Luật sư không đồng tình về việc xét xử kín vụ bé gái 8 tuổi bị bạo hành
Luật sư Nguyễn Anh Thơm (Đoàn luật sư thành phố Hà Nội) bày tỏ sự không đồng tình trước thông tin ngày 21/7 tới, Tòa án nhân dân Thành phố (TP) Hồ Chí Minh sẽ xử kín vụ bé N.T.V.A 8 tuổi bị cha ruột và “dì ghẻ” đánh đến tử vong.
Nguyễn Võ Quỳnh Trang và Nguyễn Kim Trung Thái. Ảnh: Facebook Trang Nguyen
Theo dự kiến, vào lúc 8 giờ sáng 21/7, Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh sẽ mở phiên tòa xét xử đối với bị cáo Nguyễn Võ Quỳng Trang (27 tuổi, quê Gia Lai) và Nguyễn Kim Trung Thái (37 tuổi, ngụ quận 1, TP Hồ Chí Minh). Bị cáo Trang bị Viện Kiểm sát nhân dân TP Hồ Chí Minh truy tố về các tội “ Giết người và Hành hạ người khác” còn bị cáo Thái bị truy tố về tội “Hành hạ người khác và Che giấu tội phạm”. Theo thông báo, vụ án dự kiến sẽ được xét xử kín.
Tuy nhiên, luật sư Nguyễn Anh Thơm (Đoàn luật sư thành phố Hà Nội) bày tỏ sự không đồng tình với quyết định xét xử kín trong vụ án này.
Luật sư Nguyễn Anh Thơm phân tích: Theo Điều 25 Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015, Tòa án xét xử công khai, mọi người đều có quyền tham dự phiên tòa, trừ trường hợp do bộ luật này quy định. Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi hoặc để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự, Tòa án có thể xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai. Như vậy, vụ án trên thuộc trường hợp phải xử kín do bị hại bé N.T.V.A dưới 18 tuổi.
Ngoài ra, Hiến pháp năm 2013 quy định về nguyên tắc xét xử tại Điều 103: “Tòa án nhân dân xét xử công khai. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật Nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự, Tòa án nhân dân có thể xét xử kín”.
Thông tư số 02/2018/TT-TANDTC ngày 21/9/2018 của Toán án nhân dân tối cao quy định về việc xét xử vụ án hình sự có bị cáo là người dưới 18 tuổi hoặc vụ án hình sự có người bị hại là người dưới 18 tuổi bị tổn thương nghiêm trọng về tâm lý hoặc cần sự hỗ trợ về điều kiện sống, học tập do không có môi trường gia đình lành mạnh như những người dưới 18 tuổi khác (sau đây gọi chung là người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi) thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên.
Theo điểm d, khoản 1 Điều 7 Thông tư số 02/2018/TT-TANDTC quy định xét xử kín vụ án hình sự có bị cáo, người bị hại là người dưới 18 tuổi như sau: Đối với những vụ án có người bị hại là người dưới 18 tuổi bị xâm hại tình dục, bị bạo hành hoặc bị mua bán thì Tòa án phải xét xử kín; đối với những vụ án khác có yêu cầu của người dưới 18 tuổi, người đại diện của họ hoặc để giữ bí mật đời tư, bảo vệ người dưới 18 tuổi, Tòa án cũng có thể xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai theo quy định tại Điều 327 của Bộ Luật tố tụng hình sự.
“Theo những quy định trên, những trường hợp được xét xử kín thông thường là những vụ án vụ án xâm hại tình dục ( hiếp dâm, cưỡng dâm, dâm ô…). Đặc biệt những vụ án mà nạn nhân là trẻ em gái, người chưa thành niên thường được xét xử kín, tránh gây áp lực tâm lý cho nạn nhân. Hoặc các vụ án mà nạn nhân bị bạo hành là người dưới 18 tuổi để cần giữ bí mật đời tư, bảo vệ cho nạn nhân không bị áp lực tâm lý”, luật sư Nguyễn Anh Thơm (Đoàn luật sư thành phố Hà Nội) cho biết.
Tuy nhiên theo quan điểm của luật sư Nguyễn Anh Thơm, việc xét xử kín trong vụ án này là không cần thiết. “Mục đích xử kín là bảo vệ người dưới 18 tuổi, giữ bí mật đời tư, tránh gây tâm lý bất ổn và đảm bảo tương lai cho các cháu. Nhưng vụ án này thì bị hại đã tử vong nên cần phải xét xử công khai nhằm mục đích răn đe, phòng ngừa tội phạm nói chung”, luật sư Nguyễn Anh Thơm cho biết.
