo không?”, ông Hiển chỉ ra những điểm “tính khả thi không cao” của dự án luật này.
Không trả lời thẳng thắc mắc của các đại biểu, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho biết, tiếp thu các ý kiến, tiếp tục hoàn thiện tờ trình để lấy ý kiến Quốc hội trong kỳ họp sắp tới.
Trong khi đó, dù cho rằng ban soạn thảo đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng nhưng đây là dự án luật có phạm vi điều chỉnh rộng, liên quan đến nhiều luật chuyên ngành đang hoặc mới có hiệu lực nên Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định chưa trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp lần thứ 4 Quốc hội khóa XIII. Bộ Lao động tiếp thu các ý kiến đóng góp để hoàn thiện dự thảo.
Tại phiên họp này, Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến Luật việc làm một số vấn đề quan trọng, ý kiến còn khác nhau của dự án Luật thủ đô Luật đầu tư công Luật hợp tác xã (sửa đổi) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực đồng thời cho ý kiến về Nghị quyết về quy trình, thủ tục, cách thức lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn việc chuẩn bị trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi).
Ủy ban cũng cho ý kiến việc đề nghị điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 và khóa XIII của Quốc hội việc ban hành Nghị định về kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài dự án Pháp lệnh Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự nhà nước “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”.
Ngoài ra, Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến báo cáo của Chính phủ về: tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012 phương hướng, nhiệm vụ và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2013 kết quả rà soát mục tiêu, nhiệm vụ, thời gian thực hiện và nguồn lực cụ thể của các dự án thành phần thuộc từng Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011-2015 và phương án phân bổ Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2013-2015.
Theo VNE
Xem xét cấp mã số để quản lý lực lượng lao động
Để quản lý toàn bộ lực lượng lao động, tờ trình Dự án Luật Việc làm được thảo luận tại Thường vụ Quốc hội chiều 5/10 đề cập đến việc quản lý lực lượng này thông qua đăng ký và cấp mã số của người lao động.
Theo Dự án Luật Việc làm, UBND cấp xã có trách nhiệm thông báo và thực hiện việc đăng ký lao động đối với công dân đủ 15 tuôi có hộ khẩu thường trú tại địa bàn. Nội dung đăng ký lao động bao gồm họ tên giới tính ngày, tháng, năm sinh hộ khẩu thường trú và nơi ở hiện tại số chứng minh nhân dân trình đô học vân trình đô chuyên môn kỹ thuât tình trạng viêc làm địa điểm làm việc.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định chưa trình Quốc hội Dự án Luật Việc làm
Khi có thay đổi một trong các nội dung như trình độ chuyên môn kỹ thuât tình trạng viêc làm địa điểm làm việc người lao đông bô sung nội dung đăng ký lao động tại UBND câp xã nơi cư trú, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc thực hiện đăng ký và cập nhật thông tin của người lao động vào hệ thống thông tin thị trường lao động. Còn khi người lao động chết, bị mất tích theo quy định của pháp luật hoặc ra nước ngoài để định cư thì bị xóa đăng ký lao động.
Về việc đăng ký việc làm, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đặt câu hỏi liệu thủ tục hành chính có quản lý được không khi người dân hiện nay đã đăng ký với chính quyền xã, phường nhiều thủ tục khác như đăng ký chứng minh, hộ khẩu... Hơn nữa, nhiều người cũng chỉ đi làm thời vụ.
Dự án Luật Việc làm lần này cũng đưa ra chính sách bảo hiểm việc làm. Chính sách bảo hiểm việc làm nhằm hỗ trợ duy trì việc làm và chính sách bảo hiểm thất nghiệp hiện tại. Bảo hiểm việc làm bao gồm 2 chế độ, chế độ cho người thất nghiệp như chính sách bảo hiểm thất nghiệp hiện nay nhằm bù đắp thu nhập quan trọng hơn là bổ sung chế độ hỗ trợ người thất nghiệp.
Cụ thể là hỗ trợ người sử dụng lao động khi gặp khó khăn do suy giảm kinh tế hoặc vì lý do bất khả kháng hỗ trợ lãi suất tiền vay để thanh toán các chế độ cho người lao động hỗ trợ kinh phí đào tạo phát triển kỹ năng nghề cho người lao động để nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho người lao động trong quá trình làm việc nhằm hạn chế thấp nhất tình trạng thất nghiệp xảy ra.
Như vậy, bảo hiểm việc làm không chỉ hỗ trợ đối với người lao động đã bị thất nghiệp mà còn mở rộng hỗ trợ đối với người lao động đang làm việc và các doanh nghiệp để duy trì sự ổn định, phát triển cho doanh nghiệp và duy trì việc làm cho người lao động, đồng thời hạn chế, phòng ngừa thất nghiệp.
Nguyên tắc bảo hiểm việc làm là bảo hiểm bắt buộc, có tính chia sẻ lớn giữa những người tham gia bảo hiểm việc làm. Điểm mới căn bản của vấn đề này so với các quy định hiện hành về bảo hiểm thất nghiệp là đã bổ sung chế độ hỗ trợ người sử dụng lao động để duy trì việc làm bên cạnh chế độ bảo hiểm thất nghiệp, phát triển bảo hiểm thất nghiệp thành bảo hiểm việc làm với phạm vi, đối tượng bao phủ và chế độ rộng hơn cho cả người lao động và người sử dụng lao động.
Theo báo cáo thẩm tra Dự án Luật Việc làm có 2 loại ý kiến khác nhau về vấn đề bảo hiểm việc làm. Ý kiến thứ nhất cho rằng, chính sách bảo hiểm việc làm là sự phát triển của bảo hiểm thất nghiệp hiện hành, do đó, chỉ cần bổ sung thêm chính sách hỗ trợ duy trì việc làm trong Luật Bảo hiểm xã hội.
Ý kiến thứ hai đồng ý với quy định chính sách bảo hiểm việc làm thay cho bảo hiểm thất nghiệp với mục tiêu mở rộng hơn chích sách bảo hiểm thất nghiệp, thể hiện sự tiến bộ, ưu việt hơn so với chính sách bảo hiểm thất nghiệp hiện hành và quy định trong Luật Việc làm để tạo sự kết nối trong mục tiêu và quy trình hướng đến việc làm bền vững.
Ngoài ra, có ý kiến cho rằng, cần hết sức cân nhắc có nên đổi tên bảo hiểm thất nghiệp thành bảo hiểm việc làm vì tính chất của bảo hiểm việc làm vẫn chủ yếu là giải quyết chính sách thất nghiệp. Hiện nay, thế giới có khoảng 80 nước đang thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp, rất ít quốc gia đang thực hiện chính sách bảo hiểm việc làm.
Sau khi xem xét các ý kiến, Thường vụ Quốc hội đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục tiếp thu ý kiến, chỉnh sửa để Dự thảo Luật Việc làm phù hợp hơn. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định chưa trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp lần thứ 4 Quốc hội khóa XIII sắp diễn ra.
Theo Dantri
Sẽ "chốt" phương thức bỏ phiếu tín nhiệm trước khi trình Quốc hội Tại phiên họp thứ 12 bắt đầu từ chiều mai, UB Thường vụ Quốc hội một lần nữa cho ý kiến để "chốt" phương án tổ chức lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm cán bộ trước khi trình Quốc hội xem xét quyết định. Phiên họp thứ 11 của UB Thường vụ Quốc hội Ở phiên họp trước (giữa tháng 9/2012),...