Luật TTHC sửa đổi: Tòa tỉnh sẽ xử chủ tịch huyện
Sáng 25-11, QH đã biêu quyêt thông qua dự thảo Luât Tố tụng hành chính (TTHC) (sửa đổi) với đa số phiếu tán thành. Đáng chú ý là đề xuất thẩm quyền của TAND cấp tỉnh có quyền giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của UBND cấp huyện, chủ tịch UBND cấp huyện đã được thông qua.
Cụ thể, liên quan đến thẩm quyền của tòa các cấp (Điều 31, 32 của dự thảo luật), trình bày báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật TTHC sửa đổi, Chủ nhiệm UBTP Nguyễn Văn Hiện cho biết có hai luồng ý kiến. Một số ý kiến đề nghị giao cho TAND cấp tỉnh giải quyết sơ thẩm khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của UBND cấp huyện, chủ tịch UBND cấp huyện; luồng ý kiến còn lại đề nghị giao cho TAND cấp huyện giải quyết.
“Do vấn đề này vẫn còn có ý kiến khác nhau, vì vậy, để bảo đảm thận trọng, có cơ sở chắc chắn cho việc tiếp thu, chỉnh lý, UBTVQH đã chỉ đạo Đoàn Thư ký kỳ họp xin ý kiến của các vị ĐBQH bằng phiếu. Kết quả có 279 vị ĐBQH (67,7%) tán thành với luồng ý kiến thứ nhất. Có 126 vị ĐBQH tán thành với luồng ý kiến thứ 2 (30,6%). Vì vậy, UBTVQH đã chỉ đạo chỉnh lý theo đa số ý kiến của các vị ĐBQH và thể hiện tại Điều 32 của dự thảo Luật” – chủ nhiệm UBTP nói.
Các đại biểu ấn nút thông qua. Ảnh: Trọng Phú
Theo nghị quyết về việc thi hành Luật TTHC năm 2015 vừa được Quốc hội thông qua thì luật này có hiệu lực từ ngày 1-7-2016. Đối với những vụ án được tòa thụ lý trước ngày 1-7-2016 nhưng xét xử sau 1-7-2016 theo thủ tục sơ thẩm thì áp dụng các quy định của Luật TTHC năm 2015 để giải quyết.
Video đang HOT
Những vụ tòa án xét xử theo thủ tục sơ thẩm trước ngày 1-7-2016 mà có kháng cáo, kháng nghị nhưng kể từ ngày 1-7-2016 mới xét xử theo thủ tục phúc thẩm thì áp dụng các quy định của luật TTHC năm 2015 để giải quyết… Đối với các bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật trước ngày 1-7-2016 nhưng đến ngày 1-7-2016 vẫn chưa được thi hành hoặc chưa thi hành xong thì được thi hành theo quy định của Luật TTHC năm 2015.
Trọng Phú
Theo_PLO
Không được uỷ quyền cho cấp dưới trả lời chất vấn
Luật hoạt động giám sát của QH và HĐND quy định người được chất vấn không được uỷ quyền cho cấp dưới trả lời thay.
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh trả lời chất vấn
Sáng 20/11, Quốc hội biểu quyết thông qua dự án Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
Với 413 ĐB tham gia biểu quyết (chiếm 83,6% tổng số ĐBQH), trong đó có đến 411 ĐB biểu quyết tán thành (chiếm 83,2%), Luật hoạt động giám sát của QH và HĐND đã chính thức được thông qua.
Trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết, đa số các ĐB tán thành với nội dung của dự thảo Luật và cho rằng dự thảo Luật đã tiếp thu nhiều ý kiến tại kỳ họp trước, đồng đóng góp thêm ý kiến vào các điều, khoản cụ thể của dự thảo Luật.
Ủy ban thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan soạn thảo và các cơ quan hữu quan nghiên cứu, giải trình, tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội và để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật.
Về chất vấn và xem xét việc trả lời chất vấn, có ý kiến đề nghị bổ sung làm rõ người bị chất vấn không được ủy quyền cho cấp dưới trả lời chất vấn thay mà phải trực tiếp trả lời. Có ý kiến đề nghị bổ sung quy định các phiên chất vấn của HĐND, Thường trực HĐND cấp tỉnh được phát thanh, truyền hình trực tiếp.
UB TVQH đề nghị QH cho tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và bổ sung thể hiện như tại Điều 60 và Điều 69 dự thảo Luật.
Theo đó, Điều 60 quy định: "Người bị chất vấn phải trả lời trực tiếp, đầy đủ vào vấn đề mà đại biểu HĐND đã chất vấn, không được ủy quyền cho người khác trả lời thay; xác định rõ trách nhiệm, biện pháp và thời hạn khắc phục hạn chế, bất cập (nếu có);
Trường hợp đại biểu không đồng ý với nội dung trả lời chất vấn thì có quyền chất vấn lại để người bị chất vấn trả lời; Những người khác có thể được mời tham dự và trả lời chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân về vấn đề thuộc trách nhiệm của mình".
Có ý kiến đề nghị không quy định nhóm vấn đề chất vấn của ĐB Quốc hội và ĐB Hội đồng nhân dân tại kỳ họp như nhau, vì hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng nhân dân cấp huyện và hoạt động của các cơ quan chính quyền ở tỉnh, huyện hẹp hơn ở các bộ, ngành.
UB TVQH cho rằng, trong dự thảo Luật quy định chung về việc quyết định nhóm vấn đề chất vấn. Tuy nhiên, việc lựa chọn và quyết định nhóm vấn đề nào tại kỳ họp Quốc hội hoặc tại kỳ họp Hội đồng nhân dân các cấp sẽ được căn cứ vào chương trình cụ thể của từng kỳ họp, ý kiến, kiến nghị của cử tri, vấn đề mà xã hội quan tâm và phiếu chất vấn của đại biểu tại thời điểm đó.
Theo_Dân việt
Hơn 90% ĐBQH biểu quyết thông qua kế hoạch phát triển KTXH năm 2016 Đã có hơn 90% đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua toàn bộ Dự thảo Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016. Sáng 10/11, dưới sự điều hành của Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII, các đại biểu Quốc hội có mặt tại hội...