Luật về Hội không thể thông qua: “Đáng lẽ buồn nhưng chúng tôi lại vui”
Dự thảo luật được xây dựng “vắt” qua nhiều khóa Quốc hội, qua nhiều phiên thảo luận tới nay vẫn chưa được thông qua. Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam Trần Ngọc Hùng chia sẻ, việc Quốc hội chưa “gật đầu” đáng lẽ phải buồn nhưng những người hoạt động hội lại thấy vui…
Lý do “vui”, theo ông Trần Ngọc Hùng là vì bản dự thảo luật đến lúc này vẫn có nhiều nội dung không phù hợp. Ông Hùng phát biểu ý kiến tại hội thảo đóng góp ý kiến cho dự luật diễn ra hôm nay, 1/3.
Chủ tịch Tổng hội xây dựng Việt Nam phát biểu tại hội thảo do Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ cựu Đại biểu Quốc hội, tổ chức Oxfam tổ chức.
Luật về Hội hay luật quản lý Hội?
Cụ thể, Luật Về hội đã được dự kiến thông qua vào cuối năm 2016, song phút chót đa số ý kiến đại biểu đồng ý chưa thông qua. Đa số đại biểu cho rằng, nhiều nội dung trong dự thảo luật chưa thật phù hợp với thực tiễn của hoạt động hội trong những năm qua. Thậm chí, có quy định còn hạn chế hơn so với pháp luật hiện hành, chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập, nặng về yêu cầu quản lý nhà nước.
Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam nhận định, đây là lần thứ 2 Quốc hội đã đưa luật Hội ra thảo luận tại hội trường và không thông qua, điều đó nói lên tính chất quan trọng và phức tạp của nội dung dự luật.
“Việc dự luật chưa được thông qua, đáng lẽ phải buồn nhưng chúng tôi lại vui vì dự án luật đã không được thông qua, do tới lúc này luật vẫn có nhiều nội dung không phù hợp” – ông Hùng cho biết, Tổng hội và nhiều tổ chức thành viên của Liên Hiệp hội Khoa học – Kỹ thuật Việt Nam đã liên tục tổ chức nhiều cuộc hội thảo về nội dung của luật, nhiều ý kiến cho rằng tên của dự thảo luật có lẽ là Luật Quản lý về hội thì có lẽ phù hợp hơn.
Ông Hùng phân tích, trong 33 điều khoản của dự luật, chỉ có 2 điều quy định liên quan đến quyền lợi của hội viên. Tất cả các quy định còn lại đều mang nội dung quản lý nhà nước đặc biệt là nhiều nội dung không cần thiết, can thiệp vào nội dung hoạt động và điều lệ của các tổ chức của hội.
Video đang HOT
Đi vào các nội dung cụ thể, ông Hùng đề nghị xác định, luật này áp dụng cho mọi tổ chức hội. Ông Hùng cũng cho rằng nên bỏ nhiều quy định không cần thiết liên quan đến điều lệ hội, ví dụ, không cần cơ quan quản lý nhà nước công nhận người đứng đầu vì họ đã được đại hội tín nhiệm theo tiêu chuẩn…
Quy định quyền lập hội của công dân còn khiêm tốn
Phó Chủ nhiệm UB Pháp luật của Quốc hội khóa 13 Đặng Đình Luyến khẳng định, ban hành Luật Về hội là rất cần thiết. Quyền lập hội là một trong các quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1946 và tiếp tục được ghi nhận trong các bản Hiến pháp sau này.
Điều 25 của Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.
Ông Đặng Đình Luyến – Phó Chủ nhiệm UB Pháp luật của Quốc hội
Tuy nhiên, ông Luyến cho rằng dự thảo luật quy định quyền lập hội của công dân còn quá khiêm tốn. Điều 3 của dự thảo luật mới quy định chung về quyền lập hội của công dân. Nhưng tại các chương, điều sau của dự thảo thảo luật có rất ít quy định cụ thể về các quyền này. Hơn nữa, việc quy định cụ thể các quyền của công dân, như sáng lập hội, đăng ký thành lập hội, gia nhập hội, hoạt động hội, lãnh đạo, điều hành hoạt động của hội và quyền ra khỏi hội còn tản mạn ở các điều, còn rất hạn chế, chưa rõ ràng, chưa đầy đủ, chưa thể hiện đúng bản chất quyền lập hội của công dân là một trong những quyền chính trị quan trọng của công dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013.
Nội dung khác khiến ông Luyến băn khoăn là dự thảo luật chỉ điều chỉnh hội có đăng ký thành lập, có tư cách pháp nhân, mà không điều chỉnh các hội không đăng ký, không có tư cách pháp nhân.
