Luật sư phản đối Thông tư 28 của Bộ Công an
- “Những luật sư thường xuyên tham gia tố tụng trong các vụ án, đặc biệt là án hình sự thì rất “sốc” với Điều 38 Thông tư 28 của Bộ Công an”, Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng Luật sư Chính Pháp, nhận định.
Sáng 7/8, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã có buổi làm việc với đại diện Vụ Pháp chế (Bộ Công an), để chuẩn bị cho việc ra văn bản nêu ý kiến chính thức về quy định tại Điều 38 Thông tư số 28/2014/TT-BCA quy định về công tác điều tra hình sự của Bộ này.
Trước đó, ngày 1/8, tại buổi làm việc với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Lê Thúc Anh đã phản ánh việc Thông tư 28/2014 trong quá trình soạn thảo và ban hành đã không tham khảo ý kiến của Liên đoàn Luật sư, gây bức xúc trong giới luật sư.
Theo đó, Điều 38 – Trách nhiệm của Điều tra viên trong việc xử lý vi phạm đối với người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự hoặc trợ giúp viên pháp lý quy định:
“1. Khi phát hiện thấy người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự hoặc trợ giúp viên pháp lý có hành vi cản trở, gây khó khăn cho hoạt động điều tra như cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, ngăn cản việc khai báo, tiết lộ bí mật, cung cấp tài liệu sai sự thật, khiếu nại, kiến nghị không có căn cứ hoặc có hành vi trái pháp luật khác thì điều tra viên tiến hành lập biên bản sự việc trên, có thể ghi âm, ghi hình hoặc tiến hành biện pháp khác nhằm thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh hành vi cản trở, gây khó khăn cho hoạt động điều tra của họ.
2. Tùy theo mức độ vi phạm của người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự hoặc trợ giúp viên pháp lý, điều tra viên báo cáo thủ trưởng hoặc phó thủ trưởng cơ quan điều tra ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận người bào chữa, giấy chứng nhận người bảo vệ quyền lợi của đương sự hoặc đề xuất biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật”.
Liên quan đến vấn đề này, báo Đời sống và Pháp luật đã có cuộc trao đổi phỏng vấn với luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng Luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội.
Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp.
Luật sư Cường nhận định: “Nếu những người dân hoặc các luật gia không hành nghề luật sư thì có thể không mấy để ý đến các quy định của Thông tư này. Nhưng những luật sư thường xuyên tham gia tố tụng trong các vụ án, đặc biệt là án hình sự thì rất “sốc” với Điều 38 Thông tư số 28/2014/TT-BCA.
Video đang HOT
Quyền được bào chữa là một trong các quyền cơ bản được Hiến pháp quy định, quyền này được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật như Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Luật sư…
Tuy nhiên, trên thực tế, so với các nước trên thế giới thì tỷ lệ bị can, bị cáo tại Việt Nam có luật sư tham gia bào chữa là rất ít. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc giải quyết vụ án không khách quan, thậm chí oan sai, gây bức xúc dư luận… Chính vì vậy mà Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp nhằm tăng cường vị trí và vai trò của người bào chữa trong tố tụng hình sự, tiến hành công cuộc cải cách tư pháp, thực hiện Nghị quyết 49…
Có nhiều nguyên nhân khiến tỷ lệ luật sư tham gia bào chữa trong vụ án hình sự rất thấp so với các quốc gia trên thế giới, trong đó có hai nguyên nhân đáng lưu ý là “tâm lý xã hội”, trong đó có cả tâm lý của người tiến hành tố tụng (như: Cần gì phải bào chữa? Không có luật sư thì chúng tôi làm sai à? Có oan đâu mà luật sư phải tham gia? Mời luật sư chẳng giải quyết được việc gì đâu….) và “ý thức của người tiến hành tố tụng” – gây khó khăn, cản trở luật sư trong quá trình hành nghề”.
Luật sư Cường cũng cho rằng: “Mặc dù Bộ luật Tố tụng hình sự sửa đổi và Luật Luật sư sửa đổi đã mở rộng quyền bào chữa cho luật sư và quyền được bào chữa cho bị can, người bị tạm giữ: Luật sư có thể tham gia tố tụng ngay từ thời điểm tạm giữ hoặc thời điểm có quyết định khởi tố vụ án… Tuy nhiên, quy định này cũng không mấy cải thiện được số lượng người bị tạm giữ, bị can có luật sư bào chữa ngay từ đầu.
Trước đây, Thông tư số 70/2011/TT-BCA ngày 10/10/2011 của Bộ Công an quy định: Khi thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận bào chữa, luật sư phải xuất trình “Giấy yêu cầu luật sư của người bị tạm giữ, bị can; giấy yêu cầu luật sư của người thân người bị tạm giữ, bị can (đối với trường hợp người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam có giấy nhờ người thân liên hệ nhờ luật sư bào chữa)” – trong khi họ đang bị cách ly, không thể tiếp xúc được với luật sư hay người thân….
Quy định này đã và đang khiến cho những người bị tam giữ, bị can đang bị tạm giam khó có thể thực hiện quyền được bào chữa của mình. Với quy định này đã làm mất quyền của người thân bị can trong việc nhờ luật sư bào chữa cho các bị can (người thân của họ).
Quy định này chưa được gỡ bỏ thì Bộ Công an lại “âm thầm” cho ra đời Thông tư số 28/2014/TT-BCA (thông tư này không lấy ý kiến của Liên đoàn Luật sư Việt Nam) gây cản trở quá trình hành nghề của giới luật sư.
