Luật sư ‘phản’ thân chủ
Ra tòa, luật sư bất ngờ đề nghị tòa bác yêu cầu xin ly hôn của thân chủ vì cho rằng chưa phù hợp với đạo đức. Hành động “xưa nay hiếm” này gây nhiều tranh cãi.
Ảnh minh họa
Ngày 30/8, TAND tỉnh Cà Mau sẽ xử phúc thẩm lần hai vụ tranh chấp tài sản chung của vợ chồng giữa ông Lê Văn Xiêm với bà Nguyễn Thị Lẹ cùng ngụ phường 2 (TP Cà Mau). Vụ án này rất nổi tiếng tại địa phương trong nhiều năm qua bởi số tài sản tranh chấp lên đến hàng trăm tỷ đồng, các bên mâu thuẫn quá nặng nề. Chưa hết, trong phiên xử sơ thẩm lần đầu còn xuất hiện một tình huống hi hữu: Luật sư của ông Xiêm bất ngờ “phản” thân chủ…
Theo hồ sơ, sau 27 năm cưới nhau, năm 1999, bà Lẹ cho rằng mình và ông Xiêm bất đồng quan điểm, không thể sống chung nên khởi kiện xin ly hôn. Tòa chưa xử, bà Lẹ rút đơn nên tòa đình chỉ giải quyết vụ án.
Ba năm sau, ông Xiêm tạt acid bà Lẹ gây thương tật 69%. Tuy nhiên, ông Xiêm được kết luận là mang bệnh tâm thần nên không phải chịu trách nhiệm hình sự, chỉ bị buộc đi điều trị bệnh tâm thần.
Bình phục, năm 2004, ông Xiêm khởi kiện xin ly hôn với bà Lẹ. Ngày 30/12/2005, TAND TP Cà Mau đã xử sơ thẩm vụ ly hôn này. Tại phiên tòa, một người thuộc Đoàn Luật sư tỉnh Cà Mau (người bảo vệ cho ông Xiêm) phân tích rằng vết thương của bà Lẹ do ông Xiêm gây ra nên việc ông Xiêm yêu cầu ly hôn là chưa phù hợp với đạo đức và pháp luật.
Video đang HOT
Từ đó, luật sư đã đề nghị tòa bác yêu cầu khởi kiện của thân chủ – một đề nghị chưa từng xảy ra trong lịch sử tố tụng Việt Nam. Sau đó, tòa đã tuyên đúng như đề nghị của luật sư.
“Tôi đã xin lỗi, trả lại tiền”
Ngày 28/8, vị luật sư kể ông nhận lời bảo vệ cho ông Xiêm sau khi TAND TP Cà Mau đã thụ lý vụ án. Sau đó, ông tốn nhiều công sức để đi xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ. Trước khi tòa đưa vụ án ra xét xử, ông nhận được thông tin là bà Lẹ – vợ ông Xiêm vẫn đang phải nằm điều trị những vết thương do bị ông Xiêm tạt acid gây ra tại Thái Lan, khác với những gì mà ông Xiêm nói với ông.
“Từ thông tin này, tôi dự định ra trước tòa sẽ đề nghị chung chung rằng tòa xem xét, quyết định. Nhưng khi ra trước tòa, nghe các con của bà Lẹ kể về bệnh tình của mẹ, tôi đã bị xúc động mạnh và không kiềm chế được nên đã đề nghị tòa bác yêu cầu xin ly hôn của ông Xiêm. Đây là một sai lầm, một sự cố nghề nghiệp của tôi. Sau phiên tòa, tôi đã xin lỗi và trả lại toàn bộ số tiền dịch vụ pháp lý đã nhận cho ông Xiêm”, ông nói.
Đây là một tình huống hy hữu trong hoạt động hành nghề của giới luật sư Việt Nam, thậm chí là cả trên thế giới. Xung quanh chuyện này có những luồng quan điểm khác nhau.
