Luật sư lên tiếng vụ tàu 67: Có thể khởi tố tội lừa dối khách hàng
Liên quan đến vụ việc hàng loạt tàu 67 hư hỏng tại Bình Định, luật sư cho rằng doanh nghiệp đóng tàu co dâu hiêu pham tôi “lưa dôi khach hang”, quy đinh tai điêu 162 Bô luât hinh sư. Đặc biệt, tội danh này đủ điều kiện để khởi tố điều tra.
Công ty đóng tàu hăm dọa cả ngư dân
Tàu vỏ thép BĐ 99567 TS của ngư dân Nguyễn Văn Mạnh (SN 1961) được đóng tại công ty TNHH Đại Nguyên Dương (Nam Định). Tháng 7.2017, mới đến thời hạn tái kiểm định nhưng hiện nay tàu đã xuống cấp trầm trọng.
Ngư dân Mạnh cho biết: “Trong hợp đồng, tàu được đóng thép Hàn/ Nhật nhưng quá trình giám sát đóng tàu tại nhà máy, con trai tôi phát hiện tàu đóng bằng thép Trung Quốc. Bức xúc, nó lên tiếng phản ánh và chụp hình những mẫu vật liệu thép của Trung Quốc để làm bằng chứng thì bị nhân viên nhà máy đóng tàu ngăn cản, hăm dọa”.
Ngư dân Nguyễn Văn Mạnh cho biết: “Phía công ty TNHH Đại Nguyên Dương đối xử thiếu tình người”. Ảnh: D.T
Theo ngư dân Mạnh, bản thân ông cũng ra Nam Định giám sát đóng tàu và đã phát hiện doanh nghiệp “thi công” tàu không đúng hợp đồng. Khi yêu cầu làm đúng với hợp đồng ký kết, ông Mạnh lại bị đối xử “thiếu tình người”.
Đăng kiểm biết máy dỏm, thép Trung Quốc vẫn xác nhận
“Trong khi đó, kiểm soát viên của Trung tâm đăng kiểm tàu cá, thuộc Tổng cục Thủy sản cũng có kiểm tra việc đóng tàu. Tôi đã trình bày những vướng mắc với mong muốn được giúp đỡ, nhưng họ bảo con tàu vẫn đảm bảo chất lượng ra khơi nên tôi chẳng biết làm sao. Sau khi tàu hỏng, tại cuộc họp với Sở NNPTNT Bình Định, ngư dân lo lắng thép không đúng hợp đồng, công ty đóng tàu tự thay thế thép Trung Quốc thì bên Trung tâm đăng kiểm tàu cá xác nhận doanh nghiệp dùng thép Trung Quốc nhưng đủ chất lượng để đóng tàu. Giờ tàu hư hỏng vậy, chúng tôi chẳng biết kêu ai, cái gì cũng đúng quy trình mà hư hỏng ai tin?”- ngư dân Mạnh than vãn.
Con tàu gần 20 tỷ đồng của ngư dân hư hỏng, trách nhiệm Trung tâm đăng kiểm ở đâu. Ảnh: D.T
Theo ông Phan Trọng Hổ- Giám đốc Sở NNPTNT Bình Định, dự kiến ngày 20.6, Tổ thẩm định 18 tàu 67 hư hỏng của UBND tỉnh sẽ có báo cáo kết quả kiểm tra. Theo kết quả ban đầu, Tổ thẩm định ghi nhận vỏ tàu bị gỉ sét, chất lượng thép không đúng theo hợp đồng (thay thế thép Hàn/Nhật bằng thép Trung Quốc), sơn không đảm bảo theo quy trình, máy tàu không phải chính hãng Mitsubishi và linh kiện bên trong máy không phù hợp, thiết bị hàng hải chưa đúng thiết kế.
Video đang HOT
Trong khi đó, kết quả kiểm tra máy Mitsubishi của chuyên gia Nhật Bản trong 9 tàu 67 tại Bình Định chỉ có 1 tàu lắp đúng máy chính hãng, 8 tàu còn lại lắp máy không phải hàng chính hãng.
