Luật sư rơi lệ khi bào chữa cho thiếu phụ giết con mới đẻ
Hành vi của bị cáo rất đáng lên án. Nhưng dẫn đến bi kịch của cô gái trẻ này thì đây cũng chính là một nạn nhân của cái nghèo, nạn nhân của thói lạnh lùng vô cảm của chính những người thân yêu nhất trong gia đình…
Bị cáo Nụ trong phiên xét xử
Cô gái nghèo bất hạnh
Nguyễn Thị Nụ là chị cả trong gia đình nông dân nghèo có ba chị em gái ở thôn Dục xã Yên Bình (huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội). Năm 21 tuổi, Nụ được anh Nguyễn Văn L.- ngụ cùng xã để ý, quen nhau chóng vánh rồi tiến tới hôn nhân.
Cô gái trẻ và gia đình suy nghĩ đơn giản rằng: Đều là người làng người nước cả, có đâu xa mà phải tìm hiểu kỹ càng. Vả lại, năm đó Nụ cũng đã ngoài đôi mươi, tuổi ấy nhiều cô gái thôn quê đã con bế con bồng. Nụ là con gái nhà nghèo, lại chẳng được xinh đẹp sắc sảo nên đâu có nhiều cơ hội để mà lựa chọn.
Sau đám cưới đơn giản, Nụ về chung sống cùng đại gia đình nhà chồng. Về làm dâu nhà anh L., dù không được khéo léo, chỉn chu nhưng nhờ gia đình chồng bao dung, “chín bỏ làm mười” nên cuộc sống của Nụ cũng êm ấm thuận hòa. Không lâu sau thì Nụ mang bầu nên chỉ ở nhà nội trợ. Còn chồng cô rời gia đình để đi làm ăn xa.
Cái câu “yêu như yêu vợ mới cưới” dường như không đúng với hoàn cảnh của Nụ chút nào vì cô chưa từng được say men của hạnh phúc lứa đôi. Trong nỗi buồn thân phận, Nụ tự an ủi, chồng đi làm sẽ có thêm đồng ra đồng vào, kiếm tiền nuôi con nhỏ sau này. Nhưng thực tế, đi làm ăn xa nhưng chồng Nụ cũng chẳng có tiền mang về giúp vợ nuôi con, thậm chí là đóng góp tiền ăn cũng không có.
Cưới năm trước, năm sau Nụ sinh con trai đầu lòng là bé Nguyễn Đức V. (nạn nhân bị sát hại trong vụ án). Sinh được cho nhà chồng quý tử nhưng Nụ chẳng được chiều chuộng , nâng niu như người ta thường nói. Thậm chí, suốt thời gian Nụ mang thai anh L cũng chỉ đảo qua nhà vài bận, đến khi vợ vượt cạn anh L. lấy lý do “bận công việc” cũng chẳng về.
Nhà chồng Nụ khá giả nhưng nếp sống giản dị và tiết kiệm, vợ chồng cô thì chẳng có tiền tích cóp nên từ khi “nằm ổ”, Nụ chẳng được chăm sóc, bồi dưỡng như những sản phụ khác.
Từ khi sinh con, Nụ chỉ được “bồi dưỡng” vỏn vẹn có bốn bữa cơm có thịt. Thiếu dinh dưỡng nên hai mẹ con Nụ đều gầy ốm, Nụ thiếu sữa, đứa con quấy khóc ngằn ngặt suốt ngày đêm. Nhà Nụ thì nghèo nên thi thoảng, mẹ đẻ Nụ chạy qua thăm con, thấy con gái mới đẻ mà gầy ốm, tinh thần suy sụp cũng rất thương xót nhưng chỉ cho con được chục trứng gà bồi dưỡng chứ không có điều kiện chăm sóc như người ta.
Cùng quẫn
Cũng trong thời gian này, vợ chồng Nụ thường xuyên xảy ra mâu thuẫn cãi vã. Theo Nụ trình bày thì ngoài nguyên nhân kinh tế khó khăn, thì lý do chính là do anh L. ít quan tâm đến vợ. Vợ chồng cưới xong, gần nhau được ít ngày thì anh L. đi làm ăn xa, rồi Nụ bầu bí, thai sản phải kiêng cữ, tình cảm vợ chồng Nụ cứ ngày một cách xa.
