Luật về an ninh, “chiêu” mới của Trung Quốc hòng thôn tính Biển Đông?
Theo một số nhà quan sát, luật mới về an ninh của Trung Quốc có thể là một bước mới của Bắc Kinh trong ý đồ thôn tính Biển Đông.
Ngày 1/7/2015, Ủy ban thường vụ quốc hội Trung Quốc đã thông qua một dự thảo đầu tiên của bộ luật mới về an ninh quốc gia, bao trùm mọi lãnh vực trong đó Bắc Kinh tự cho mình quyền dùng sức mạnh để bảo vệ các lợi ích cốt lõi.
Theo một số nhà quan sát, luật mới về an ninh của Trung Quốc có thể là một bước mới của Bắc Kinh trong ý đồ thôn tính Biển Đông, RFI bình luận.
Khi loan tin hãng tin Anh Reuters vào hôm 1/7 đã chú ý ngay đến việc dự thảo này, một khi biến thành luật, sẽ cho phép chính quyền Bắc Kinh sử dụng mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
Phát biểu trong một cuộc họp báo, bà Trịnh Thư Na, Phó Chủ tịch Ủy ban Lập pháp Thường vụ Quốc hội Trung Quốc khẳng định rằng Bắc Kinh sẽ không từ bỏ quyền lợi chính đáng của mình và chắc chắn không hy sinh lợi ích cốt lõi của đất nước. Vấn đề là gần đây, Bắc Kinh đã càng ngày càng nói nhiều hơn đến việc Biển Đông mà họ đòi hầu như toàn bộ chủ quyền, là thuộc diện lợi ích cốt lõi của Trung Quốc.
Không chỉ nói suông, Bắc Kinh cũng đã dùng trăm phương nghìn kế để áp đặt các yêu sách chủ quyền của họ tại Biển Đông, từ các phương cách thô bạo, dùng đến sức mạnh, cho đến những thủ đoạn ngoại giao, hay pháp lý giả hiệu.
Tàu tuần dương Trung Quốc
Video đang HOT
Trong một bài viết vào hôm 1/7, nhật báo Mỹ International Business Times đã cho rằng luật an ninh mới sẽ giúp Trung Quốc thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa đòi hỏi chủ quyền tại Biển Đông, và khiến cho tình hình vốn đã căng thẳng lại càng nghiêm trọng thêm.
Theo tác giả bài báo, cho đến giờ, Bắc Kinh chủ yếu dựa vào thế mạnh quân sự để tăng cường sự hiện diện tại Biển Đông. Trung Quốc đã thành công trong việc bồi đắp các rạn san hô mà họ chiếm của nước khác, và đang xây dựng các cơ sở quân sự trên đó.
Trong tình hình đó, theo bà Bonnie Glaser, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế CSIS ở Washington, luật mới về an ninh sẽ chắp cánh cho Trung Quốc quyết đoán hơn: Trung Quốc sẽ trích dẫn luật, cùng với nhiều bộ luật nội địa khác để biện minh cho những hành động phi pháp của họ ở Biển Đông.
Trong quá khứ, Trung Quốc đã tìm cách biện minh cho các hành động của mình bằng lý do họ có chủ quyền lịch sử tại Biển Đông, viện dẫn một số bản đồ cổ để chứng minh, và sử dụng “tấm bản đồ 9 đoạn” để minh họa cho các đòi hỏi vô lý của mình.
Vấn đề là lập luận về chủ quyền lịch sử không có cơ sở pháp lý, nhất là khi mới đây, Philippines đã công bố bản đồ cổ có từ năm 1136 cho thấy rằng tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên bãi cạn Scarborough – mà Trung Quốc gọi là Hoàng Nham, hay ở Trường Sa đều là giả dối.
Giới quan sát đều phê phán tính chất mơ hồ và rộng khắp của luật về an ninh quốc gia của Trung Quốc. Nhiều người cho rằng Bắc Kinh cố tình mập mờ để có thể muốn làm gì thì làm, mà vẫn có thể nói là làm đúng theo luật.
Áp dụng vào trường hợp Biển Đông, có thể nói rằng, luật an ninh mới của Trung Quốc là một bước tiến mới của Trung Quốc nhằm thôn tính vùng biển này, thoạt đầu là tuyên bố chủ quyền, kế đến là xác định đó là lợi ích cốt lõi, và bây giờ là ra luật để bảo vệ chủ quyền và lợi ích cốt lõi mà chỉ có Bắc Kinh đơn phương công nhận.