Theo luật sư Nguyễn Thế Phong (Chủ nhiệm Ủy ban Giám sát đạo đức nghề nghiệp, khen thưởng, kỷ luật của Liên đoàn Luật sư Việt Nam), hành động của luật sư ông Xiêm có thể thông cảm được. Bởi làm nghề luật sư thì ngoài nghĩa vụ bảo vệ khách hàng còn có trách nhiệm bảo vệ sự thật, bảo vệ công lý. “Về lý thì hành động của luật sư vi phạm cam kết với thân chủ nhưng xét về tình thì cũng đáng suy nghĩ. Luật sư chỉ sai lầm ở thời điểm từ chối bảo vệ khách hàng. Lẽ ra ông nên chấm dứt hợp đồng ngay từ khi phát hiện ra những sự thật trái với thông tin thân chủ cung cấp chứ không phải đợi đến “phút 89″ mới phát biểu quan điểm gây bất lợi cho thân chủ”, luật sư Phong nhận xét.
Ngược lại, luật sư Trương Trọng Nghĩa (Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam) khẳng định dứt khoát luật sư không được vì bức xúc mà phát biểu ngược lại với yêu cầu của thân chủ, gây bất lợi cho thân chủ, ngay cả khi việc nói ngược này phù hợp với đạo đức. Bởi một nguyên tắc hành nghề cơ bản của giới luật sư từ xưa tới nay không chỉ ở Việt Nam mà trên cả thế giới là không được làm những gì bất lợi cho khách hàng mà mình nhận bảo vệ.
“Đúng ra khi phát hiện thông tin mới tại tòa, luật sư phải đề nghị xin hoãn xử rồi sau đó trao đổi thẳng với thân chủ là “tôi không bảo vệ cho anh nữa vì anh đã lừa dối tôi”. Khi luật sư phát hiện một điều vi phạm đạo đức mà dừng lại là tốt nhưng từ chối cũng phải có cách phù hợp chứ không nên phản ứng thẳng thừng gây bất lợi cho thân chủ ngay tại tòa. Theo luật, trường hợp này khách hàng có thể kiện luật sư đòi bồi thường vì làm ảnh hưởng đến uy tín, gây thiệt hại cho mình”, luật sư Nghĩa nói.
Luật sư Hoàng Kim Vinh (Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bình Phước) phân tích: Vào thời điểm năm 2005 thì chưa có bộ quy tắc ứng xử đạo đức của nghề luật sư nhưng mỗi đoàn luật sư đều ban hành các nguyên tắc ứng xử riêng dựa trên bộ quy tắc mẫu do Bộ Tư pháp ban hành. Trong đó luôn có một quy định bất di bất dịch là luật sư phải đặt lợi ích của khách hàng lên trên hết khi lợi ích đó hợp pháp. Chưa kể, Pháp lệnh Luật sư có hiệu lực thi hành lúc đó cũng có điều khoản quy định luật sư không được làm trái với quyền lợi của khách hàng.
Theo luật sư Vinh, trong trường hợp trên, yêu cầu xin ly hôn của ông Xiêm là hợp pháp. Chuyện ông ta gây thương tích nặng cho vợ trước đó chỉ là một tình tiết tòa cần xem xét. Còn để chấp nhận cho ly hôn hay không thì tòa phải dựa theo các quy định tại Luật Hôn nhân và Gia đình. Việc vị luật sư bức xúc “phản” thân chủ tại tòa là trái nguyên tắc hoạt động nghề nghiệp.
