Luật sư Hồng Kông biểu tình chống chính sách tư pháp của Trung Quốc
Hơn 1.000 luật sư Hồng Kông hôm thứ sáu đã tuần hành trong yên lặng với trang phục màu đen để phản đối điều mà họ cho là mưu toan của Trung Quốc nhằm xâm phạm sự độc lập tư pháp của đặc khu hành chánh này.
Luật sư Hồng Kông tuần hành phản đối ’sự can thiệp’ của TQ vào ngành tư pháp, 27/6/2014.
Những người biểu tình có chủ trương thân Trung Quốc đã gây gián đoạn cho cuộc tuần hành, nhưng không có tin về bạo động hay những vụ bắt bớ. Cuộc tuần hành kết thúc với lễ mặc niệm 3 phút trước trụ sở Tòa Thượng thẩm.
Mới đây Trung Quốc đã công bố một văn kiện chính sách về chủ trương của họ đối với nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ” áp dụng cho Hồng Kông.
Video đang HOT
Luật sư đoàn Hồng Kông phản đối chủ trương của Bắc Kinh cho rằng phải là người yêu nước mới được làm thẩm phán. Các luật sư nói rằng gán cho thẩm phán nhãn hiệu nhân viên hành chánh sẽ làm cho tòa án ở Hồng Kông lệ thuộc vào chính phủ ở Hoa Lục.
Theo VOA
800.000 người Hong Kong yêu cầu cải cách dân chủ
Gần 800.000 người Hong Kong đã bỏ phiếu đồng ý tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý tự do về cải cách dân chủ. Các nhà tổ chức (ngày 30.6) đã yêu cầu chính quyền Hong Kong thực hiện nghiêm túc ý nguyện của người dân, trong khi truyền thông Trung Quốc lại bác bỏ giá trị của những lá phiếu và cho rằng đó là hành vi phản động.
Một bảng quảng cáo kêu gọi người dân tham gia bỏ phiếu ở Hồng Kông.
Cuộc bỏ phiếu được tổ chức bởi nhóm vận động dân chủ Occupy Central. Họ đã tổ chức cuộc bỏ phiếu và kết thúc vào tối ngày 29.6 với hơn 780.000 người tham gia. Những lá phiếu đã bày tỏ ý kiến của người dân Hong Kong về những chính sách mà lãnh đạo thành phố nên lựa chọn.
Hơn 780.000 người tham gia bỏ phiều lần này chiếm gần 1/4 trong tổng số 3,47 triệu cử tri năm 2012 của Hong Kong, thành phố có dân số khoảng 7,2 triệu người.
Cuộc bỏ phiếu được tổ chức dưới cả hai hình thức là trực tuyến và bỏ phiếu tại thùng. 88% những số phiếu yêu cầu các nhà lập pháp Hong Kong phủ quyết mọi cải cách chính trị không đáp ứng "chuẩn mực quốc tế".
Truyền thông Trung Quốc đã bác bỏ cuộc trưng cầu dân ý và cho đó là điều "hoang tưởng chính trị", trong khi chính phủ Hong Kong lại cho rằng cuộc bỏ phiếu thể hiện quan điểm của người dân và cần được "tôn trọng".
China Daily gọi cuộc bỏ phiếu là "màn kịch chính trị vi phạm hiến pháp", đồng thời cáo buộc Mỹ đã đứng đằng sau tài trợ cho nhóm Occupy Central.
Bắc Kinh đã cam kết sẽ cho người dân Hong Kong bầu ra người đứng đầu thành phố vào năm 2017, nhưng lại không cho họ quyền lựa chọn những ứng cử viên nào được tham gia bầu cử. Chính điều này làm những người dân chủ lo sợ rằng Bắc kinh chỉ cho những người ủng hộ họ tham gia bầu cử.
Ảnh hưởng của chính quyền Bắc Kinh lên đặc khu hành chính Hong Kong ngày càng lớn, dần làm xói mòn những cam kết tôn trọng quyền tự do của Hong Kong mà Anh và Trung Quốc đã thỏa thuận vào năm 1997.
Hong Kong và Macao là hai đặc khu hành chính của Trung Quốc. Hong Kong thuộc quyền kiểm soát của Liên hiệp vương quốc Anh và Bắc Ireland từ năm 1842 đến 1997.
Tuyên bố chung Trung - Anh và Luật Cơ bản của Hong Kong quy định Hong Kong sẽ có quyền tự trị cho đến ít nhất là vào năm 2047, tức50 năm sau khi được giao lại cho Bắc Kinh.
Một cuộc biểu tính lớn với ít nhất 500.000 người tham gia sẽ được tổ chức vào sáng ngày 1.7 để kỷ niệm 17 năm ngày Anh trao trả Hong Kong cho Trung Quốc.
Theo Một Thế Giới
Hồng Kông bỏ phiếu đòi dân chủ Khoảng 650.000 người dân Hồng Kông (Trung Quốc) đã bỏ phiếu trong một cuộc trưng cầu không chính thức để đòi hỏi cải cách dân chủ diễn ra ngày 22-6, động thái này đã khiến giới chức Bắc Kinh không khỏi lo lắng. Căng thẳng đã xuất hiện và ngày càng tăng cao tại đặc khu hành chính Hồng Kông xoay quanh vấn...