Luật sư: Không thể nói hành động của Phó Chủ tịch quận 1 là “huỷ hoại tài sản”
Luật sư Phạm Ngọc Minh (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho rằng, trụ sở khu phố được xây dựng theo mệnh lệnh một vị lãnh đạo nào đó, nhưng không có căn cứ pháp luật, tự nó đã vô hiệu. Việc dỡ bỏ trụ sở đó là hoàn toàn có cơ sở.
Luật sư Phạm Ngọc Minh “một trụ sở khu phố được xây dựng theo mệnh lệnh một vị lãnh đạo nào đó, nhưng không có căn cứ pháp luật, tự nó đã vô hiệu. Việc dỡ bỏ trụ sở đó là hoàn toàn có cơ sở”
Phó Chủ tịch quận I, TP Hồ Chí Minh đang chỉ đạo các lực lượng chức năng ráo riết phá dỡ các công trình được cho là lấn chiếm vỉa hè, lòng đường theo luật sư có đúng luật?
Luật sư Phạm Ngọc Minh: Trước hết, cá nhân tôi đồng tình quan điểm, chủ trương của ông Phó Chủ tịch Quận 1, Tp HCM khẩn trương phá dỡ các công trình lấn chiếm vỉa hè, lòng đường. Bởi, mọi hành vi vi phạm pháp luật phải được phát hiện, xử lý một cách kịp thời, không những thế, các cơ quan chức năng còn phải xử lý thật quyết liệt, nghiêm minh.
Đây là nguyên tắc quan trọng được quy định trong Luật xử lý vi phạm hành chính (Luật XLVPHC): Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật; Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật điểm a, điểm b khoản 1 Điều 3.
Để khẳng định ông Phó Chủ tịch quận I thực hiện phá dỡ đúng, hay sai quy định của pháp luật, đúng toàn bộ hay đúng một phần… hay không, cần phải xem xét rằng, Quận I có trong tay các cơ sở pháp lý như thế nào. Hiện nay, tôi cũng như đa số người dân chưa có được thông tin đầy đủ, nên chưa thể khẳng định việc phá dỡ, cưỡng chế một loạt các công trình là đúng hay chưa đúng thủ tục trình tự do luật định.
Fanpage Facebook có tên Lê Mạnh Hà cho rằng, việc tháo dỡ trụ sở khu phố xây trên vỉa hè là sai, bởi muốn xử lý trước tiên phải lập biên bản, buộc tháo dỡ, không tự nguyện tháo dỡ mới cưỡng chế… điều này có đúng không thưa ông?
Luật sư Phạm Ngọc Minh: Đúng là theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính, khi phát hiện ra hành vi vi phạm, người có thẩm quyền phải lập biên bản vi phạm hành chính, trừ trường hợp vi phạm đơn giản, có thể xử phạt ngay thì không cần lập biên bản.
Người có thẩm quyền phải làm rõ các vấn đề như: có hay không có hành vi vi phạm hành chính; lỗi của cá nhân hoặc tổ chức thực hiện hành vi vi phạm… Người có thẩm quyền xử phạt hành chính sau khi ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, gửi cho cơ quan, tổ chức bị xử phạt.
Video đang HOT
Cá nhân, cơ quan tổ chức có trách nhiệm phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn pháp luật quy định. Quá thời hạn này mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt.
Tuy nhiên, như tôi đã phân tích trên, người dân chưa có được thông tin đầy đủ, nên chưa thể khẳng định việc phá dỡ, cưỡng chế một loạt các công trình là đúng hay chưa đúng thủ tục trình tự do luật định.
Ví dụ cụ thể: một trụ sở Khu phố được xây dựng theo mệnh lệnh một vị lãnh đạo nào đó, nhưng không có căn cứ pháp luật, tự nó đã vô hiệu. Việc dỡ bỏ trụ sở đó là hoàn toàn có cơ sở.
Ví dụ nữa, giả sử trước đó một công trình xây dựng sai phép đã bị cơ quan chức năng xử lý, đã thực hiện các biện pháp, thủ tục hành chính như lập biên bản, xử phạt, buộc tháo dỡ… nhưng không thực hiện nghiêm chỉnh, dẫn đến vi phạm tiếp tục tồn tại… Có nghĩa rằng, trong trường hợp này, cơ quan chức năng trước đó đã xử lý rồi thì không cần thiết phải thực hiện lại quy trình này.
Như Infonet đã có bài phỏng vấn vấn đề này đối với ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng thì vị đại biểu này cho rằng, NĐ 38 của Chính phủ đã quy định rất rõ việc lấn chiếm vỉa hè lòng đường là sai. Vì thế chính quyền không phải “hỏi” dân – lập biên bản, chứng kiến sự việc… khi tháo dỡ các công trình này. Theo ông, nhận định trên có thực sự phù hợp?
Luật sư Phạm Ngọc Minh: Về nguyên tắc, Luật cán bộ, công chức, Luật tổ chức chính quyền địa phương và nhiều luật liên quan quy định rõ, nguyên tắc cán bộ, công chức, cơ quan, tổ chức khi thực hiện nhiệm quyền hạn, nhiệm vụ được giao thì đều phải tuân đúng quy định của pháp luật, nếu luật không cho phép, hoặc không có quy định thì không được làm.
Vậy trong những trường hợp cụ thể cần xem xét kỹ lưỡng quy định của pháp luật để áp dụng cho đúng. Trường hợp hợp nào phải “hỏi” dân, trường hợp nào không phải “hỏi” dân.
Hiện có một số ý kiến trái chiều, việc chỉ đạo tháo dỡ trụ sở của khu phố xây trên vỉa hè Quận 1, Tp HCM của vị Phó chủ tịch Quận 1 là hành vi huỷ hoại tài sản.