Trao đổi với phóng viên, nhiều ngư dân đặt ra hàng loạt câu hỏi nghi vấn, không hiểu vì sao thép không đúng hợp đồng, máy không chính hãng lại dễ dàng “lọt mắt” Trung tâm đăng kiểm tàu cá (Tổng cục Thủy sản) đến vậy?.
Ngư dân Lê Văn Thãi buồn bã vì tàu vỏ thép hư hỏng, phải nằm bờ chịu lỗ. Ảnh: D.T
“Lúc giám sát tàu, thì bên đăng kiểm xuống kiểm tra liên tục. Nói thật, bà con không thuê giám sát độc lập riêng vì nghĩ Nam Triệu là doanh nghiệp của ngành công an nên tin tưởng. Trong đó, có thêm kiểm định nhà nước ngư dân rất yên tâm sẽ được bảo vệ quyền lợi. Do lần đầu tiên đóng tàu vỏ thép, chúng tôi không nắm rõ thế nào mới đảm bảo chất lượng, thấy cũng như thấy vậy thôi. Tuy nhiên, lúc giám sát tôi nghi ngờ máy không chính hãng vì hộp số không phù hợp nhưng nhà máy nói vẫn đảm bảo. Giờ tàu hư hỏng khiến tôi thua lỗ hơn 600 triệu đồng, chẳng biết kêu ai”- ngư dân Lê Văn Thãi – Chủ tàu BĐ 99016 TS (đóng tại công ty TNHH MTV Nam Triệu), buồn bã nói.
Có dấu hiệu lừa dối khách hàng!
Liên quan đến vụ việc tàu 67 hư hỏng tại Bình Định, sau khi theo dõi thông tin trên truyền thông, luât sư Vo Hông Nam – Chu nhiêm Đoan luât sư tinh Binh Đinh cho rằng có dấu hiệu phạm tội “lừa dối khách hàng”.
Theo luật sư Nam, nếu Công ty TNHH MTV Nam Triêu lăp may không chính hãng, Công ty TNHH Đai Nguyên Dương (Nam Định) tư y thay thê thep Han/ Nhât sang thép Trung Quốc để đóng tàu mà không được chu tau đông y thi ho co dâu hiêu pham tôi “lưa dôi khach hang” quy đinh tai điêu 162 Bô luât hinh sư.
Tàu 67 hư hỏng, ngư dân gánh nợ ngân hàng. Ảnh: D.T
“Việc có tội hay không, còn phụ thuộc vào cơ quan tiến hành tố tụng sau khi điều tra. Nhưng theo điều 162 Bộ luật hình sự thì tôi cho rằng có dấu hiệu của tội “lừa dối khách hàng”. Tội này đủ điều kiện khởi tố để xác minh, điều tra”- luật sư Nam khẳng định.
Theo luật sư Nam, khi ngư dân Bình Định muốn được tư vấn pháp lý để kiện công ty đóng tàu ra tòa thì bản thân ông sẽ hỗ trợ hết mình.
“Còn đối với Đoàn luật sư, nếu ngư dân yêu cầu hỗ trợ thì tôi sẽ có trao đổi luật sư thành viên của đoàn. Luật sư nào muốn bảo vệ miễn phí hoặc đóng góp giúp đỡ ngư dân, chắc chắn tôi sẽ tạo điều kiện”- luật sư Nam cho hay.
Về trách nhiệm cơ quan đăng kiểm, luật sư Nam cho rằng: “Nếu trong quá trình điều tra có việc sai phạm thì cơ quan chức năng sẽ xử lý theo tội “có dấu hiệu sai phạm cố ý làm trái” hoặc “thiếu trách trách nhiệm gây hậu quả nghiệm trọng”. Lúc đó, cơ quan điều tra sẽ có biện pháp xử lý”.