Trong khi thực tiễn những năm qua cho thấy đã và đang tồn tại nhiều loại hội khác nhau, như: các hội đăng ký thành lập, có tư cách pháp nhân; các hội được thành lập không đăng ký hoặc không được đăng ký, không có tư cách pháp nhân; các hội của người nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
Việc “khuôn” hẹp phạm vi điều chỉnh như dự thảo luật sẽ làm hạn chế quyền lập hội của công dân, bởi vì hiện nay có nhiều hội của công dân, như hôi đông niên, hội đông ngu, hội đông môn, dòng họ, hội nghề nghiệp… được thành lập và đáp ứng các tiêu chí về hội, có người đứng đầu hội.. nếu áp quy định thì sẽ nằm ngoài phạm vi quản lý. Nhưng thực tế, các hội này thành lập, hoạt động do nhu cầu tất yếu của con người để trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ nhau. Tổ chức và hoạt động của các hội này cũng tương tự như các hội có tư cách pháp nhân.
Nếu dự thảo luật không điều chỉnh hoạt động các hội này, việc quản lý nhà nước với khu này sẽ ra sao, trường hợp có vi phạm pháp luật thì xử lý vi phạm đối với các hội này sẽ thực hiện như thế nào?
Tán thành với hướng phân tích này, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Mão dẫn chứng, ông và nhiều người đã từng xin thành lập Hội cựu cán bộ Đoàn mà không được chấp nhận trong khi tính chất hoạt động của hội không khác gì Hội cựu thanh niên xung phong, Hội cựu giáo chức… Nếu suy theo các quy định trong dự luật thì ngay cả Câu lạc bộ cựu Đại biểu Quốc hội (đơn vị tổ chức hội thảo này) cũng không thể hoạt động.
P.Thảo
Theo Dantri
Vụ sập giàn giáo 6 người thương vong: An toàn trên các công trường đang bị "ngó lơ"
TS Phạm Sỹ Liêm - Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng, trách nhiệm trong vụ sập giàn giáo thuộc về đơn vị thi công, cụ thể là chỉ huy kỹ thuật của công trường.
Liên quan đến vụ tai nạn sập giàn giáo (Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội) làm 6 người thương vong, nhận định về mặt trách nhiệm, TS Phạm Sỹ Liêm cho rằng, trách nhiệm chính thuộc về đơn vị thi công, cụ thể là chỉ huy kỹ thuật của công trường.
"Giàn giáo công trường xây dựng phải có thiết kế cụ thể và được kỹ sư phụ trách kỹ thuật trên công trường ký vào bản thiết kế.
Xây dựng xong phải có biên bản nghiệm thu giàn giáo xem có chắc chắn không. Đây là thi công nên bên đầu tư không giám sát mà bên thi công tự giám sát. Xảy ra sự cố thì chỉ huy phụ trách kỹ thuật trên công trường phải chịu trách nhiệm", vị chuyên gia xây dựng nhìn nhận.
Vụ sập giàn giáo khiến 6 người thương vong . Qua vụ tai nạn lao động trên, TS Phạm Sỹ Liêm cho rằng, yếu tố an toàn trên các công trường xây dựng ở Việt Nam thường bị "ngó lơ", trong đó phần nhiều thuộc về ý thức của công nhân nhưng trách nhiệm chủ yếu lại thuộc về những người sử dụng lao động.
"Công nhân thường chủ quan trong việc đảm bảo an toàn lao động. Nhiều người dù được trang bị quần áo bảo hộ lao động, nhưng không sử dụng, hoặc sử dụng không đúng cách.
Tuy nhiên, khi sự cố xảy ra, trách nhiệm không thuộc về công nhân, mà thuộc về người quản lý, sử dụng lao động, bởi lẽ nếu quản lý nghiêm thì các công nhân sẽ không vi phạm, và không xảy ra tai nạn đáng tiếc", Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam nói.
Trước đó, các ban ngành chức năng Hà Nội đã có báo cáo nguyên nhân ban đầu vụ sập giàn giáo trên đường Tố Hữu (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) khiến 6 công nhân thương vong.
Nguyên nhân ban đầu vụ sập giàn giáo trên đường Tố Hữu được xác định do sàn tầng 2 bị sập khi đang đổ bêtông đè lên 3 công nhân dưới tầng 1 khiến họ tử vong tại chỗ.
Khi xảy ra vụ việc có 19 công nhân đang đổ bê tông phần mái che, trong đó 12 người trên giàn giáo, 7 người ở dưới.
Qua tìm hiểu, công trình xây dựng nơi xảy ra vụ tai nạn lao động thuộc Dự án Cây xanh và bãi đỗ xe Việt Nhật do Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nhật làm chủ đầu tư.
Công trình được UBND quận Nam Từ Liêm cấp phép xây dựng từ ngày 14.11.2017, thông báo khởi công vào ngày 15.11. Diện tích bị sập rộng khoảng 256m2.
CƯỜNG NGÔ
Theo Laodong
Lại lùi luật về Hội, "nới" kế hoạch sửa Bộ luật Hình sự Luật về Hội, luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 2015, theo dự kiến đều sẽ được thông qua tại kỳ họp thứ 2. Tuy nhiên, đến thời điểm này, cả 2 luật đã được thống nhất rút khỏi chương trình để tiếp tục xem xét vào kỳ họp sau. Tại báo cáo phát hành ngày 17/11...