Từ khi sinh nở , khoảng cách giữa vợ chồng Nụ càng xa vời vợi. Nụ tâm sự với Luật sư của mình, nhiều đêm, sau khi dỗ cho con say giấc, Nụ khẽ đặt tay lên người chồng nhưng bị anh L. hất tay ra để ngủ .Trong hoàn cảnh ấy, một người vợ trẻ cạn nghĩ, hiểu biết hạn hẹp suy đoán ngay rằng chồng mình đi ra ngoài đã có nhân tình nhân ngãi nên chẳng thèm ỏ ê gì đến vợ. Đã thế, Nụ còn thấy chồng thường nhắn tin gọi điện cho ai đó mà cô ta nghi ngờ là quan hệ ngoài luồng. Nụ đã căn vặn nhưng chồng cô chỉ ậm ừ, không giải thích rõ ràng.
Đêm 18/11/2009, bé V. khát sữa quấy khóc, Nụ không có sữa cho con bú nên bế con đặt cạnh chồng để chồng dỗ nhưng anh L mặc kệ đứa con khóc ngằn ngặt, nằm quay mặt vào tường ngủ tiếp. Thấy chồng chẳng thương xót gì đến con trai quấy khóc oặt ẹo, cũng chẳng quan tâm đến thái độ u uất của vợ nên tâm trạng Nụ vô cùng nặng nề quẫn bách.
Cô đinh ninh rằng anh L. đã có người đàn bà khác. Đêm đó, dỗ cho con ngủ xong, Nụ nằm khóc một mình. Trong trạng thái tinh thần quẫn bách, mờ sáng hôm đó Nụ đã bế con thả xuống giếng, sau đó lu loa lên rằng cháu Nguyễn Đức V. bị kẻ trộm vào tận giường bắt cóc một cách bí ẩn.
Video đang HOT
Rạng sáng, người nhà dậy múc nước ở giếng khơi mới kinh hoàng khi thấy cháu bé nổi lập lờ dưới giếng trước trước sân nhà. Cái chết thương tâm của bé trai 4 tháng tuổi gieo vào lòng người thân nỗi đau xót bàng hoàng. Ai cũng suy đoán có kẻ nào đó mâu thuẫn với gia đình nên đã sát hại cháu bé để trả thù. Không quá khó khăn khi cơ quan công an xác định hung thủ gây án chính là Nguyễn Thị Nụ.
Rơi lệ vì thương cảm
Tôi được TAND TP. Hà Nội chỉ định bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thị Nụ. Hơn nửa năm xảy ra vụ án thương tâm, Nụ phải đền tội trước tòa sơ thẩm bằng mức án 12 năm tù về tội “Giết người’. Nụ ra tòa trong tình trạng tinh thần suy sụp nặng nề, nữ bị cáo hầu như chỉ khóc ròng.
Trong lời bào chữa của mình, tôi đã trình bày những căn cứ nhằm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho thân chủ, và quan trọng hơn khơi dậy lòng cảm thông sự bao dung để dư luận có cái nhìn công bằng và nhân văn hơn với bị cáo. Luật sư nhấn mạnh những thiếu thốn về vật chất không đáng sợ bằng sự cô đơn, thiếu thốn về tình cảm.
Trong suốt ba tháng sau khi sinh con, Nụ chỉ được 4 lần ăn cơm có thịt, không có sữa cho con bú nên cháu bé quấy khóc ngằn ngặt. Tình cảnh này khiến Nụ rơi vào cảm giác trống rỗng, tuyệt vọng dẫn đến mắc căn bệnh trầm cảm sau sinh.
Y học đã chứng minh biểu hiện của căn bệnh này là người mắc phải thường nảy sinh những ý nghĩ ám ảnh có liên quan đến bạo lực, hoặc xuất hiện ảo giác. Ở những trường hợp bệnh nặng, người mẹ có thể có ý nghĩ giết hại đứa trẻ, và cố tìm cách thực hiện suy nghĩ này. Nguyễn Thị Nụ gây án trong trường hợp như vậy.
Đã từng tham gia nhiều phiên tòa nhưng tôi chưa thấy vụ án nào lại đau xót, ám ảnh đến như vậy. Khi Nụ ngã quỵ trước vành móng ngựa vì bị tuyên án 12 năm tù, trong khi anh L tiến đến hỏi tòa án về thủ tục để được ly hôn.
Chứng kiến cảnh đó tôi đã rơi lệ vì chua xót. Nụ là hung thủ của vụ án, nhưng xét ở góc độ khác, cô đồng thời là một nạn nhân của cái nghèo, nạn nhân của thói lạnh lùng vô cảm của chính những người thân yêu nhất trong gia đình.
Theo Dantri
Bản án thích đáng cho thiếu phụ xinh đẹp liều lĩnh
Chỉ vì món lợi trước mắt mà Trần Thị Cầu và đồng bọn đã rắp tâm lừa các cô gái mới lớn, thậm chí cả trẻ em để bán vào những "động quỷ" tận Trung Quốc.
