Luật sư day dứt kể chuyện bảo vệ nữ sinh 15 tuổi giết người
Trong tôi trào lên nỗi day dứt khôn nguôi: Chúng ta phải làm sao để ngăn chặn vấn nạn tội phạm học đường, trả lại tuổi học trò hồn nhiên, dễ thương như vốn có.
Hai bị cáo Trang và Ngọc Anh tại phiên tòa
Vết trượt của cô bé học trò
Xuất phát từ những mâu thuẫn do hai cô bé tuổi ô mai cùng yêu một chàng nên giữa Trần Thu Trang và Nguyễn Ngọc Anh (cùng trú tại xã Tích Giang, huyện Phúc Thọ, Hà Nội) đã xảy ra xô xát. Khi đó Trang đang học lớp 8, còn Ngọc Anh hơn Trang một tuổi, học lớp 9 trường THCS Phúc Thọ. Được biết, chàng “bạch mã công tử” đó tên Quân, người cùng xã, trước đây yêu Ngọc Anh nhưng không hiểu sao sau đó lại đâm bổ sang “cưa” Trang.
Vì chuyện này Ngọc Anh rất tức tối, đã định “hỏi tội” Trang về việc “cướp” người yêu của mình. Tuy nhiên, theo Ngọc Anh khai thì chưa dằn mặt được Trang nhưng Ngọc Anh đã bị “tình địch” nhỏ tuổi hơn bắt Ngọc Anh phải quỳ xuống xin lỗi mới tha cho. Vì chuyện này mà Ngọc Anh rất căm tức, định bụng có dịp sẽ trả thù.
Sáng ngày 25/6/2011, Ngọc Anh cùng với hai người chị họ là Hoàng Thị Thu Phương (SN 1994) và Nguyễn Thị Kim Ngân (SN 1995) đi chợ Me trên địa bàn xã Tích Giang thì gặp Trang cũng đi chợ. Khi hai “anh hùng ngõ hẹp” là Trang và Ngọc Anh gặp nhau, họ chỉ nhìn nhau mà không chào hỏi.
Trang đi qua, Ngân hỏi: “Con này là con nào?” thì Ngọc Anh nói đó là người trước đây từng xô xát đánh nhau với Ngọc Anh. Nghe em họ của mình kể thế thì Ngọc Anh và Phương vào chợ tìm Trang để đánh dằn mặt nhưng không gặp. Ngọc Anh còn nhắn một chị bạn rằng nếu có nhìn thấy Trang thì báo tin để Ngọc Anh đưa Ngân và Phương đến để nhận mặt Trang. Sau đó, Ngọc Anh rủ Quy đến tối đi cùng Ngọc Anh đến nhà Trang để đánh Trang.
Khoảng 19h ngày 25/6/2011, Ngọc Anh điều khiển xe máy chở Ngân, Phương và Quy đi đến nhà Trang để đánh đối thủ. Lúc đó, bố mẹ Trang đi vắng, chỉ có mấy anh em Trang đang ngồi xem ti vi. Nghe tiếng gọi tên mình, Trang cùng em trai ra xem sao thì thấy Ngân và Phương là người lạ mặt nên Trang hỏi: “Các chị là ai?” Ngân bảo: “Các chị là các chị” rồi yêu cầu Trang lên xe máy chở ra kia có chị Linh gặp. Thấy nghi ngờ nên Trang vặn lại: “Linh nào gặp, gặp để làm gì?” và không đồng ý, bảo có gì vào nhà nói luôn nhưng bọn Ngân không vào.
Video đang HOT
Sau đó Trang đi vào nhà. Một lát lại thấy có tiếng réo gọi tên mình ngoài cổng, Trang ra thì nhận ra trong nhóm có Ngọc Anh. Ngân hỏi Trang: “Em có phải là người yêu của Quân không” nhưng Trang từ chối nói rằng mình chưa đủ tuổi yêu. Sau đó Ngân quay sang bảo Ngọc Anh: “Làm gì thì làm đi” rồi hỏi Trang “Sao bữa trước em đánh Ngọc Anh?” Trang trả lời: “Xích mích thì đánh nhau”.
Tức vì thái độ của Trang nên Ngân bật điện thoại tự soi mặt mình rồi nói: “Nhìn rõ mặt tao đây này, để sau này biết mà trả thù”. Nói rồi Ngân quay sang hỏi Ngọc Anh bằng giọng điệu rất giang hồ: “Bây giờ xử con này thế nào, thích nhẹ nhàng hay mạnh mẽ?” Thấy Ngọc Anh định đánh Trang thì Phương, Quy can ngăn. Sau đó ít phút, Ngân xông vào túm tóc, đấm đá xô đẩy Trang vào bờ tường. Bị tấn công, Trang đã dùng dao thủ sẵn chống trả Ngân và Ngọc Anh rồi bỏ chạy về nhà.
