Luật sư phân tích pháp lý vụ tướng công an có con ngoài giá thú
Thông tin Thiếu tướng N.V.O – nguyên Giám đốc Công an tỉnh Tiền Giang dù đã có gia đình, nhưng vẫn có con chung với phụ nữ khác, thậm chí đứng tên cha trên giấy khai sinh của cháu bé đang khiến dư luận hết sức quan tâm.
Dân Việt đã trao đổi với luật sư Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Công ty Luật Đại Nam (Hà Nội) để làm rõ vấn đề pháp lý trong sự việc này.
Thưa luật sư, việc ông O khi đang là Giám đốc Công an tỉnh Tiền Giang, đã có gia đình mà vẫn có con ngoài giá thú vi phạm pháp luật như thế nào?
- Từ thông tin mà báo chí phản ánh cho thấy, hành vi của ông O không những ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, chuẩn mực đạo đức xã hội mà còn vi phạm những điều đảng viên không được làm theo quy định của Đảng; vi phạm quy chế đạo đức của ngành công an.
Đặc biệt, khi đó, với cương vị là người đứng đầu ngành công an của một tỉnh, những vi phạm của ông O càng có tác động xấu hơn, rộng hơn. Bên cạnh đó, hành vi trên đã vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình; có thể cấu thành tội phạm nếu gây hậu quả nghiêm trọng.
Luật sư Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Công ty Luật Đại Nam (Hà Nội).
Theo như phản ánh trên Dân Việt, ông O có con chung với bà Trinh là một trong những căn cứ để chứng minh ông O chung sống như vợ chồng với bà Trinh, điều này vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình. Hành vi của ông O phải bị xử lý kỷ luật về Đảng, chính quyền; xử phạt hành chính, thậm chí có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Vi phạm chế độ một vợ, một chồng theo quy định tại Điều 147, Bộ luật Hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009.
Video đang HOT
Điều luật này nêu rõ: “Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm”.
Vi phạm của ông O diễn ra cách đây đã lâu, vậy vi phạm đó hiện nay có thể xử lý được nữa không?
- Ở đây tôi chỉ bàn đến góc độ xử lý theo quy định của pháp luật, còn xử lý về mặt Đảng sẽ do cơ quan có thẩm quyền của Đảng xem xét. Đối với pháp luật, có xử lý hay không, xử lý thế nào, xử phạt hành chính hay xử lý hình sự phải căn cứ vào nhiều yếu tố.
Ví dụ, từ việc ông O có con chung với bà Trinh, rồi mới đây ông O về sống chung với bà Trinh, có thể đặt ra giả thiết thôi, từ chuyện đó khiến cho gia đình của một hoặc cả hai bên tan vỡ dẫn đến ly hôn hoặc những những hậu quả khác nghiêm trọng hơn thì ông O sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Vi phạm chế độ một vợ, một chồng…
Việc ông O có con chung với bà Trinh có nhiều người biết. Trong khi chúng ta có đầy đủ thiết chế từ Chi bộ Đảng, Ban Kiểm tra, Thanh tra…, nhưng theo ông vì sao vụ việc không bị xử lý?
- Tôi không hiểu cơ quan, tổ chức do không biết hay cố tình không biết, điều này nếu chưa có kiểm tra thì không thể khẳng định được. Tuy nhiên, đứng về góc độ xã hội, việc này cũng có thể dễ hiểu vì lúc ông O có con chung với bà Trinh, ông đang đương chức Giám đốc Công an tỉnh… Đây là bài học trong công tác tổ chức cán bộ, công tác thanh tra, kiểm tra.
Các cơ quan Đảng, Nhà nước phải nghiên cứu có cơ chế hữu hiệu để bảo vệ, phát huy được tinh thần đấu tranh. Mặt khác cơ quan bảo vệ pháp luật cũng cần phải nghiêm trị hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng. Chế tài xử lý hành vi vi phạm này hiện nay không thiếu, từ xử phạt hành chính đến xử lý hình sự đều có. Nhưng trên thực tế rất ít vụ việc bị xử phạt hành chính; xử lý hình sự lại càng ít. Đó cũng là điểm yếu cần phải khắc phục.
Cảm ơn luật sư!
Theo quy định tại điểm 3.1 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC của Bộ Công an – Bộ Tư pháp – Viện KSND Tối cao thì “Chung sống như vợ chồng là việc người đang có vợ, có chồng chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà lại chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ một cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình. Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó…”. Còn theo khoản 1, điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP ngày 24.9.2013, người nào đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ; đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác; chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ thì bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng.