Điều đáng nói là những kẻ buôn người này tuổi đời lại còn khá trẻ. Bản án thích đáng của pháp luật dành cho họ đồng nghĩa với việc thời thiếu nữ tươi đẹp nhất phải bị giam cầm, phải gặm nhấm nỗi ân hận muộn màng vì những lỗi lầm mình đã gây ra.
Cô gái nghèo muốn đổi đời nhanh chóng
Nữ phạm nhân Trần Thị Cầu
Chỉ trong một thời gian ngắn, các đối tượng Trần Thị Cầu (24 tuổi), Nguyễn Thị Cẩm Vân (23 tuổi), Hoàng Thị Linh (23 tuổi), Nguyễn Hà Phương (17 tuổi) cùng ngụ tại Lạng Sơn đã thực hiện đến 4 vụ buôn người qua biên giới. Nạn nhân của chúng là 3 phụ nữ và 2 trẻ em đã bị bán vào những ổ mại dâm vô cùng tăm tối và khắc nghiệt tại vùng biên Trung Quốc.
Một nạn nhân đã may mắn trốn thoát khỏi "động quỷ" và đến cơ quan Công an trình báo. Ngay lập tức, bọn buôn người đã phải tra tay vào còng chịu tội và nhận bản án nghiêm minh của pháp luật.
Nhưng ít ai ngờ rằng cô gái trẻ trung, nhan sắc Trần Thị Cầu lại là người chủ mưu của vụ trọng án nêu trên. Mức án 22 năm tù giam dành cho thiếu phụ xinh đẹp này là quãng thời gian đủ dài khiến tuổi xuân phai tàn sau song sắt.
Trần Thị Cầu ngụ tại phố Lao Động, thị trấn Lộc Bình, Lạng Sơn là con gái út trong một gia đình có 3 anh em. Cuộc sống khốn khó khiến Cầu phải dở dang chuyện học hành rồi đi làm ruộng, khuân vác hàng thuê để kiếm tiền tự nuôi lấy tấm thân.
Tuổi 16 trăng tròn, Cầu cũng đẹp như trăng. Ý thức được nhan sắc của mình Cầu nảy ra ý định kiếm chồng ngoại quốc để đỡ đần cuộc sống. Vì từ nhỏ, Cầu đã được chứng kiến những cô gái lấy chồng Đài Loan, Trung Quốc về thăm nhà nói cười rổn rảng, vàng đeo đỏ tay để khoe mẽ về cuộc sống sung túc phía bên kia biên giới.
Nghĩ là làm, Cầu sang Ninh Minh, Quảng Tây, Trung Quốc làm thuê, làm mướn. Thế rồi cô lấy anh chàng cùng bán hàng thuê với mình tại chợ Pò Chài. Giấc mơ đổi đời tan vỡ, vì đồng lương làm thuê của hai vợ chồng chỉ đủ cơm gạo qua ngày. Đứa con đầu lòng ra đời lại càng khiến cảnh nhà càng thêm khó.
Đang lúc túng bấn, chợt Cầu nhớ đến cảnh bọn "đầu trâu mặt ngựa" áp tải những cô gái Việt lên xe đưa đi tiếp khách. Ý nghĩ tội lỗi bùng lên trong đầu cô gái vốn chỉ muốn giàu lên nhanh chóng. Trần Thị Cầu đem ý định về nước dụ dỗ các cô gái đưa sang Trung Quốc bán bàn bạc với chồng.
Nào ngờ người chồng không hề ngăn cản mà trái lại còn khích lệ khiến cho Cầu càng thêm mạnh dạn hơn. Để lại con cho chồng nuôi, Trần Thị Cầu làm giấy thông hành về lại quê nhà ở Lạng Sơn.
Mấy ngày đầu, Trần Thị Cầu lân la làm quen với các cô gái mới lớn còn ngây thơ, rồi buông lời ngon tiếng ngọt dụ dỗ sang Trung Quốc cùng mình. Nhưng mọi việc không hề "ngon ăn" như Cầu đã nghĩ, nên cô định bụng lại về Trung Quốc với chồng con.
Nhưng trong khi ngồi cà phê tại thành phố Lạng Sơn, Cầu thấy cô bé phục vụ nhìn khá non nớt nên lại tiếp tục đưa lời gạ làm quen. Cô bé tên Huệ, còn là học sinh, nên nghe Cầu kể về những công việc thời vụ hấp dẫn, kiếm được nhiều tiền từ bên kia biên giới như tiếp thị, phát hàng dùng thử, phát tờ rơi, v.v... thì tin sái cổ.