Mặc dù Trang khai rằng khi rút dao đâm loạn xạ về phía trước mục đích để chạy thoát thân chứ không mục đích nhằm vào ai. Nhưng hậu quả đau lòng đã xảy ra khiến thiếu nữ Nguyễn Thị Kim Ngân vĩnh viễn nằm lại ở tuổi 17 do sốc mất máu cấp, suy hô hấp cấp, Ngọc Anh bị nhiều vết thương. Còn bản thân Trang đã phải đối mặt với bản án giết người và vĩnh viễn bỏ lại khung trời tự do của thời nữ sinh hoa mộng. Ngọc Anh vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm của hành vi “Gây rối trật tự công cộng”.
Bi kịch trẻ con, nỗi đau người lớn
Phiên tòa sơ thẩm hôm đó thu hút rất đông người tham dự. Ngoài người thân, gia đình, bạn bè của các bị cáo cũng như bị hại, còn có cả bà Hiệu Trưởng Trường THCS Tích Giang, nơi mà cả hai bị cáo từng theo học. Phát biểu tại tòa, vị Hiệu Trưởng cho biết trước đây cả Trang và Ngọc Anh đều là những học sinh chăm ngoan, học lực khá. Trong suốt những năm theo học tại trường, chưa khi nào nhận thấy các em có biểu hiện lệch chuẩn hay hư hỏng.
Đặc biệt, nữ sinh Trần Thu Trang được thầy cô và bạn bè biết đến và yêu mến bởi ngoại hình xinh xắn, năng nổ nhiệt tình trong các hoạt động phong trào, lại có năng khiếu nổi bật về môn Văn. Ngoài thành tích học tập khá hàng năm, Trang còn liên tiếp được nhận danh hiệu thiếu niên xuất sắc từ phong trào đoàn, đội. Gia đình bị cáo Trang thì cho biết, thời điểm xảy ra vụ án, Trang đã tốt nghiệp cấp II với số điểm cao và đã thi đỗ vào lớp 10 chuyên văn của Trường THPT Sơn Tây. Sự việc xảy ra quá bất ngờ khiến cả gia đình và nhà trường đều bàng hoàng, đau xót.
Trong lời bào chữa của mình, tôi đã phân tích rất kỹ những tình tiết giảm nhẹ về nhân thân và hoàn cảnh phạm tội của bị cáo Trang. Buổi tối hôm đó bố mẹ Trang đi vắng, Trang bị nhóm của Ngọc Anh lớn tuổi hơn, đông người hơn đến gây gổ, “áp đảo tại gia”. Bị cáo không hề gây sự hay tấn công nhóm Ngọc Anh mà bỏ vào nhà.
Mấy lần bị đánh, mắng, gây sự như thế, Trang quá bức xúc mới chống trả. Bị cáo khai cũng chỉ vung dao đâm bừa phía trước chứ không nhằm mục đích vào ai. Vậy nên đề nghị Tòa xác định hành vi của Trang phạm vào tội “Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”. Tuy nhiên, quan điểm của Luật sư về việc thay đổi tội danh không được chấp nhận. Mặc dù bị đưa ra xét xử về tội “Giết người” theo khoản 1 điều 93 BLHS thuộc trường hợp giết trẻ em (do nạn nhân Ngân dưới 18 tuổi) nhưng do bị cáo phạm tội khi dưới 16 tuổi, lại có những tình tiết giảm nhẹ đặc biệt nên Trần Thu Trang nhận mức án 06 năm tù.
Với vai trò Luật sư, nhìn những giọt nước mắt long lanh trên gương mặt bị cáo, trong lòng tôi trĩu nặng nỗi lo âu. Thời gian gần đây, tình trạng trẻ vị thành niên phạm tội, trong đó có một bộ phận là học sinh, sinh viên gây trọng án đang trở thành vấn nạn gây nhức nhối dư luận. Trong những vụ án đó, có một phần trách nhiệm lớn nằm ở phía gia đình và nhà trường. Ranh giới giữa kẻ tội phạm và người lương thiện đôi khi rất mong manh, chỉ một phút thiếu kiềm chế, không làm chủ được mình có thể sa vào lao lý. Vụ án của nữ sinh 15 tuổi, học giỏi, xinh, ngoan bỗng dưng can án giết người chính là bài học đắt giá đối với nhiều người.
Theo xahoi
Lời sám hối của kẻ sát nhân máu lạnh
Không còn vẻ hung hăng, dữ tợn như ngày mới bị bắt, giờ đây gã sát nhân đã trở thành một con người hoàn toàn khác.
Hơn 3 năm trước, Trương Hoàng Tuệ (35 tuổi, trú tại xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) đã gây ra một vụ thảm sát kinh hoàng, gây chấn động tỉnh Lào Cai. Hai cô gái xấu số cùng mất mạng dưới con dao phóng lợn của Tuệ. Giết người phải đền mạng, Tuệ bị kết án tử hình. "Bây giờ mọi lời nói đều đã quá muộn màng, có lẽ chỉ có cái chết mới giúp em cảm thấy nhẹ lòng và được thanh thản", Tuệ buồn rầu.