Phải xử lý hình sự Trước việc 18 con tàu 67 được đóng tại 2 công ty TNHH MTV Nam Triệu (tại Hải Phòng, thuộc Tổng cục Hậu cần, Bộ Công an) và công ty TNHH Đại Nguyên Dương (Nam Định) bị hư hỏng khiến ngư dân Bình Định đối mặt với số nợ hàng chục tỷ đồng từ vốn vay ngân hàng. Ông Võ Thiên Lăng- Phó Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam cho biết: “Dù kết quả giám định của Tổ giám định tại Bình Định như thế nào, thì phải chiếu theo luật hình sự mà xử lý. Tôi cho rằng, việc xử lý hình sự là đúng, cố tình thay thép, thay máy tầm bậy là hại cho đất nước. Vấn đề không chỉ có 18 chiếc tàu hư hỏng, mà theo nhiều người đây hành động “phản bội” đất nước, ngư dân không đi đánh bắt được thì làm sao bảo vệ lãnh thổ, ngư trường”.
Theo Danviet
Vụ tàu 67: Ngư dân phẫn nộ, vì lại bị công ty đổ lỗi làm hỏng tàu
Nhà cung cấp máy Doosan (Hàn Quốc) cho rằng việc máy tàu bị hư hỏng liên tục lỗi thuộc về Chủ tàu vỏ thép BĐ 99245 TS ngư dân Trần Đình Sơn (xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, Bình Định). Tuy nhiên, đại diện nhà cung cấp máy Doosan lại từ chối công bố kết quả cụ thể?.
Nằm bờ gần 80 ngày vì tàu vỏ thép hư hỏng, ngư dân Trần Đình Sơn bức xúc . Ảnh: D.T
Nhà cung cấp hãng máy: Máy hỏng lỗi do ngư dân?
Chiều nay (15.6), trao đổi với phóng viên Dân Việt qua điện thoại, ông Bùi Thanh Hải- Giám đốc công ty TNHH ô tô Đông Hải (nhà cung cấp máy Doosan chính hãng cho công ty TNHH MTV Nam Triệu) cho biết: "Chính sách bảo hành toàn cầu của hãng Doosan là thay thế phụ tùng cho các bộ phận hư hỏng. Chúng tôi đã đưa phụ tùng để lắp vào máy cho ngư dân Trần Đình Sơn nhưng ông không đồng ý. Yêu cầu ông Sơn đặt ra là muốn thay máy mới dù đến bây giờ lỗi là ở ông Sơn. Chúng tôi gần như có quyết định lỗi thuộc về ông Sơn và hôm nay sẽ công bố lỗi đó với UBND tỉnh Bình Định".
Phóng viên đặt câu hỏi: "Vậy lỗi thuộc về ngư dân Sơn, cụ thể như thế nào"?. Ông Hải đã từ chối trả lời câu hỏi này.
"Đây không còn là vấn đề kinh doanh, mà liên quan đến chính trị. Thực ra, kinh doanh thì chúng tôi không bao giờ đổ lỗi cho khách hàng nhưng chúng tôi sẽ chứng minh những cái không phải lỗi của hãng máy. Chúng tôi không công bố kết quả mà chỉ có trách nhiệm đưa chứng cứ cho UBND tỉnh Bình Định, địa phương sẽ có kết luận chính thức"- ông Hải cho hay.
Ông Bùi Thanh Hải- Giám đốc công ty TNHH ô tô Đông Hải cho rằng máy hỏng lỗi do ngư dân Trần Đình Sơn. Ảnh: D.T
Ông Hải cho rằng, thời gian qua ông đã "đối xử" với ngư dân Trần Đình Sơn hơn trách nhiệm bảo hành. Ông bỏ ra hơn 100 triệu đồng để vận chuyển gần 1 tấn phụ tùng theo đường máy bay về Việt Nam để lắp nhưng ngư dân Sơn không đồng ý.