Huệ còn tỏ ra vô cùng hứng thú, liền cho số điện thoại và nhắn nhủ với Cầu là: "Đang 3 tháng hè, nên em đi làm thêm kiếm tiền cho năm học mới, khi nào ở bển có việc chị gọi em nha".
Nhắm được "con mồi" Cầu tức tốc trở lại Trung Quốc. Sau đó, gọi điện cho Huệ nói rằng một cửa hàng đang cần người đi phát quà, tờ rơi, ... bao ăn uống và trả tiền công 150.000 đồng/ngày, nếu thấy được thì sang nhận việc.
Nghe có việc làm tốt, Huệ rất mừng, liền rủ thêm một cô bạn học cùng rồi đón xe đến cửa khẩu đợi "ân nhân" ra đón. Cầu đến gặp hai cô bé, rồi đưa thẳng đến chợ Pò Chài, ngả giá với chủ chứa một động mại dâm rồi đồng ý bán "món hàng" với số tiền 50 triệu đồng.
Kịch bản hoàn hảo
Kiếm được một số tiền lớn mà không mất nhiều công sức, Trần Thị Cầu rắp tâm về nước thêm chuyến nữa để tiếp tục con đường tội lỗi của mình. Lần này Cầu gặp "bạn đường" ăn ý là Nguyễn Thị Cẩm Vân, 22 tuổi, ngụ phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn.
Cẩm Vân cũng khá xinh đẹp và vừa mới lấy chồng. Nghe Cầu tính chuyện "làm ăn" quá bùi tai nên Vân gật đầu đồng ý hợp tác. Hai kẻ buôn người không những lợi dụng sắc vóc sáng sủa của mình để tạo lòng tin cho "con mồi" mà chúng còn vạch ra những kịch bản vô cùng tinh vi, gian xảo khiến người khác phải rùng mình.
Đối tượng tiếp theo Cầu và Vân nhắm đến là cô bé tên Hoàng Thị T., 20 tuổi, ngụ huyện Cao Lộc, Lạng Sơn. Hai kẻ này tìm đến T., khóc lóc nài nỉ T. cùng đi đánh ghen. Vốn cá tính mạnh bạo, cô bé đã không ngại ngần "xắn tay áo" hòng ra tay hiệp nghĩa với đàn chị.
Biết con mồi đã sập bẫy, Cầu và Vân liền tỏ vẻ nhiệt tình mời T. đi ăn chân gà nướng tại cửa khẩu Chi Ma, huyện Cao Lộc để "lấy sức" đánh ghen. Sau đó, chúng đưa T. sang Trung Quốc, lại bán T. cho nhà chứa, lấy 20 triệu đồng.
Ngày 26/6/2010, bọn buôn người liều lĩnh lại lừa được hai em gái là Hoàng B.K. và Vi T.M. (cùng 17 tuổi ngụ Lộc Bình, Lạng Sơn). Một mẻ lưới được 2 con mồi non nớt, Cầu và Vân hí hửng đưa "hàng" sâu vào nội địa Trung Quốc để rao bán. Nhưng rất may mắn, hai em gái thấy nghi ngờ nên đã phóng xuống xe trốn thoát về lại Việt Nam.
Ngày 24/7/2010, Vân vờ rủ chị Lương Thị H. (ngụ Mai Pha, Lạng Sơn) cùng đi dự sinh nhật tại Ái Điểm, Trung Quốc. Do bình thường, Vân vẫn tỏ ra thân thiết nên chị H. hào hứng đi ngay mà không hề nghi ngờ. Đến Trung Quốc, Vân và Cầu bán chị H. với giá 10 triệu đồng.
Tuy nhiên, khi chia chát, Cầu chỉ đưa cho Vân 1 triệu đồng, bảo đang nợ tiền và chủ chứa đòi trả lại 4 triệu vì chị Lương Thị H. không phục tùng và liên tục muốn tự vẫn.
Ngày 13/8/2010, Trần Thị Cầu lén vượt biên về nước để tiếp tục phi vụ mới. Với chiêu thức cũ, làm quen, tỏ ra thân thiết rồi rủ rê đi chơi, lần này Cầu và Vân đã bắt được "con mồi" là em Hoàng T.V. (19 tuổi, ngụ Mai Pha, Lạng Sơn). Cả hai lại rủ em T.V. đến cửa khẩu Chi Ma để ăn gà quay. Sau đó, Cầu và Vân tiếp tục dụ T.V. theo đường mòn qua biên giới để chơi trò chơi điện tử. Tin lời và đang vui nên T.V. đi theo ngay.