Video đang HOT
Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bé Vân An có 4 luật sư, trong đó có bà Trần Thị Ngọc Nữ (Chi hội trưởng Chi hội luật sư Hội bảo vệ quyền trẻ em TP Hồ Chí Minh), luật sư Phạm Công Hùng (nguyên thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh). Bào chữa cho bị cáo Trang có luật sư Nguyễn Ngọc Trâm. Luật sư Phạm Thị Ngọt và Võ Thị Xuân Thuỳ bào chữa cho bị cáo Thái.
Cáo trạng xác định, Trang và Thái sống như vợ chồng tại chung cư Sai Gon Pearl (quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh) từ năm 2020 – ngay sau khi ông này ly hôn với mẹ bé Vân An. Khoảng tháng 10/2021, trong thời gian cô bé học trực tuyến tại nhà, Thái giao con cho Trang chăm sóc và dạy kèm. Từ ngày 7 đến 22/12/2021, Trang nhiều lần dùng roi mây, cây gỗ đánh cô bé. Có lần bị can không cho cháu mặc quần áo, bắt quỳ gối, giơ hai tay lên cao rồi đánh; nhốt vào chuồng chó hoặc bắt cháu quỳ gối để học bài trong nhiều giờ mới được đứng dậy. Thái không can ngăn mà còn cùng người tình la mắng, cầm cây đánh con.
Khuya 10/12/2021 đến hơn 2h sáng hôm sau, đôi tình nhân thay nhau hành hạ và đánh vào vùng trọng yếu của cô bé. Riêng ngày 22/12/2021, từ 14h đến 18h, Trang liên tục đánh bé Vân An bằng cây gỗ, đạp vào người… khiến nạn nhân bất tỉnh, sau đó tử vong.
Trong quá trình điều tra, Trang và Thái thừa nhận toàn bộ hành vi nhưng cho rằng “đánh cháu An là để ngoan và học giỏi hơn”. Tuy nhiên, kết quả điều tra cho thấy Vân An là học sinh giỏi, ngoan, lễ phép với thầy cô. Do gia đình Thái không đồng ý cho anh ta kết hôn với Trang, Thái cũng không muốn có con với người tình nên Trang ghen tuông, tức tối. Cô ta từng tìm mẹ cháu Vân An yêu cầu không được gặp con. Khi biết Trang đánh Vân An tử vong, Thái đã xóa tất cả dữ liệu camera của căn hộ nhằm che giấu cho người tình, gây cản trở quá trình điều tra.
Luật sư: "Dì ghẻ" bạo hành bé 8 tuổi đối diện án tử hình, có thể tiếp tục thay đổi tội danh người bố
Theo phân tích của luật sư, "dì ghẻ" trong vụ bạo hành cháu bé 8 tuổi ở TP Hồ Chí Minh có thể phải đối diện với mức án cao nhất là Tử hình.
Bên cạnh đó, nếu có đủ căn cứ, cơ quan điều tra có thể tiếp tục thay đổi tội danh của người bố.
Đối mặt án tử hình là có căn cứ
Cơ quan Công an TP.HCM đã có Quyết định bổ sung khởi tố bị can đối với Nguyễn Võ Quỳnh Trang (26 tuổi, quê Gia Lai) về tội "Giết người" và Quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với Nguyễn Kim Trung Thái (36 tuổi, trú tP HCM) về tội "Hành hạ người khác" và "Che giấu tội phạm" để điều tra xử lý theo quy định của pháp luật.
Về tình huống pháp lý trong vụ án trên, luật sư Nguyễn Anh Thơm (Trưởng văn phòng luật sư Nguyễn Anh, đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết, Cơ quan CSĐT Công an Hồ Chí Minh đã có Quyết định bổ sung khởi tố bị can đối với Nguyễn Võ Quỳnh Trang về tội "Giết người" theo quy định tại Điều 123 Bộ luật hình sự là thể hiện sự công tâm, khách quan, đáp ứng được yêu cầu cấp thiết của loại tội phạm xâm hại trẻ em đang diễn ra gây phẫn nộ trong dư luận xã hội.
Kết quả điều tra ban đầu đã có đủ căn cứ xác định trong thời gian sống chung, đối tượng Trang nhiều lần sử dụng vũ lực đánh đập, hành hạ dã man, tàn bạo cháu bé gây nên những tổn thương nghiêm trọng cơ thể và tinh thần.
Theo luật sư, việc Trang đối mặt án tử hình là có căn cứ
Sự việc xảy ra vào ngày 22/12/2021, là kết quả của quá trình bạo lực tàn ác, sử dụng hung khí, điên cuồng đánh đập cháu trực tiếp vào các vùng trọng yếu trên cơ thể dẫn tới tử vong. Do đó, hành vi của đối tượng đã cấu thành tội Giết người. Tội danh và hình phạt được được quy định tại điểm b và n Khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự.