"Tôi thấy lãng phí tiền của tôi quá, bó tay vì ngư dân.Ý nghĩa bảo hành là gì, có ai bảo hành mà thay máy mới chưa?. Cái gì yêu cầu thì phải hợp lý, hợp tình không chỉ ở Việt Nam mà còn quốc tế nữa. Tôi sẽ đưa ra những chứng cứ để UBND tỉnh quyết định thế nào cho đúng. Ngư dân bảo vệ Tổ quốc từ việc ra khơi đánh bắt, doanh nghiệp cũng làm kinh tế đóng góp thuế cho nhà nước, trong đó trích phần thuế đóng tàu cho ngư dân. Vì vậy, ngư dân phải hiểu được doanh nghiệp có ý nghĩa như thế nào đối với nền kinh tế"- ông Hải phân tích.
Ngư dân: Cái gì cũng phải có lương tâm, đừng vội đổ lỗi cho ai!
Trước việc nhà cung cấp máy Doosan (Hàn Quốc) cho rằng máy hỏng lỗi thuộc về ngư dân, ông Trần Đình Sơn phản ứng: "Nói gì cũng phải trung thực, ngay thẳng chứ đừng vội đổ lỗi cho ai?. Cái gì cũng phải có lương tâm. Tôi đang chờ tỉnh Bình Định xử lý, nếu 2 bên không thỏa thuận thì tôi trả tàu, kiện ra tòa để làm cho ra lẽ chứ khổ quá rồi. Tôi muốn đổi máy nhưng phía cung cấp máy không chịu".
Chuyên gia Hàn Quốc kiểm tra máy trên tàu ngư dân Trần Đình Sơn. Ảnh: D.T
Theo ngư dân Sơn, từ khi hạ thủy vào tháng 12.2016 đến nay tàu ông chỉ đi được 2 chuyến biển nhưng thua lỗ đến gần 200 triệu đồng vì máy tàu hư hỏng liên tục. Con tàu BĐ 99245 TS, ngư dân Sơn đóng mới theo Nghị định 67/CP với số tiền 19,8 tỷ đồng tại công ty TNHH MTV Nam Triệu, máy tàu được trang bị là loại máy chính hãng Doosan (Hàn Quốc) nhưng máy cứ hỏng liên tục.
"Chuyến biển đầu tiên tôi đi được vỏn vẹn 7 ngày thì phải quay vào bờ. Tôi gọi điện báo máy hỏng thì công ty vào khắc phục trong vòng 1 tháng mới xong. Sau đó, chuyến biển tiếp theo máy lai bị hỏng, gãy trục chính. Tàu hỏng, chi phí trong 80 ngày nằm bờ tôi đề nghị nhà cung cấp hàng máy Doosan và công ty TNHH MTV Nam Triệu đền bù cho ngư dân. Nếu hơn 10 tính mạng ra biển thì ai dám đi trên con tàu hư hỏng đâu?"- ông Sơn nói gay gắt.
Ngư dân Trần Đình Sơn phản ứng trước việc bị đổ lỗi máy hỏng. Ảnh: D.T
Trước đó, Báo Dân Việt đã thông tin ngày 25.5, chuyên gia Hàn Quốc (hãng máy Doosan) đã có chuyến kiểm tra máy trên tàu vỏ thép BĐ 99245 TS của ngư dân Trần Đình Sơn. Sau đó 1 ngày, các chuyên gia cùng đại diện nhà cung cấp máy đã có cuộc họp với ngư dân Sơn nhưng 2 bên xảy ra tranh cãi, không tìm được tiếng nói chung. Trong khi ông Sơn đòi thay máy mới thì hãng máy lại "từ chối".
Theo Danviet
Tàu 67 hỏng: Cơ quan đăng kiểm Tổng cục Thủy sản đã "bật đèn xanh"? Trước vấn đề tàu 67 của ngư dân Bình Định bị hư hỏng hàng loạt, ông Võ Thiên Lăng- Phó Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam cho rằng đây là hành vi phá hoại đất nước, công an cần vào cuộc điều tra và xử lý hình sự. 18 con tàu 67 được đóng tại 2 công ty TNHH MTV Nam Triệu...