Với những từ ngữ chung chung tại Điều 38 của Thông tư này như đã nêu ở trên “xúi giục khai báo gian dối”, “ngăn cản việc khai báo”, “khiếu nại, kiến nghị không có căn cứ”, “hành vi…khác”…, nếu cộng với ý thức kém, kém cái tâm của người tiến hành tố tụng thì người bào chữa (luật sư) không thể hành nghề, tham gia tố tụng trong giai đoạn điều tra được.
Chính vì vậy, những luật sư đã và đang bị làm khó và các luật sư hiểu về thực trạng tố tụng hình sự mới có phản ứng quyết liệt đến như vậy.”
KIỀU HOA
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Vụ vây đánh CSGT ở Kon Tum: Xử lý thế nào?
Những hành vi như trên cần được lên án và xử lý nghiêm để lập lại trật tự kỷ cương, đảm bảo tính mạng, sức khỏe cho người thi hành công vụ và duy trì trật tự, an toàn xã hội", Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội đánh giá
Vụ việc CSGT tỉnh Kon Tum đang làm nhiệm vụ thì bị hàng trăm người dân bao vây và một số đối tượng quá khích đòi hành hung khiến dư luận đặc biệt quan tâm.
Cụ thể, vào ngày 8.7, đối tượng Nguyễn Quang Minh (SN 1996, trú tổ 4, phường Quyết Thắng, TP Kon Tum) và nam thanh niên ngồi khi điều khiển xe mô tô mang BKS 82B1-221.20 không những không đội mũ bảo hiểm mà còn bỏ chạy khi có hiệu lệnh dừng xe của CSGT.
Khi bị 5 xe của lực lượng CSGT truy đuổi, 2 đối tượng trên còn lạng lách, đánh võng, dùng dép, cởi áo ném dép, vẫy tay thách thức CSGT. Khi đến đoạn đường đông dân cư, các đối tượng còn kích động người dân tụ tập, bao vây để cản trở việc truy đuổi. Không dừng lại ở đó, chúng còn chặn xe, lăng mạ, đòi hành hung cảnh sát giao thông tỉnh Kon Tum.
Đối tượng khoanh vòng tròn đỏ được xác định là người ngồi sau khiêu khích lực lượng cảnh sát giao thông.
Trao đổi với PV về những vấn đề pháp lý xung quanh vụ việc trên, Luật sư Đặng Văn Cường (Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội) cho biết, hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông và không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển phương tiện giao thông của 2 đối tượng trên phải bị xử lý hành chính theo quy định của Luật Giao thông đường bộ và hướng dẫn tại Điều 5, Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13.11.2013 của Chính Phủ.
Việc Thượng tá Trần Thanh Nhã, Phó công an TP Kon Tum bước đầu lập biên bản vi phạm hành chính và tạm giữ xe của các đối tượng trên theo Luật sư Đặng Văn Cường là hoàn toàn đúng pháp luật.
Riêng hành vi dùng dép, cởi áo ném về phía CSGT của hai đối tượng trên khi đang điều khiển xe và lợi dụng lúc đông người, lộn xộn ném vật cứng trúng vào vùng vai phải của Thiếu úy Đinh Lê Mạnh Hùng, Luật sư Đặng Văn Cường nhận định là đã có dấu hiệu của tội chống người thi hành công vụ theo quy định tại Điều 257 Bộ luật hình sự.
"1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.Cụ thể, Điều 257 Bộ luật hình sự quy định rõ:
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng;
đ) Tái phạm nguy hiểm".
"Nếu hành vi chống người thi hành công vụ mà gây thương tích cho nạn nhân hoặc chết người thì người thực hiện hành vi phạm tội còn có thể bị xử lý về tội cố ý gây thương tích theo quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự hoặc tội Giết người theo quy định tại Điều 93 Bộ luật hình sự", Luật sư Đặng Văn Cường nhấn mạnh thêm.
Bên cạnh đối tượng Nguyễn Quang Minh và nam thanh niên ngồi sau xe Minh (hiện chưa xác định rõ danh tính) thì những người dân mặc dù không tham gia giao thông nhưng có những hành vi: dùng gạch, đá... ném vào CSGT, CSCĐ (những người đang thực hiện nhiệm vụ, công vụ) cũng có thể bị xử lý về tội chống người thi hành công vụ.
Sự việc người dân vây đánh CSGT trên địa bàn TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum những ngày qua chỉ là một trong những ví dụ của tình trạng người dân không chấp hành hiệu lệnh và chống người thi hành công vụ trong lĩnh vực giao thông đường bộ đang có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp hiện nay.
"Những hành vi như trên cần được lên án và xử lý nghiêm để lập lại trật tự kỷ cương, đảm bảo tính mạng, sức khỏe cho người thi hành công vụ và duy trì trật tự, an toàn xã hội", Luật sư Đặng Văn Cường đánh giá.
Theo Đời sống Pháp luật
Mức án nào cho người mua bán trẻ em ở chùa Bồ Đề? Hành vi như báo chí đã nêu có thể xử lý về tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em theo quy định tại Điều 120 Bộ luật hình sự", luật sư Đặng Văn Cường chia sẻ Những ngày qua, dư luận không khỏi xôn xao và bức xúc trước thông tin mua bán trẻ em tại chùa Bồ Đề. Được...