Theo Bizlive
TQ ra luật an ninh quốc gia mới để tuyên chiến với nước ngoài?
Theo luật An ninh Quốc gia mới, Trung Quốc có thể hành động quân sự ở nước ngoài để bảo vệ "lợi ích bên ngoài" của mình. Đây được cho là bước cần thiết để nước này tuyên chiến với các quốc gia khác.
Tin tức từ Reuters cho hay, Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (quốc hội) Trung Quốc ngày 1.7 đã thông qua Luật an ninh quốc gia mới, bao trùm các lĩnh vực từ quốc phòng, tài chính, khoa học và công nghệ, văn hóa và tôn giáo. Luật mới của Trung Quốc cũng nêu rõ về việc thắt chặt an ninh mạng cũng như các điều khoản về chủ quyền không gian mạng.
Tàu chiến Trung Quốc hoạt động trên Biển Đông
Trong luật an ninh quốc gia được thông qua ngày 1.7, Trung Quốc nhấn mạnh an ninh trên biển và trên không là lợi ích cốt lõi, và nước này sẽ dùng "tất cả các biện pháp cần thiết" để bảo vệ.
Tờ South China Morning Post (Hồng Kông) ngày 2.7 đưa tin, một trong những điểm đáng chú ý của luật mới này là việc quân đội Trung Quốc có thể tiến hành các hành động quân sự để bảo vệ cái mà nước này coi là "lợi ích bên ngoài".
Theo South China Morning Post, việc Ủy ban thường vụ quốc hội Trung Quốc thông qua luật này là cần thiết để nước này có thể tuyên chiến với các quốc gia khác. Và tất cả các hành động của quân đội Trung Quốc ở trong nước và nước ngoài đều cần được Quân uỷ Trung ương do Chủ tịch Tập Cận Bình đứng đầu thông qua.
Luật an ninh quốc gia mới của Trung Quốc được thông qua chỉ hơn một tháng sau khi nước này công bố sách trắng quốc phòng năm 2015, với những nội dung nhấn mạnh chiến lược "chủ động phòng vệ", cũng như khẳng định những bước đi bảo vệ lợi ích ở vùng biển xa bờ.
Nội dung Sách chủ yếu đề cập đến xây dựng lực lượng quân sự, nhấn mạnh phương châm chủ động phòng vệ và tăng cường hợp tác an ninh quốc tế.
"Chúng ta sẽ không tấn công trước trừ phi bị tấn công, và một khi bị tấn công, chúng ta sẽ đáp trả," là nội dung phương châm phòng vệ của Sách trắng. Ngoài ra, Trung Quốc cho biết sẽ tăng cường hợp tác an ninh quốc tế trong những khu vực lợi ích của nước này ở nước ngoài.
Bản chiến lược quân sự nhấn mạnh 4 "lĩnh vực an ninh quan trọng," bao gồm: đại dương, không gian vũ trụ, không gian mạng và lực lượng hạt nhân.
Trong đó, đáng chú ý là hải quân Trung Quốc sẽ chuyển đổi trọng tâm từ "phòng vệ ngoài khơi" sang kết hợp giữa "phòng vệ ngoài khơi" và "bảo vệ trên các đại dương" để đối phó với "mối đe dọa đối với quyền và lợi ích hàng hải của Trung Quốc."
Trang tin International Business Times (Mỹ) ngày 2.7 nhận định việc quốc hội Trung Quốc thông qua luật mới này là động thái liên quan tới tham vọng của Bắc Kinh tại Biển Đông.
International Business Times dẫn lời bà Bonnie Glaser, cố vấn châu Á cấp cao thuộc Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược tại Washington (CSIS, Mỹ), nhận định rằng luật an ninh quốc gia mới có thể sẽ đặt nền móng cho một Trung Quốc "kiên quyết" hơn.
Theo bà Bonnie Glaser, Trung Quốc sẽ viện dẫn luật này, cùng với các luật trong nước khác nữa để biện minh cho những hành động của mình tại Biển Đông.
Thanh Ngọc
Theo_Người Đưa Tin
Khủng bố đồng thời ở 3 châu lục, IS là chủ mưu? Nhiều người lo sợ rằng IS có thể là tác giả của một loạt những vụ khủng bố diễn ra gần như đồng thời ở 3 châu lục. Ngày 26.6, cả thế giới choáng váng khi 3 vụ khủng bố kinh hoàng diễn ra gần như đồng thời ở 3 châu lục, chỉ vài ngày sau khi phiến quân IS kêu gọi các...