Y như kịch bản đã vạch ra, bọn chúng hẹn người của nhà chứa rồi bán với giá 10 triệu đồng. Hoảng sợ, T.V. tìm cách thoát thân, và sau khi bị bán một ngày, em đã lợi dụng sơ hở của "động quỷ" để chạy trốn, rồi tìm đường về nước.
Một tuần sau, chị Lương Thị H., nạn nhân của Cầu và Vân cũng trốn thoát. Trở về Việt Nam, Lương Thị H. và Hoàng T.V. liền đến cơ quan Công an tố cáo bọn buôn người. Ngày 25/8/2010, Nguyễn Thị Cẩm Vân bị bắt, lúc này, Trần Thị Cầu đang lẩn trốn tại Trung Quốc. Đến ngày 5/1/2012, Trần Thị Cầu đã trở về nước đầu thú.
Ân hận muộn của "mỹ nhân trại giam"
Gặp Trần Thị Cầu tại Trại giam Lạng Sơn, tuy trầm buồn vì nỗi ân hận nhưng thiếu phụ tội lỗi này vẫn rất xinh đẹp. Trần Thị Cầu nói trong nước mắt: "Em đã nhiều lần viết thư định gởi về cho bố mẹ, nhưng sau rồi lại xé đi.
Vì em sợ bố mẹ nhận thư lại nhớ về đứa con gái tội lỗi này mà đớn đau nhục nhã nhiều thêm. Em ở tù 22 năm, nghĩa là từ đây cho đến khi cha mẹ nhắm mắt lìa đời, em không còn được gặp bao nhiêu lần nữa. Nên em cố gắng cải tạo thật tốt, đến khi nào có thành tích khả quan, sẽ viết thư báo về cho cha mẹ mừng".
Cầu kể, cô hiện tại đang chăm đàn đà điểu trong trại giam. Mỗi ngày đưa thức ăn, tắm, canh trứng... cho đàn đà điểu đã khiến Cầu yêu hơn và bắt đầu thèm khát cuộc sống lao động lương thiện. Những lúc ước mơ trở lại cuộc sống nghèo khó nhưng thanh thản lại càng khiến Cầu ân hận hơn vì lối sống muốn kiếm tiền trên sự khổ đau của người khác.
Cầu nói rất nhỏ, nước mắt cứ ngớt rồi lại chảy dài. Cô tâm sự rằng mình rất nhớ con. Và nỗi niềm day dứt nhất chính là không biết sau này khi ra tù, con của cô đã lớn, đã hiểu chuyện nó có chịu nhận mẹ hay không. Cầu khóc òa: "Em nhớ con quá. Thói lười lao động, suy nghĩ nông cạn và đồng tiền đã khiến em mù quáng, để bây giờ em phải xa con, phải chịu cảnh tù tội. Lỡ sau này, con em không nhìn nhận người mẹ tội lỗi này thì chắc cả đời em hối tiếc cũng chưa đủ".
Khi về đầu thú, Cầu khai nhận, bao nhiêu tiền kiếm được từ những phi vụ buôn người, bản thân cô không hề dám tiêu xài mà đưa hết cho chồng với ý định để anh ta mở cửa hàng tự buôn bán và thoát khỏi kiếp làm thuê.
Nhưng dù thế nào đi chăng nữa, xem con người là hàng hóa, trực tiếp đẩy những cô gái vô tội vào chốn bùn nhơ, khiến họ bị làm nhục, bị hành hạ khủng khiếp là tội ác không thể dung tha. Trần Thị Cầu, năm nay 25 tuổi, cộng với bản án thích đáng 22 năm tù giam là hơn nửa đời người, là tuổi xuân bị cách ly với xã hội do phút chốc hám lợi mà nên.
Rời trại giam, vẫn thấy Trần Thị Cầu nước mắt lã chã rơi. Những mong kẻ khác nhìn vào sự ân hận muộn màng của phạm nhân này mà suy xét trước khi hành động, tránh làm điều sai trái.
Theo Dantri
Lên mạng giả u não, lừa được 240 triệu đồng Với thủ đoạn giả vờ bị u não, Đồng Phạm Nguyên (SN 1986, ở Bình Định) đã lừa được 240 triệu đồng. Đồng Phạm Nguyên bị cộng đồng mạng phát hiện Công an phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã bắt Đồng Phạm Nguyên vào khoảng 19 giờ tối ngày 5/11 tại 239 đường Xuân Thuỷ, quận Cầu Giấy. Đồng...