Theo Danviet
Tân Hiệp Phát vắng mặt, tòa hoãn xử Võ Văn Minh
Đại diện Công ty Tân Hiệp Phát không đến dự tòa, hai luật sư của bị cáo Minh cũng vắng mặt buộc HĐXX hoãn phiên làm việc.
Ngày 30/6, TAND Cấp cao tại TP HCM mở phiên phúc xử xem xét đơn kêu oan của Võ Văn Minh - người muốn đổi "chai nước ngọt có ruồi" lấy 500 triệu đồng với Tân Hiệp Phát. Hơn 8h, Minh trong chiếc áo thun xanh như hôm xử sơ thẩm, vẻ mặt khá bình thản, được đưa đến tòa.
Lần xử này sẽ có 5 luật sư bào chữa cho bị cáo Minh gồm: luật sư Phạm Hoài Nam, Lê Nguyễn Lê Vy, Nguyễn Tấn Thi, Phạm Kiều Hưng và luật sư Phạm Công Hùng (nguyên thẩm phán TAND Tối cao tại TP HCM).
Tại phần làm thủ tục khai mạc phiên tòa, đại diện của Tân Hiệp Phát vắng mặt không rõ lý do. Trong số các luật sư bào chữa cho Minh chỉ có 3 người đến dự. Luật sư Nguyễn Tấn Thi, Phạm Kiều Hưng có đơn xin hoãn phiên xử do phải tham gia bào chữa cho một bị cáo tại TAND tỉnh An Giang. Bị cáo Minh không đồng ý tiếp tục phiên xử do không có đầy đủ các luật sư.
Sau ít phút hội ý, HĐXX thống nhất quan điểm của VKS về việc tạm hoãn phiên tòa nhằm đảm bảo quyền lợi của bị cáo cũng như nguyên đơn dân sự.
Võ Văn Minh tươi cười khi nhìn thấy người thân. Ảnh: X. D.
Bản án sơ thẩm xác định, Minh là chủ quán bún tại huyện Cái Bè, Tiền Giang. Ngày 3/12/2014, khi lây chai Number 1 ban cho khách, anh này phát hiện bên trong có con ruồi nên nay sinh y đinh ép nha san xuât đưa tiên cho minh.
Minh sau đó gọi đến Tân Hiệp Phát, yêu câu phai chi một ty đông nếu không sẽ khiếu nại lên Ban bảo vệ người tiêu dùng, báo đài, in 5.000 tờ rơi về nội dung thông tin chai nước có ruồi...
Phía công ty nhiều lần gặp Minh trao đổi và cho biết không giải quyết bằng tiền đối với sản phẩm lỗi mà chỉ đổi bằng một số sản phẩm. Minh không đồng ý.
Sau nhiều lần thương lượng, chủ quán bún hạ mức tiền xuống 500 triệu đồng. Ngày 27/1, 3 nhân viên công ty đến quán giao tiền cho Minh. Khi anh này nhận tiền, làm biên nhận và bỏ tiền vào cốp xe thì Công an tỉnh Tiền Giang bắt giữ.
Hồi tháng 12 năm ngoái, TAND tỉnh Tiền Giang xử sơ thẩm, Minh không nhận tội và cho rằng hành vi của mình là "thương lượng bán chai nước có ruồi".
Theo tòa, khi phát hiện sản phẩm không đạt, Minh phải báo cơ quan chức năng, nhà sản xuất để rút kinh nghiệm phục vụ tốt hơn cho người tiêu dùng. Việc Minh buộc Công ty Tân Hiệp Phát để đòi một tỷ đồng, sau đó hạ xuống 500 triệu là "dùng thủ đoạn uy hiếp để chiếm đoạt tài sản". Trước các lời đe dọa của Minh, doanh nghiệp thật sự lo lắng về thương hiệu nên rơi vào tình trạng "tự nguyện trong cưỡng bức".
Từ đó, toà xác định Minh cố ý xâm phạm tài sản, tinh thần của người khác vì động cơ vụ lợi và tuyên phạt Minh 7 năm tù về tội Cưỡng đoạt tài sản. Sau phiên xử Minh kháng cáo kêu oan.
Hải Duyên
Theo VNE
Ngày mai Võ Văn Minh ra toà Sau hơn nửa năm kêu oan khi nhận 7 năm tù vì bị cho là tống tiền Công ty Tân Hiệp Phát 500 triệu đồng cho chai nước ngọt có ruồi, anh Minh được toà xem xét. TAND Cấp cao tại TP HCM dự kiến ngày 30/6 mở phiên phúc thẩm xem xét đơn kháng cáo kêu oan của Võ Văn Minh (36...