Như vậy, ngoài việc đánh cháu bé tử vong vào ngày 22/12, thì vào thời gian trước đó, đối tượng còn đối xử tàn ác làm cho cháu bé bị đau đơn về thể xác và tinh thần nên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội hành hạ người khác theo quy định tại điểm b, Khoản 2 Điều 140 Bộ luật hình sự.
Theo luật sư Thơm, hành vi phạm tội của bị can Trang đã xâm phạm đến quyền được bảo vệ về thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và xâm phạm tính mạng con người và đặc biệt tính mạng trẻ em, là người yếu thế được Hiến pháp, pháp luật, Công ước quốc tế quyền trẻ em bảo vệ.
Đối tượng Trang đã phạm tội Giết người là tội đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết định khung tăng nặng, cố ý thực hiện tội phạm đến cùng (đánh đạp, tra tấn cháu suốt 4 tiếng đến khi cháu bất tỉnh mới dừng lại).
Hành vi trên đã thể hiện bản tính ác độc, không còn tính người nên cần thiết phải xử lý nghiêm minh nhất theo quy định của pháp luật với hình phạt cao nhất phải đối mặt Tử hình là có căn cứ, đúng quy định của pháp luật.
Có thể tiếp tục thay đổi tội danh người bố?
Về phía Thái, trước đó được xác định cũng có hành vi sử dụng vũ lực tham gia cùng Trang đánh đập, hành hung cháu trước thời điểm ngày 22/12. Hành vi của Thái được xác định là đồng phạm với Trang về tội Hành hạ người khác, trong đó Trang giữ vai trò chủ mưu, người khởi xướng.
Nhưng do Trang không phải là mẹ cháu bé nên không thỏa mãn mặt khách thể tội phạm là đối tượng của tội phạm phải là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, và người có công nuôi dưỡng mình.
Luật sư Nguyễn Anh Thơm
Do đó, để đảm bảo đúng các yếu tố cấu thành tội phạm, CQĐT đã ra quyết định khởi tố Nguyễn Kim Trung Thái về tội Hành hạ người khác với vai trò đồng phạm theo Điều 140 Bộ luật hình sự.
Đối với hành vi Che giấu tội phạm, theo quan điểm của Cơ quan điều tra thấy rằng, đối tượng Thái đã có hành vi tiêu hủy chứng cứ là những clip trong máy điện thoại ghi lại những hình ảnh Trang đánh chết cháu bé tại nhà gây khó khăn trong quá trình điều tra làm rõ bản chất vụ án. Do đó, Thái đã cấu thành tội Che giấu tội phạm được quy định tại Điều 389 Bộ luật hình sự.
Tuy nhiên, theo quan điểm của luật sư Thơm, việc khởi tố người bố Nguyễn Kim Trung Thái về 2 tội danh "Hành hạ người khác" và "Che giấu tội phạm" là quyết định tố tụng ban đầu.
Bởi, nếu trong quá trình điều tra, có căn cứ xác định ngày 22/12, Thái trực tiếp hoặc gián tiếp biết Trang đánh cháu bé, anh ta không những không can ngăn mà còn giúp sức về mặt tinh thần, bỏ mặc hậu quả cho đối tượng đánh chết cháu bé thì sẽ phải chịu trách nhiệm đồng phạm Giết người với lỗi Cố ý gián tiếp theo Khoản 2 Điều 10 Bộ luật hình sự.
Cụ thể, đó là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
"Có thể thấy, hành vi của người bố là vô cảm, lạnh lùng, tàn ác khi cùng Nguyễn Võ Quỳnh Trang tham gia hành hạ, đánh đạp cháu suốt thời gian dài. Cháu gái đã thiếu thốn tình cảm của người mẹ, nhưng Thái không thương yêu, bù đắp cho con mà lại để người tình đánh chết cháu nên cần phải xử lý nghiêm minh", luật sư Nguyễn Anh Thơm nêu quan điểm.
Điều 123. Tội giết người
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
b) Giết người dưới 16 tuổi;
n) Có tính chất côn đồ;
Luật sư Nguyễn Anh Thơm: 'Vụ bé 8 tuổi bị bạo hành tử vong cần xét xử công khai' Là một trong những luật sư bảo vệ quyền lợi cho bé V.A, luật sư Nguyễn Anh Thơm cho rằng 'việc xét xử kín trong vụ án này 'cần phải xem xét lại'. Vụ việc bé gái V.A (8 tuổi) bị bạo hành dẫn đến tử vong dự kiến xét xử kín vào ngày 21/7 tới đây. Về vấn đề này, luật sư...