Luật sư lên tiếng vụ Cảnh sát “tác động” 2 thiếu niên: Hành vi cố ý xâm hại đến sức khỏe, tính mạng
Việc các CSGT cố ý “đánh người” là dấu hiệu vi phạm của “Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ” theo Điều 137 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017″.
Sáng 29/9, Công an tỉnh Sóc Trăng cho biết đã nắm được kết quả xác minh ban đầu liên quan clip dài hơn 5 phút ghi lại hình ảnh 3 cán bộ, chiến sĩ công an đánh 1 nam sinh vi phạm luật giao thông. Hai chiến sĩ hành hung hai thiếu niên được xác định là trung úy N.Q.T. (áo vàng) và đại úy C.M.T. (áo xanh). Hai cán bộ công an tăng cường đến sau là đại úy H.T.A. và thượng úy Đ.T.P., cùng thuộc Đội cảnh sát giao thông – trật tự Công an thị xã Vĩnh Châu.
Chia sẻ với Zing, đại úy cảnh sát trật tự C.M.T. (Đội Cảnh sát giao thông – Trật tự và Cơ động Công an Vĩnh Châu) cho biết vụ việc xảy ra chiều 25/9. Khi đó, đại úy này ngồi sau môtô do một thượng úy CSGT cầm lái. Khi 2 cảnh sát này phát hiện 2 nam sinh đi xe trên 100 phân khối, nên ra lệnh dừng phương tiện để kiểm tra giấy tờ.
Nam sinh cầm lái đã tăng tốc bỏ chạy trên đường Nam Sông Hậu, từ phường Vĩnh Phước đến xã Vĩnh Hải thì dừng lại trước nhà kho. Camera của nhà kho đã quay lại cảnh đại úy T. và thượng úy CSGT đánh 2 học sinh.
“Hai học sinh không có giấy phép lái xe, chạy xe trên 100 phân khối. Em cầm lái chạy lạng lách, ép xe CSGT, nên chúng tôi nóng giận”, đại úy T. nói.
Theo luật sư Hồ Nguyên Lễ, Giám đốc Công ty Luật Tín Nghĩa (TP.HCM), quy định tại Điều 5 Thông tư 01/2016/TT-BCA quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của CSGT thì CSGT có quyền được dừng các phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ; kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện.
Đồng thời, CSGT được quyền xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm cho việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. CSGT được tạm giữ GPLX, giấy đăng ký xe, người điều khiển phương tiện hoặc những người trên phương tiện khi có hành vi vi phạm pháp luật.
Song song đó, CSGT được yêu cầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết TNGT; ùn tắc, cản trở giao thông hoặc trường hợp khác gây mất trật tự ATGT; được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định của pháp luật…
Video đang HOT
“Như vậy, pháp luật không quy định CSGT được quyền “đánh người” trong quá trình tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ”, luật sư Lễ nhấn mạnh.
Trường hợp, người vi phạm có hành vi chống lại người thi hành công vụ hoặc gây rối trật tự xã hội thì căn cứ theo Điều 14 Nghị định 208/2013/NĐ-CP thì người thi hành công vụ có quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi chống người thi hành công vụ bằng cách giải thích cho người có hành vi vi phạm biết rõ là họ đã vi phạm pháp luật và yêu cầu chấm dứt ngay hành vi vi phạm đó.
Người thi hành công vụ cưỡng chế người có hành vi vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi vi phạm và chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành công vụ; bắt giữ người có hành vi chống người thi hành công vụ; khám người, phương tiện vi phạm.
Và chỉ khi người nào sử dụng vũ khí quân dụng hoặc vũ khí thô sơ tấn công người thi hành công vụ thì người thi hành công vụ mới quyền sử dụng “vũ lực” để phòng vệ chính đáng. Qua phân tích từ clip camera hiện trường nhà kho bước đầu nhận thấy các thiếu niên lái xe chưa có dấu hiệu sử dụng vũ khí quân dụng hoặc vũ khí thô sơ tấn công các CSGT đang thi hành công vụ thì CSGT không có quyền sử dụng “vũ lực” đối với các thiếu niên này.
Các CSGT đã sử dụng nón bảo hiểm đánh liên tiếp nhiều lần vào vùng đầu của thiếu niên, dùng chân đạp vào bụng… là những nơi nguy hiểm của cơ thể. Còn có chiến sĩ đứng nhìn không ngăn cản, trong khi hai thiếu niên chỉ biết ôm đầu chịu trận, đón nhận những cú đánh đạp “đầy bạo lực” của CSGT”.
“Hành vi của các CSGT là dấu hiệu cố ý xâm hại đến sức khỏe, tính mạng của các thiếu niên, là vượt quá quyền hạn của CSGT khi tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ theo quy định của Thông tư 01/2016/TT-BCA.
Việc các CSGT cố ý “đánh người” là dấu hiệu vi phạm của “Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ” theo Điều 137 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017″, luật sư Lễ phân tích thêm. Cũng theo luật sư Lễ, các nạn nhân có quyền yêu cầu giám định thương tích xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể, từ 31% thì có quyền tố giác và yêu cầu khởi tố vụ án.
Mặt khác, hai thiếu niên đi xe máy có người sinh năm 2006 là 16 tuổi và người sinh năm 2007 là 15 tuổi, được xem là trẻ em nên cần căn cứ Luật Trẻ em (Điều 1. Trẻ em là người dưới 16 tuổi) nên đề nghị các cơ quan chức năng có trách nhiệm thực hiện quyền bảo vệ trẻ em trong vụ việc này.