Tôi lưu ý, có hành vi huỷ hoại tài sản không, trước hết ta phải xem xét xem “trụ sở khu phố” có là tài sản hay không, nó nguồn gốc hợp pháp hay không?
Bản thân nó có giá trị sử dụng, nhưng xây dựng trái phép, thì không được xác định là tài sản; Và: nếu là tài sản thì tài sản đó là của ai (ai là bị hại). Giả thiết là nếu công trình này được xây dựng trái quy định của pháp luật, thì nó phải bị tịch thu hoặc tiêu huỷ. Vậy trong trường hợp đó thì hành vi tháo dỡ công trình sai phạm không thể coi là huỷ hoại tài sản được.
Dưới góc nhìn của một luật sư, theo ông cách thực hiện việc này như thế nào cho thấu tình đạt lý?
Luật sư Phạm Ngọc Minh: Như tôi đã trao đổi ở trên, chủ trương của ông Phó Chủ tịch Quận 1, Tp HCM khẩn trương phá dỡ các công trình được cho là lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, cá nhân tôi cũng như nhiều công dân ủng hộ.
Tôi cho rằng, cơ quan chức năng càng thực hiện sớm, dứt điểm, xử lý quyết liệt các sai phạm này, càng nhận được sự ủng hộ của người dân, khi niềm tin vào pháp luật nâng cao thì việc lập lại trật tự đô thị sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.
Việc làm này có thể động chạm tới một số ít cá nhân, tổ chức nào đó và do đó sẽ có những người phản ứng. Họ vẫn có thể đưa ra những lý do biện minh cho việc của mình là phù hợp, hợp lý, nhưng cần phải đặt trong tổng thể chung, lợi ích chung của toàn xã hội.
Tuy nhiên, chủ trương, quan điểm đúng thì cách làm càng nên công khai, minh bạch, có lộ trình hợp lý, kết hợp với công tác tuyên truyền hiệu quả. Tôi tin rằng, khi người dân có thông tin rõ ràng, đầy đủ, thì có lẽ không có những quan điểm trái chiều giảm bớt.
Xin cảm ơn luật sư!
Theo N.Huyền (Infonet)
Vọng gác vừa bị quận 1 "bứng" đã "mọc" lại trên vỉa hè
Ông Đoàn Ngọc Hải, Phó Chủ tịch UBND quận 1, TP.HCM đã chỉ đạo lực lượng chức năng lắp lại các vọng gác công an trên vỉa hè khu vực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh TP.HCM, sau khi làm việc với đại diện ngân hàng.
Vọng gác khu vực trước Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã được lực lượng chức năng lắp lại trên vỉa hè
Tối 27.2, các chốt vọng gác công an trên vỉa hè trước Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh TP.HCM, đại lộ Võ Văn Kiệt (quận 1) đã được cơ quan chức năng quận 1 cho lắp lại.
Theo giải thích của lãnh đạo quận 1, khi lực lượng chức năng ra quân lập lại trật tự đô thi "giành" lại vỉa hè cho người đi bộ, có nhiều chốt vọng gác công an trước ngân hàng chiếm vỉa hè, đoàn kiểm tra đến, ngân hàng không cử đại diện ra làm việc nên khi trao đổi với lãnh đạo phường Nguyễn Thái Bình, Phó Chủ tịch quận 1 đã cho tháo dỡ các vọng gác trên vỉa hè.
Sau khi tháo dỡ, đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh TP.HCM đã gặp và trực tiếp trao đổi với ông Đoàn Ngọc Hải. Sau khi xem qua các văn bản, giấy tờ liên quan, ông Hải đã chỉ đạo lực lượng đô thị lắp lại các vọng gác công an.
Trước đó, vào chiều cùng ngày, các vọng gác này bị "bứng"
Liên quan đến vấn đề này, ông Hải cho biết, các quy định, văn bản mà phía Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh TP.HCM chưa đầy đủ và chính xác. Hiện lực lượng chức năng đã hướng dẫn ngân hàng làm giấy phép chính xác hơn. Xét đặc thù là địa điểm quan trọng nên ông Hải tạm thời cho lắp lại các vọng gác để anh em công an canh gác, tuần tra. Tuy nhiên, hàng rào thép trên vỉa hè vẫn phải tháo dỡ, trải lại vỉa hè cho người đi bộ.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh TP.HCM có thời hạn một tháng để hoàn thành các thủ tục, giấy phép đúng pháp luật khi lắp 6 chốt bảo vệ trên vỉa hè.
Trước đó, chiều cùng ngày, ông Đoàn Ngọc Hải dẫn đầu đoàn kiểm tra bao gồm CSGT, Trật tự đô thị... xuống đường để thực hiện chiến dịch lập lại trật tự đô thị. Khi thấy các vọng gác chiếm vỉa hè khu vực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh TP.HCM, ông Hải cùng đoàn đến kiểm tra nhưng phía ngân hàng không cử đại diện ra làm việc. Sau đó Phó chủ tịch UBND quận 1 yêu cầu lực lượng đi cùng lập biên bản, đồng thời cho tháo dỡ các vọng gác này.
Theo Danviet
Trả lại vọng gác, quận 1 yêu cầu Ngân hàng làm đúng thủ tục trong 1 tháng Trả lời báo chí tối 27/2, ông Đoàn Ngọc Hải cho biết: "Do đặc thù đây là địa điểm quan trọng, quận tạm thời cho lắp lại 4 vọng gác để anh em công an canh gác, tuần tra. Tuy nhiên phía ngân hàng có thời gian 1 tháng để hoàn thành các thủ tục, giấy phép đúng pháp luật khi lắp các...