Tranh chấp hàng trăm tỷ đồng Năm 2006, ông Xiêm tiếp tục khởi kiện đòi chia tài sản chung, còn bà Lẹ phản tố xin ly hôn và chia tài sản. Theo khai báo của ông Xiêm, ông và bà Lẹ có 446 hột xoàn và 20 phần tài sản khác là đất đai, nhà cửa, tiền gửi ngân hàng, tiền vốn tại các cơ sở kinh doanh. Trong đó, nhiều khối tài sản ông Xiêm khai là để cho các con, mẹ vợ đứng tên. Ra tòa, ông Xiêm và bà Lẹ chỉ thống nhất được bốn căn nhà và một thửa đất tại trung tâm TP Cà Mau. Các phần tài sản còn lại thì bà Lẹ cho rằng hoặc ông Xiêm khai khống hoặc bà đã bán để điều trị các vết thương do ông Xiêm gây ra. Còn phía ông Xiêm thì nói bà Lẹ cố tình tẩu tán tài sản chung… Với một khối tài sản khổng lồ lên đến hàng trăm tỉ đồng và những mối quan hệ sở hữu – quản lý – sử dụng chằng chịt, thêm nữa hai bên nguyên, bị đều không cung cấp được đầy đủ chứng cứ, hàng chục nhân chứng thì khai báo mâu thuẫn, trước sau bất nhất đã khiến các cấp tòa lúng túng. Năm 2009, trong phiên sơ thẩm lần đầu, ông Xiêm được chia số tài sản trị giá hơn 10 tỷ đồng. Đến phiên phúc thẩm lần đầu, ông được chia số tài sản trị giá trên 20 tỷ đồng. Năm 2011, TAND Tối cao đã hủy cả hai bản án sơ, phúc thẩm vì cả hai cấp tòa đều có sự sơ suất, thiếu xác minh, đối chất. Đến tháng 4/2012, TAND TP Cà Mau xử sơ thẩm lần hai chỉ chia cho ông Xiêm số tài sản trị giá 1,2 tỷ đồng.
Theo Pháp luật TP HCM
"Đại bàng" trại giam gãy cánh
13 "đại bàng" xếp hàng trước vành móng ngựa là những phạm nhân đang thụ án tại Nhà tạm giữ Công an huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau.
Bi kịch của Thường chỉ mới bắt đầu, khi vừa bước vào buồng giam số 05, Thường bị Cảnh "đại bàng" làm thủ tục "chào phòng" bằng cách đấm đá liên tục khiến Thường gục xuống. (Ảnh minh họa).
Tuy nhiên, chẳng những không cải tạo để hoàn lương... Các bị cáo còn "nâng cấp" thành tích bất hảo bằng hành vi đánh đập, nhục hình đối với một bị can khiến nạn nhân tử vong...
Câu chuyện phạm tội được bị cáo Lương Văn Cảnh (SN 1982, ngụ khóm 3, thị trấn Thới Bình, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau) và đồng bọn khai tại phiên tòa khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên vì tại sao cải tạo ở trại giam, các bị cáo không phục thiện mà biến thành những tên tội phạm tàn bạo. Cảnh là đối tượng hình sự đã nhiều lần vào tù về tội "Trộm cắp tài sản", hiện y đang chấp hành bản án 12 năm tù về tội "Cướp tài sản" cùng với em ruột là Lương Văn Giang (SN 1984). Giang cũng là đối tượng có 2 tiền án "Trộm cắp tài sản", đang thụ án 8 năm 6 tháng tù giam về tội "Cướp tài sản". Bọn chúng được giam tại phòng số 5, Nhà tạm giữ Công an huyện Thới Bình.
Theo Cáo trạng, ngày 17/7/2012, Công an huyện Thới Bình bắt tạm giam đối với bị can Dương Tấn Thường, ngụ xã Đông Hưng B, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang để điều tra về tội "Cố ý gây thương tích". Chiều cùng ngày, Thường được áp giải đến nhà tạm giữ. Tại đây, Thường được Nguyễn Hoàng Kha (chiến sỹ nghĩa vụ) và các phạm nhân là Lê Văn Quân (SN 1985, ngụ huyện Thới Bình, đang thụ án 18 tháng tù về tội "Huỷ hoại tài sản"; Bùi Quốc Hận (tự Hiểu, SN 1988, ngụ huyện Trần Văn Thời, đang thụ án 9 tháng tù về tội "Cố ý làm hư hỏng tài sản"), Nguyễn Vũ Linh (SN 1991, ngụ huyện Thới Bình, đang thụ án 2 năm tù về tội "Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ") dẫn về buồng giam số 05. Khi vào buồng, Thường bị phát hiện có cất giấu thuốc lá, bật lửa và 30.000 đồng. Kha liền "bật đèn xanh" cho các phạm nhân: "Kiểm tra có vật cấm sao tụi mày không đánh nó?". Nghe xong, Quân, Linh, Hận cùng xông đến đấm đá tới tấp vào người Thường, còn Kha đá vào mặt, vai Thường. Chưa hết, Kha còn chạy đi lấy dùi cui để đánh Thường nhưng bị một số cán bộ can ngăn kịp thời.
