Luật sư nói gì về việc mũ bảo hiểm rởm tràn lan trên phố?
Nói về việc xác định chất lượng mũ bảo hiểm, luật sư cho rằng cơ quan chức năng đừng bắt người tiêu dùng phải trở thành người thông thái khi các loạiMBH rởm vẫn bày bán tràn lan.
Luật sư Trương Anh Tú, Trưởng Văn phòng luật sư Trương Anh Tú cho rằng: “Việc xác định rạch ròi giữa hàng giả và hàng thật, hàng tốt hàng xấu, thì đôi khi cơ quan chức năng cũng còn không phân biệt được. Trong khi người dân làm gì có máy móc kiểm định, để mà biết MBH chất lượng tốt hay xấu.
Mặc dù Nhà nước có quy định dán tem để phân biệt giữa MBH tốt và MBH kém chất lượng, tuy nhiên thực tế là ngay cả loại tem này, cũng bị làm giả. Cơ quan chức năng còn chưa thể “thông thái” thì đừng bắt người tiêu dùng phải trở thành người thông thái. Tính khả thi của chương trình lần này, với những điều kiện không có gì chuyển biến hơn so với những lần trước, tôi cho rằng không cao, không thuyết phục được người dân”.
Mũ bảo hiểm bán tràn ngập ở nhiều tuyến phố Sài Gòn.
Theo luật sư Trương Anh Tú, ở Việt Nam, với một thị trường MBH rất bát nháo như hiện tại, bản thân các cơ quan Nhà nước cũng chưa kiểm soát tốt. Bằng chứng là các loại MBH rởm vẫn bày bán tràn lan với giá chỉ 20.000 – 30.000 đồng, thì khó có thể tin những loại MBH này là tốt.
Video đang HOT
Cơ quan quản lý Nhà nước, nếu lại đá quả bóng này sang cho người dân, tức là người tiêu dùng rơi vào tình cảnh thiệt đơn thiệt kép. Vừa là nạn nhân của hàng giả hàng nhái, vừa không bảo vệ được mình khi xảy ra tai nạn, lại vừa bị cơ quan chức năng phạt, vì “tội” mua phải hàng giả hàng nhái về sử dụng.
Ở một chừng mực nào đó, người dân mua phải hàng giả hàng nhái, trong khi thực tế là họ cố tìm hàng thật để mua mà không thấy. Thì lẽ ra người tiêu dùng còn có quyền trách phạt, thậm chí “kiện” cơ quan Nhà nước, vì đã buông lỏng quản lý.
Do vậy, cơ quan chức năng trước hết phải làm tốt nhiệm vụ của mình đã, cụ thể là quản lý tốt thị trường và chất lượng MBH rồi sau đó hãy tính đến chuyện xử phạt.
Nếu vẫn cứ để MBH nhái, rởm kém chất lượng bán tràn lan ngoài đường, thì đương nhiên người dân vẫn… “tránh trời không khỏi nắng”. Cần phải xử lý tận gốc, đó là đối với hành vi sản xuất hàng giả hàng nhái, vì rõ ràng đây là dấu hiệu vi phạm pháp luật. Chế tài xử lý hành vi này cũng rất mạnh, chúng ta sẽ dễ xử lý hơn rất nhiều, so với việc xử lý phần ngọn là người tiêu dùng. “Tôi nghĩ rằng, cơ quan chức năng, cần nhìn nhận những nguyên nhân trên, thấy rõ vấn đề để có những giải pháp giải phù hợp, triệt để”, luật sư Trương Anh Tú chia sẻ.
Theo Pháp luật Xã hội
Sinh viên: Vẫn chưa hết tết?!
Đến thời điểm hiện tại, một số trường ĐH, CĐ đã trở lại hoạt động bình thường sau kỳ nghỉ Tết khá dài. Tuy vậy, hình ảnh dễ dàng bắt gặp là những giảng đường vắng hoe do lượng sinh viên nghỉ học khá lớn với vô vàn lý do.
Lớp học vắng hoe là tình trạng chung của không ít giảng đường sau Tết
Tháng Giêng là tháng nghỉ ngơi
Mặc dù đã qua rằm tháng Giêng nhưng dường như dư âm của những ngày nghỉ Tết vẫn còn trong giới sinh viên. N.T. H - sinh viên trường Cao đẳng kinh tế cho biết, kỳ nghỉ tết năm nay dài nên đa số các bạn sinh viên chưa bắt nhịp lại với việc học tập. Trong những ngày đầu năm, lớp của H thường xuyên vắng hàng chục bạn với đủ loại lý do như nhà xa chưa lên kịp, bị ốm, gia đình có việc bận... Tuy vậy, trên thực tế, hầu hết đều nghỉ học đi chơi, lễ chùa, thậm chí ở nhà nhậu nhẹt, đánh bài và...ngủ. Nguyên nhân là do vào đầu năm, việc kiểm tra sỹ số lỏng lẻo, nhiều thầy cô còn "nương tay" với sinh viên.
