Luật sư nói về tranh cãi bản quyền tác giả phim Trạng Tý
Giám đốc Công ty Luật TGS cho rằng nhà sản xuất Ngô Thanh Vân không vi phạm quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ khi mua bản quyền phim Trạng Tý từ Công ty Phan Thị.
Tuy nhiên càng đến gần ngày công chiếu, những câu chuyện về bản quyền tác giả xoay quanh phim Trạng Tý lại khiến dư luận chú ý. Một số quan điểm cho rằng Ngô Thanh Vân đã vi phạm quyền tác giả khi tự ý ký hợp đồng với công ty TNHH truyền thông giáo dục và giải trí Phan Thị (“Công ty Phan Thị”) để đưa các nhân vật trong “Thần đồng đất Việt” lên phim Trạng Tý.
Đối với vụ việc này, Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám đốc Công ty Luật TGS (Thuộc Đoàn Luật sư Thành Phố Hà Nội) cho rằng nhà sản xuất Ngô Thanh Vân không vi phạm quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ khi mua bản quyền từ công ty Phan Thị.
Bản án sơ thẩm năm 2019 về tranh chấp quyền tác giả liên quan đến bộ truyện tranh Thần đồng đất Việt xác định họa sĩ Lê Linh là tác giả (người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm) duy nhất của bộ truyện tranh Thần đồng đất Việt, còn Công ty Phan Thị là chủ sở hữu quyền tác giả.
Điều 39 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung 2019 quy định về quyền của chủ sở hữu tác giả là tổ chức giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả sẽ có quyền tài sản và một phần quyền nhân thân đối với tác phẩm nếu các bên không có thỏa thuận nào khác. Luật nêu rõ trường hợp các cá nhân, tổ chức khác khi khai thác, sử dụng một hoặc toàn bộ quyền tài sản sẽ phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả.
Như vậy, họa sĩ Lê Linh, với tư cách là tác giả, sẽ có các quyền lợi về nhân thân để bản thân được tôn vinh, được nhớ đến với vai trò là người đã sáng tạo ra tác phẩm. Công ty Phan Thị với tư cách là chủ sở hữu quyền tác giả sẽ có các quyền lợi về tài sản để khai thác tác phẩm vào các mục đích thương mại hoặc phi thương mại.
Làm tác phẩm phái sinh như phim Trạng Tí chính là một cách khai thác mà chủ sở hữu quyền tác giả có độc quyền thực hiện theo quy định. Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn (Khoản 8 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ).
Căn cứ Khoản 2 Điều 20 Luật sở hữu trí tuệ, quyền chuyển thể có thể do Công ty Phan Thị tự thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện.
Do vậy, Công ty Phan Thị có đầy đủ quyền để cho phép nhà sản xuất Ngô Thanh Vân thực hiện chuyển thể tác phẩm. Việc Ngô Thanh Vân tìm đến Công ty Phan Thị để ký kết hợp đồng là đúng chủ thể.
Làm tác phẩm phái sinh phải đảm bảo quyền nhân thân của tác giả
Một trong các quyền nhân thân của tác giả được quy định tại Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ là “Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả”.
Hình tượng nhân vật Trạng Tí vốn dĩ quen thuộc là hình ảnh chú bé có mái tóc trái đào, luôn mặc chiếc áo xanh có hình chữ S màu đỏ – biểu tượng của nước Việt Nam trước ngực. Đây là hình ảnh rất ý nghĩa, thể hiện trái tim cũng như tấm lòng yêu nước của nhân vật Tí nói riêng và của người Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, qua đoạn quảng cáo phim mới do nhà sản xuất phát hành trên các kênh truyền thông thì chi tiết hình chữ S màu đỏ – biểu tượng của nước Việt Nam trước ngực đã bị hay thế bởi hoa văn khác.
Do vậy, để sản xuất bộ phim Trạng Tí bảo đảm đúng quyền của tác giả, quyền của chủ sở hữu quyền tác giả theo đúng quy định luật Sở hữu trí tuệ, nhà sản xuất Ngô Thanh Vân và đạo diễn nên điều chỉnh lại tạo hình các nhân vật.
Tuy nhiên, khi được biết về vụ tranh chấp của họa sĩ Lê Linh và Công ty Phan Thị, nhà sản xuất Ngô Thanh Vân đã liên hệ với ông Lê Linh để thương lượng cũng đã thể hiện động thái tôn trọng tác giả và có thành ý. Hành động này của Ngô Thanh Vân có thể là cách thức để đảm bảo rằng bộ phim Trạng Tí không gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Khái quát lại, theo quy định của pháp luật, tuân thủ nghiêm ngặt phán quyết của tòa án, việc nhà sản xuất Ngô Thanh Vân thực hiện bộ phim Trạng Tí đã tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.
Tại Việt Nam, thực trạng phim chuyển thể từ truyện ngắn, tiểu thuyết đang dần phổ biến. Và không ít trong số đó cũng đã rất thành công, điển hình như “Mắt Biếc”, “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”. Một trong những lý do chính dẫn đến thành công đó sự ủng hộ từ chính tác giả và độc giả của truyện.
'Trạng Tí' bị cộng đồng mạng quay lưng, Ngô Thanh Vân tâm sự: 'Tôi làm phim vì khán giả'
Ngô Thanh Vân cho rằng mình đang làm phim vì khán giả nhưng khán giả lại không cho rằng như thế.
