Luật sư nói về vụ ông lão U70 bị tố xâm hại nhiều lần thiếu nữ 17 tuổi
Luật sư Đặng Văn Cường đã có những phân tích rất chi viết vụ việc ông lão U70 bị tố xâm hại nhiều lần thiếu nữ 17 tuổi.
Luật sư Cường cho rằng cần thận trọng trong việc thu thập và đánh giá chứng cứ vụ ông lão U70 bị tố xâm hại nhiều lần thiếu nữ 17 tuổi. Ảnh: Phạm Đông.
Liên quan đến sự việc thiếu nữ 17 tuổi tố bị ông lão 70 tuổi xâm hại nhiều lần xảy ra ở thôn Đào Xá, phường Phong Khê, TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, trao đổi với PV Báo Lao Động, thạc sĩ-luật sư Đặng Văn Cường (Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư TP. Hà Nội) cho biết, trong thời gian qua nhiều vụ án xâm hại tình dục trẻ em liên tục được phát hiện và xử lý.
Tuy nhiên, việc đấu tranh với loại tội phạm xâm hại tình dục là rất khó khăn. Rất nhiều vụ việc có nghi ngờ nhưng không đủ căn cứ pháp lý để buộc tội thì cũng không thể xử lý được đối tượng nghi vấn. Trong vụ việc này, gia đình nạn nhân cho rằng ông H đã 2 lần cưỡng hiếp em H nhưng chưa có chứng cứ nào rõ nét để buộc tội ông H.
Luật sư Đặng Văn Cường.
“Lần thứ nhất H kể là tại nhà ông H nhưng không ai nghe thấy tiếng kêu cứu của H. Khi về, H. cũng không nói với ai, không trình báo cơ quan chức năng, không thấy có biểu hiện sợ hãi hoảng loạn, không bị thương tích… cũng chưa thấy chứng cứ nào về việc ông H bị cào cấu, cắn xé… nên chưa có gì chứng minh ông H giao cấu với H là trái ý muốn.
Lần thứ hai là trong nhà nghỉ, đây là địa điểm rất khó để chứng minh hành vi hiếp dâm. Qua thông tin ban đầu, hành vi lén lút của cả ông H và cháu H chưa thấy chứng cứ nào về kêu cứu, chống cự…” – luật sư Cường phân tích.
Video đang HOT
Ngôi nhà chật chội, nghèo xơ xác nơi gia đình chị N và cháu H đang sinh sống.
Trong vụ việc này, luật sư Cường cho rằng cơ quan chức năng cần thận trọng trong việc thu thập và đánh giá chứng cứ. Trước tiên cần triệu tập các lời khai, thu thập lời khai của những người làm chứng, khám nghiệm hiện trường, thu thập các dấu vết trên hiện trường, đưa cháu H đi khám sinh dục để xác định là bộ phận sinh dục có bị tác động, xâm hại hay không, có tinh dịch của ông H trong đó không? Cơ thể có những dấu vết cho thấy H đã vật lộn và chống trả ông H hay không?.
Dựa trên những gì luật pháp quy định, luật sư Cường cho biết, hành vi của ông H chỉ được coi là phạm tội nếu tại thời điểm quan hệ tình dục với cháu H (nếu có) chưa đủ 16 tuổi hoặc cháu H đã đủ 16 tuổi nhưng việc giao cấu của ông H với cháu H là trái ý muốn.
Cũng theo luật sư Cường, nếu cháu bé bị bệnh tâm thần, mất khả năng nhận thức thì mới có thể quy kết ông H về hành vi giao cấu với người bị bệnh tâm thần, không có khả năng tự vệ.
Vụ việc này cơ quan Công an đã vào cuộc, bởi vậy cần chờ kết quả xác minh của cơ quan Công an, nếu kết luận vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì mới có căn cứ để xử lý hình sự hay không.
PHẠM ĐÔNG
Theo Laodong
Người lớn tát rách môi trẻ em có thể bị phạt tù
Theo luật sư Nguyễn Anh Thơm, người lớn tát, đánh rách môi trẻ có thể bị xem xét tội hành hạ trẻ em.
Ngày 25/5, tài khoản Facebook có tên T.D. nhận mình là em vợ MC/BTV Minh Tiệp của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV). Nữ sinh lên tiếng tố cáo nam MC/BTV đánh mình rách môi, cũng như bạo hành trong suốt 5 năm.
Trao đổi với Zing.vn, bố của T.D là bác sĩ Phạm Cầm Kỳ - giám đốc Bệnh viện Sản - Nhi Ninh Bình - nói "cả hai có va chạm, nhưng do mâu thuẫn nhỏ".
Trả lời báo chí, MC/BTV Minh Tiệp thừa nhận có "động tay động chân" khi thấy T.D. dùng kéo dọa vợ con mình. Anh phủ nhận thông tin bạo hành em vợ trong nhiều năm như T.D. tố cáo trên mạng.