Bên cạnh những sinh viên không đến trường thì tình trạng sinh viên đến muộn, bỏ tiết diễn ra ở hầu hết các giảng đường. Không ít sinh viên tuy ở trong lớp nhưng không phải để học mà...ngủ gật, nhắn tin, chơi game, thậm chí chỉ chờ điểm danh xong là... chuồn. V.T - sinh viên ĐH Văn hóa chia sẻ, có bạn cách trường gần chục cây số, đi học mất hàng tiếng đồng hồ, nhưng khi vừa vào lớp được vài phút đã mất hút cùng các bạn khác. Khi cán bộ lớp nhắc nhở, hỏi lý do thì các bạn đó hồn nhiên trả lời: "Tết về quê, chưa giao lưu được với bạn bè nên ra Tết phải gặp gỡ bù. Với lại, việc học là cả năm, cả đời, nghỉ vài ngày đầu năm chẳng ảnh hưởng gì".
Lấy lý do xuống trường sớm để học, ngay từ mùng 6 Tết, N.Đ.H (ở Mộc Châu, Sơn La) đã khăn gói xuống Hà Nội. Từ đó đến nay, trung bình mỗi ngày, H hoàn thành từ 2-3 cuộc "gặp mặt đầu xuân", khi thì với bạn cùng khu trọ, khi với bạn cùng lớp hay bạn cùng... khoa, bạn đồng hương... Hậu quả là chỉ trong vòng 10 ngày, H đã tiêu hết số tiền ăn, tiền nhà của 2 tháng.
Nếu như các sinh viên nam chìm đắm trong các cuộc nhậu nhẹt, bài bạc thì thú vui của các sinh viên nữ trong những ngày đầu năm mới là xem bói, đi lễ, giải hạn, dã ngoại đầu xuân, thậm chí là đi "cắt tiền duyên". M.C, sinh viên CĐ Du lịch tâm sự, dù trường đã vào học được hơn 1 tuần nhưng mẹ C kiên quyết bắt C ở nhà để theo mẹ đi "cắt tiền duyên" hết nơi này qua nơi khác. Nguyên nhân là do đã 21 tuổi nhưng C chưa có một mảnh tình vắt vai. "Thầy" phán nếu muốn có người yêu, C phải làm lễ cắt tiền duyên trong tháng 1 âm lịch. Không chỉ có C mà còn có không ít sinh viên nữ trong những ngày đầu năm không lo học hành mà chỉ mải mê đi lễ chùa "cầu duyên".
Nguyên nhân phát sinh tệ nạn
Mải mê trong những cuộc chơi đã khiến một số sinh viên lâm vào cảnh nợ nần trong những ngày đầu năm mới. Để có tiền chi tiêu, không ít người đã phải mang những tài sản đáng giá như xe máy, máy tính xách tay, điện thoại đặt ở hiệu cầm đồ. Bên cạnh đó, tình trạng sinh viên tụ tập uống rượu bia tràn lan cũng là nguyên nhân phát sinh nhiều mâu thuẫn, dẫn đến cãi vã, đánh chửi nhau, ảnh hưởng đến an ninh trật tự.
Thạc sỹ Nguyễn Xuân Đạt - giảng viên Trường ĐHDL Thăng Long cho rằng, tình trạng giảng đường vắng trong những ngày đầu năm diễn ra khá phổ biến ở nhiều trường ĐH, CĐ. Nguyên nhân là do một số sinh viên có tư tưởng xả hơi đầu năm, không quan tâm đến việc học. Trong khi đó việc quản lý của các trường vẫn chưa nghiêm. Ngoài ra, việc kiểm soát số lượng sinh viên bỏ tiết hay đến muộn cũng không phải là điều đơn giản. Để khắc phục tình trạng này, các trường cần tăng cường hoạt động quản lý đầu năm, giáo dục ý thức học tập cho sinh viên một cách cụ thể và thường xuyên, có hình thức động viên, khen thưởng kịp thời những sinh viên đi học đầy đủ và đúng giờ.
Ai cũng biết, dịp Tết là để vui chơi, sum họp gia đình và gặp gỡ bạn bè. Song mỗi sinh viên không nên quá lạm dụng kỳ nghỉ này, tìm mọi cách kéo dài, ảnh hưởng xấu đến việc học, tự hủy hoại tương lai của chính bản thân mình...
Theo ANTD
Dương Chí Dũng có đơn tố cáo đưa tiền cho người "mật báo" Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 2.2014 của Ban Nội chính Trung ương là tập trung thực hiện nhiệm vụ Ban Bí thư giao về việc giải quyết tố cáo của bị can Dương Chí Dũng. Nội dung này được thể hiện trong báo cáo về tình hình, kết quả công tác tháng 1, nhiệm vụ công tác tháng 2.2014...