Tranh cãi bản quyền khiến Trạng Tí bị cộng đồng mạng tẩy chay vẫn còn nóng hổi. Mới đây, Ngô Thanh Vân lại lên tiếng: 'Với tâm niệm là một nhà sản xuất, tôi lao vào làm phim vì khán giả xứng đáng được thưởng thức những bộ phim tử tế'.
Khán giả cho rằng 'đả nữ' của màn ảnh rộng Việt đang tự mình trả lời cho câu hỏi cô từng đăng trước đó: 'Tự nghĩ mình cố gắng vì cái gì? Cho đến bệnh mà vẫn không ngừng nghỉ. Chỉ muốn buông trôi bỏ hết cho rồi. Cố gắng cho ai, vì ai?'.
Trước thái độ của Ngô Thanh Vân, nhiều dân mạng vẫn giữ thái độ phản đối, và còn gay gắt hơn trước vì cho rằng 'đả nữ' không tôn trọng khán giả như cô thể hiện.
'Nhưng mà chị ơi, giả dụ chị đã làm phim 'tử tế' thì người ta đâu tế chị lên nhiều lần nhiều ngày với nhiều lời lẽ đáng chê trách như vậy. Đến cả tác giả người ta còn chẳng đồng tình với chị thì phim của chị có thể chạm được vào ai đây?' - một dân mạng bình luận dưới bài đăng của Ngô Thanh Vân.
Thế nhưng, cũng có nhiều bình luận bảo vệ nữ diễn viên Hai Phượng: 'Ai cũng có quyền lựa chọn điều mình thích, đừng miễn cưỡng và đặc biệt đừng cố gắng nhồi nhét suy nghĩ tiêu cực của mình vào người khác', 'Chị Vân làm đúng luật. Nếu phim đó không được trình chiếu thì mình thật sự thất vọng, một bộ phim được đầu tư đúng nghĩa và lại được chuyển thể từ bộ truyện nổi tiếng'...
Cộng đồng mạng tẩy chay phim Trạng Tí khi phim sắp sửa ra mắt vì vấn đề bản quyền giữa tác giả Lê Linh, công ty Phan Thị và công ty của Ngô Thanh Vân.
Tác giả Lê Linh bày tỏ thái độ không ủng hộ phim Trạng Tí vì biết tiền sẽ 'chảy vào túi bọn ác'. Thêm vào đó, dù biết tòa đã xử thắng kiện bản quyền bộ truyện Thần Đồng Đất Việt cho ông, nhưng công ty sản xuất phim chỉ làm việc với Phan Thị, không hỏi ý kiến tác giả truyện tranh gốc về việc khai thác các nhân vật khi lên phim. Là 'cha ruột' của tác phẩm gốc, Lê Linh thấy nản lòng, buồn chán.
Bên cạnh đó, phim Trạng Tí còn bị 'tố' thay đổi quá nhiều so với nội dung của tác phẩm gốc. Chi tiết gây tranh cãi nhiều nhất là hình ảnh bản đồ Việt Nam trên áo của Trạng Tí trong truyện khi chuyển thể lên phim đã thay sang một hình ảnh khác, làm mất đi thông điệp yêu Tổ Quốc tác giả muốn truyền tải.
Trong tác phẩm gốc, Trạng Tí cũng chưa bao giờ thấy tủi thân vì xuất thân của mình, cũng chưa bao giờ nung nấu ý định đi tìm cha ruột.
Tham khảo ý kiến của luật sư, khi muốn mua bản quyền Thần Đồng Đất Việt để chuyển thể, công ty Ngô Thanh Vân liên hệ với nhà phát hành tác phẩm là công ty Phan Thị là không sai luật. Lúc công ty Ngô Thanh Vân liên hệ là vào năm 2016, chưa rộ lên ồn ào kiện tụng, công ty Phan Thị vẫn là chủ sở hữu của bộ truyện tranh.
Tuy nhiên, tác giả Lê Linh vẫn có thể đệ đơn xin tòa ra lệnh ngưng phát hành phim. Trong trường hợp tệ nhất, Trạng Tí có thể bị ngừng chiếu nếu tòa chấp thuận. Như vậy, bên Ngô Thanh Vân có thể kiện công ty Phan Thị vì các tổn thất liên quan tới tranh cãi bản quyền, nếu như trong hợp đồng có các thỏa thuận này.
Ngoài các dòng trạng thái 'vu vơ', bên Ngô Thanh Vân chưa có phản hồi nào mới sau khi cộng đồng mạng lập phong trào tẩy chay phim.
Trailer Trạng Tí phiêu lưu ký
Bị netizen dọa tẩy chay phim 'Trạng Tí', Ngô Thanh Vân bất lực đòi bỏ cuộc, tiết lộ cả tình hình đau ốm Ngô Thanh Vân vừa có động thái mới sau khi cư dân mạng hùa nhau đòi tẩy chay phim. Cuộc chiến phim Tết chưa vào mùa mà Ngô Thanh Vân và dự án Trạng Tí đã vướng phải hàng loạt lùm xùm. Sau bài đăng đầy tâm huyết của họa sĩ Lê Linh, Ngô Thanh Vân đã bị cộng đồng mạng chỉ trích...