Theo luật sư Nguyễn Anh Thơm, Trưởng Văn phòng Luật sư Nguyễn Anh (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), chưa thể kết luận vụ việc này, bởi thông tin các bên còn chưa thống nhất, cần cơ quan chức năng điều tra, kết luận. Tuy nhiên, ở góc độ pháp luật, ông Thơm cảnh báo nếu người lớn đánh trẻ em sẽ bị xem xét xử lý theo quy định, thậm chí bị phạt tù.
Có thể bị phạt tù
Theo luật sư Nguyễn Anh Thơm, điều 1, Luật Trẻ em 2016 quy định: "Trẻ em là người dưới 16 tuổi". Luật này nghiêm cấm hành vi bạo lực trẻ em và không cung cấp hoặc che giấu, ngăn cản việc cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bóc lột, bị bạo lực cho gia đình, cơ sở giáo dục, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.
Mọi hành vi sử dụng vũ lực xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe người khác trái pháp luật đều bị xử lý nghiêm.
Nếu người bị tố tát, đánh rách môi trẻ em, có thể bị xem xét tội hành hạ trẻ em theo điều 140 Bộ luật Hình sự; bị phạt tù từ một đến 3 năm (nếu nạn nhân dưới 16 tuổi).
Cụ thể, với tội hành hạ người khác, người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại điều 185 của bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
Người nào phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến 3 năm: Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên; Đối với 2 người trở lên.
Trường hợp khác, người bị tố bạo hành trẻ em suốt 5 năm có thể bị xem xét tội hành hạ người khác và cố ý gây thương tích. Khi đó, tội phạm và hình phạt được quy định tại điều 140 và điều 134 Bộ luật Hình sự 2015.
Điều 134 quy định người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm: Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người; Đối với người dưới 16 tuổi...
Cũng theo luật sư Thơm, nếu trẻ có những ứng xử chưa đúng mực trong sinh hoạt khi ở chung nhà, người lớn cần khuyên bảo hoặc thông báo cho bố mẹ, hoặc nếu cần thiết thì đưa cho bố mẹ chăm lo, dạy bảo, không được bạo hành trẻ.
Cơ quan công an cần vào cuộc nếu có dấu hiệu bạo hành
Luật sư Nguyễn Anh Thơm cho hay khi có dấu hiệu trẻ bị bạo hành, cần có sự can thiệp của công an để điều tra, xử lý. Các hội bảo vệ quyền trẻ em cũng chỉ hỗ trợ tìm hiểu nội dung sự việc, chứ không có chế tài xử lý.
Thông tin tố cáo trên mạng xã hội cũng là căn cứ cho các cơ quan pháp luật xử lý. Trường hợp cháu T.D. đã thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng, có thể xem xét theo điều 144 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015.
Bà Ninh Thị Hồng - Phó chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam - cho hay hội đã kiến nghị cơ quan chức năng nhanh chóng xác minh có hay không việc T.D. bị anh rể bạo hành.
Người này cũng cho rằng trẻ em ngày càng mạnh dạn nói lên ý kiến của bản thân. Các em vượt qua rào cản xã hội để công khai sự việc bị người thân đối xử không tốt.
"Một tín hiệu đáng mừng khác là cộng đồng đang rất quan tâm và lên án hành vi bạo hành trẻ em", bà Hồng nói.
Ngày 25/5, một tài khoản Facebook có tên T.D. nhận mình là em vợ MC/BTV Minh Tiệp của VTV, tố bị anh rể đánh rách môi.Sau đó, tài khoản có tên Phuong Minh Pham - tự nhận là chị thứ hai của T.D. - lên tiếng phủ nhận những gì em mình chia sẻ trên trang cá nhân. Chị gái cả của nữ sinh (vợ MC Minh Tiệp) cũng khẳng định trên mạng là sự việc không như T.D. phản ánh.Tối 27/5, T.D. livestream trên Facebook, đính chính một số thông tin liên quan sự việc: "Hiện tại mình ổn, rất cảm ơn ý tốt của các anh chị từ những trung tâm bảo vệ trẻ em nhưng mình/em xin phép từ chối anh chị vì em hoàn toàn bình thường ạ.Ngoài ra, việc bố mẹ mình xin giấy chứng nhận tâm thần từ bệnh viện gì gì đó là hoàn toàn không có thật. Mình mong mọi người biết đâu là đúng, đâu là sai để tránh nghe/đọc phải những thông tin đã bị thổi phồng".
Theo Quyên Quyên (Zing)
Vì sao phiên tòa xét xử vụ án chạy thận tử vong ở Hòa Bình kéo dài? Xác định sai tư cách của những người tham gia tố tụng; số lượng người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan nhiều; những chuyên gia có thể làm sáng tỏ những vấn đề pháp lý thì họ không được nói, hoặc không được tòa mời đến; còn nhiều "lỗ hổng" trong quy trình khám, chữa bệnh;...đó là một trong những nguyên...