“Bởi, bảo vệ trẻ em là việc thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo đảm trẻ em được sống an toàn, lành mạnh; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại trẻ em (khoản 1 Điều 4 – Luật Trẻ em)”, luật sư Lễ giải thích thêm.
Trao đổi với Zing về vụ việc, luật sư, tiến sĩ Nguyễn Thành Tô (Tạ Quang Huy & Cộng sự, TP.HCM) cũng cho biết, cảnh sát chỉ được dùng vũ lực với 2 nam sinh trong trường hợp để ngăn chặn nếu 2 người này tiếp tục chạy xe ẩu, lạng lách và có thể gây nguy hiểm với những người xung quanh. Trong video, 2 nam sinh đã dừng xe và không gây tổn hại gì, cảnh sát chỉ được quyền xử phạt tại chỗ hoặc thu giữ xe máy để xử lý.
Theo luật sư Tô, hành vi của cảnh sát trong trường hợp này là hoàn toàn sai và có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật về tội Cố ý gây thương tích theo Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015 hoặc tội Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác khi thi hành công vụ theo Điều 107 Bộ luật hình sự năm 1999.
“Trường hợp cảnh sát gây thương tích khi đang thi hành công vụ phải chứng minh được mình đang thi hành công vụ. Họ được chỉ đạo từ cấp trên hay lịch trực công tác. Trường hợp không thi hành công vụ, cảnh sát sẽ bị xử lý về tội Cố ý gây thương tích. Trong cả 2 trường hợp, kết quả giám định thương tật sẽ là căn cứ để xử phạt”, luật sư Tô phân tích.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 107 BLHS 1999, luật sư Tô cho biết người nào trong khi thi hành công vụ dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép, gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm.
Trường hợp cảnh sát trật tự ngồi sau đánh cả 2 nam sinh có thể bị xử phạt theo khoản 2 Điều 107 BLHS 1999, hình phạt là 2-7 năm tù. Ngoài ra, theo điều luật này, người phạm tội có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định 1-5 năm.
Còn trong trường hợp cảnh sát đang không thi hành công vụ, sẽ xử phạt theo Điều 134 BLHS 2015. Mức độ xử lý cũng phụ thuộc vào kết quả giám định thương tật. Người phạm tội có thể bị xử phạt nhẹ nhất là phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm, mức độ xử phạt còn có thể là phạt tù 12-20 năm hoặc tù chung thân.
Theo đoạn clip ghi lại, nam sinh lái xe ngồi trước đã tháo mũ bảo hiểm, nhưng người cảnh sát trật tự vẫn cầm mũ bảo hiểm đập vào đầu nam sinh này. Luật sư Tô cho rằng hành vi này của người cảnh sát trật tự hoàn toàn có thể bị khởi tố về tội giết người.
Theo luật sư Tô, mũ bảo hiểm nếu đạt chuẩn sẽ rất cứng, có thể cản được những vật cứng tác động. Đây có thể coi là hung khí nguy hiểm. Còn đầu là phần trọng yếu của cơ thể, quyết định sự sống chết của con người nếu bị tác động.
“Phải xét đến yếu tố người cảnh sát có cố ý muốn gây tổn hại sức khỏe tới người bị hại hay không. Nếu hành vi diễn ra liên tục, việc cảnh sát cầm mũ bảo hiểm (hung khí nguy hiểm) đánh vào đầu nam sinh (vùng trọng yếu cơ thể) đã cấu thành tội giết người”, luật sư Tô phân tích.
Trong trường hợp này, người cảnh sát trật tự dùng mũ bảo hiểm đánh nam sinh có thể bị khởi tố theo Điều 123 BLHS 2015 về tội giết người.
Khởi tố cô gái phát tán clip khiêu dâm để 'câu view'
Với mục đích câu view, tăng tương tác, A. đã tải 2 clip khiêu dâm rồi phát tán cho ít nhất 10 tài khoản khác trên mạng xã hội.
Ngày 14/6, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương, khởi tố bị can, áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với N.T.T.A. (20 tuổi, người địa phương) về tội Truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy.
Cảnh sát làm việc với A. Ảnh: Công an Hải Dương.
Theo cơ quan chức năng, tháng 3, A. đăng 2 video với độ dài khoảng 3 phút lên mạng xã hội. Nội dung các video có tính khiêu dâm, trái thuần phong mỹ tục. Tại trụ sở điều tra, A. khai nhận tải những video trên mạng sau đó phát tán để câu view, tăng tương tác.
Cảnh sát xác định A. đã gửi những nội dung trên cho ít nhất 10 tài khoản khác.
Theo Điều 326 Bộ luật Hình sự, người nào làm ra, sao chép, lưu hành, tàng trữ nhằm phổ biến tranh, ảnh, phim có nội dung khiêu dâm, đồi trụy, phổ biến cho 10 người đến 20 người thì bị phạt tiền từ 10 triệu đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Truy nã nghi phạm giết người đặc biệt nguy hiểm ở Vĩnh Phúc Cơ quan chức năng tỉnh Vĩnh Phúc vừa có thông báo truy nã toàn quốc nghi phạm Nguyễn Văn Vượng về hành vi giết người. Ngày 13/6, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc đã ra quyết định truy nã đối với nghi phạm Nguyễn Văn Vượng (SN 29/9/1995, ở thôn Đại Lộc, xã Ngọc Thanh,...