Bi kịch của Thường chỉ mới bắt đầu, khi vừa bước vào buồng giam số 05, Thường bị Cảnh "đại bàng" làm thủ tục "chào phòng" bằng cách đấm đá liên tục khiến Thường gục xuống. Cảnh và Giang tiếp tục hè nhau lôi nạn nhân dậy để tiếp tục hành hạ bằng cách đập đầu Thường vào tường. Sau trận đòn, thấy Thường vã mồ hôi nên hai đại bàng nghỉ tay cho Thường đi tắm. Sau đó, Cảnh gọi Bùi Văn Công (SN 1988, ngụ huyện Thới Bình, đang chấp hành bản án một năm tù về tội "Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có") đến tra khảo Thường. Theo "thông lệ" buồng giam do các phạm nhân đặt ra, các người mới đến phải ngồi xuống đất, hai tay để dưới đùi, khai rõ về nhân thân, "màn kết" là phải ngồi yên để nhận 3 cú đá vào ngực. Do bị đá đau quá nên Thường dùng tay chống đỡ, thấy vậy Cảnh, Giang, Công và Bùi Chí Linh (SN 1993, ngụ huyện Thới Bình, đang chấp hành bản án 6 năm tù về tội "Mua bán trái phép chất ma tuý") cùng xông đến đấm đá tới tấp vào người Thường. Sau khi bị đánh, Thường xin phép Cảnh vào phòng vệ sinh nhưng do quá mệt nên chậm đi ra. Thấy vậy, Trịnh Văn Minh (SN 1993, ngụ huyện U Minh, hiện đang chấp hành bản án 6 năm tù về tội "Cướp tài sản") xông đến đá vào người Thường. Một số phạm nhân đang chấp hành hình phạt tù cũng tham gia đánh Thường. Cảnh ra lệnh cho Minh dùng khăn trói tay Thường để Cảnh lấy cây dùng để ép nước cầu vệ sinh đánh vào người Thường 2 cái. Giang cùng với Xuyên và Công tiếp tục đánh bằng đầu gối vào ngực và lưng Thường.
Cảnh thể hiện vai trò "đại bàng" bằng cách buộc tất cả các phạm nhân phải cùng tham gia đánh Thường, nếu không ai từ chối sẽ bị Cảnh đánh. Sau màn tra tấn tập thể, Thường bất tỉnh và sau đó tử vong do sốc chấn thương vì gãy xương ức và gãy xương sườn số 4. Vụ án "Cố ý gây thương tích dẫn đến chết người" được khởi tố. Đứng trước vành móng ngựa, các bị cáo đều cúi đầu thừa nhận hành vi phạm tội.
Trại giam là nơi cải tạo, giúp các bị cáo cải tà quy chính, hoàn lương để hòa nhập cộng đồng. Vậy nhưng, các bị cáo vẫn thể hiện thái độ ngông cuồng, vi phạm pháp luật, tiếp tục hành xử côn đồ, coi thường sức khỏe, tính mạng của người khác. Với nhiều tình tiết tăng nặng, TAND tỉnh Cà Mau đã tuyên phạt "đại bàng" Lương Văn Cảnh 15 năm tù, Lương Văn Giang 12 năm; các bị cáo khác lãnh từ 2 đến 8 năm tù giam. Vụ án còn để lại nhiều bài học cho công tác quản lý tại các nhà tạm giam, chính sự thiếu trách nhiệm của các cán bộ quản giáo đã tạo cơ hội cho những đối tượng "đại bàng" tác oai tác quái, gây ra vụ án đau lòng.
Theo Xahoi
Đang ngủ thấy cháu bé nằm chung liền "làm bậy" Ngày 23/8, VKSND tỉnh Khánh Hòa cho biết đã hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Phan Văn Dũng (SN 1992, trú thôn Phú Hậu, xã Suối Hiệp) về tội hiếp dâm trẻ em. Bé gái 6 tuổi bị hiếp dâm. (Ảnh minh họa). Trước đó, khoảng 12h ngày 15/2/2013, Dũng mắc võng tại gốc mít trong vườn nhà ông Phan Văn...