Thức tỉnh lương tri
Chỉ trong 5 ngày, Tuệ đã cướp đi sinh mạng của 2 người phụ nữ. Thời điểm đó và cho đến bây giờ vẫn còn rất nhiều người căm phẫn tên sát nhân máu lạnh này. Lý giải cho hành động của mình, Tuệ bảo rằng, đã quá mê muội không làm chủ được lý trí của mình nên đã gây ra những vụ án mạng.
Chỉ vì nghĩ rằng mình đã bị xúc phạm danh dự cá nhân, Tuệ đã cầm dao giết chết một cô y tá. Rồi trên đường đi lẩn trốn, gã còn giết chết một người phụ nữ vốn chẳng quen biết, chẳng thù hận. Bây giờ khi nghĩ lại những việc làm của mình bản thân Tuệ cũng cảm thấy ghê tởm và kinh sợ. "Cái lúc chạy trốn, em chẳng thể nào nghĩ ngợi được điều gì. Chỉ vì sợ bị phát hiện mà em đã giết chết người phụ nữ đang chăn trâu ở sườn đồi... Bây giờ em thật sự cảm thấy hối lỗi và ân hận về những gì mình đã gây ra."
Khi nghe tòa tuyên án tử hình, Tuệ không quá choáng váng. Gã sát nhân này đã lường tính được bản án mà mình sẽ phải nhận sau khi đã gây ra biết bao tội lỗi kinh hoàng. Gần 3 năm nằm trong buồng biệt giam của tử tù đã giúp Tuệ hiểu được sự đúng sai, biết được những lỗi lầm mà mình đã gây ra. Nhiều lúc Tuệ mong sao mình được làm một việc gì đó để chuộc lại lỗi lầm nhưng chẳng thể, vì lúc này gã đã khoác lên mình bản án tử hình.
Tuệ bảo rằng, chỉ mong được chết sớm ngày nào hay ngày đó để thoát khỏi sự dằn vặt, giằng xé. "Gần 3 năm nay, cả trong lúc tỉnh giấc đến khi ngủ, hình ảnh của những nạn nhân đều hiển hiện trong đầu của em. Dường như họ đã hiện về bắt em phải trả giá vì đã cướp đi sinh mạng của họ... Em biết, rồi mình sẽ phải chết để đến tội nhưng mong sao em được đền tội càng sớm, càng tốt".
Trương Hoàng Tuệ khi bị bắt. (Ảnh: Thành Vinh)Tâm sự về cuộc đời của mình, Tuệ bảo rằng, nếu như biết nghe lời dạy bảo của cha mẹ, sống có chí hướng thì bây giờ chắc không phải nằm ở buồng biệt giam như thế này. Sinh ra trong một gia đình có có điều kiện kinh tế khá vững, tuy đông con nhưng Tuệ vẫn được cha mẹ lo liệu cho ăn học bằng bạn, bằng bè. Hết cấp 3, Tuệ được đi học một lớp Trung cấp nghề.
Đáng nhẽ, Tuệ đã có được một cuộc sống ổn định, có được một mái ấm gia đình nếu như gã không đua đòi theo những thói hư tật xấu của bạn bè. Lấy được chứng chỉ học nghề, Tuệ tìm ra đất Quảng Ninh xin vào làm việc ở một công ty khai thác khoáng sản. Công việc tuy có chút vất vả nhưng có thu nhập khá cao. Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau đó, Tuệ đã vướng chân vào những tệ nạn ở đất mỏ. Chơi bời vô lối, Tuệ phải bán xới khỏi Quảng Ninh.
Trở về Lào Cai trong sự thất vọng của toàn thể gia đình, không chịu đi xin việc làm mà suốt ngày long bông tụ tập với bạn bè, Tuệ đã trở thành gánh nặng của mọi người. Tuy nhiên, không dừng lại ở đó, Tuệ đã bập vào ma túy để đốt đời. Không công việc, không dự định tương lai, cứ như vậy Tuệ thất thểu như một kẻ dặt dẹo không chốn nương thân.
Đi đến đâu, Tuệ cũng trở thành gánh nặng đối với những người xung quanh. Và cũng chính vì lý do này, khi nghe thấy cô y tá nói mình là "đứa không ra gì", Tuệ lấy đó làm tức giận và nung nấu ý định trả thù. Cái suy nghĩ hẹp hòi của một gã đàn không đã dẫn lối Tuệ trở thành một kẻ sát nhân máu lạnh. Tuệ chuẩn bị khá kỹ lưỡng cho kế hoạch trả thù của mình và đã thực hiện được hành vi.
Ngẫm nghĩ về những chặng đường đã qua, Tuệ phân trần, khi đã trở thành tử tội rồi mới thấu hiểu được những việc làm sai trái. Tất cả đã an bài, bây giờ chỉ biết nằm chờ đợi đến ngày trả án để chuộc lại lỗi lầm... Nghĩ vậy nên Tuệ sống khá điềm tĩnh, không phá phách vô lối như một số kẻ tử tội khác. Tuệ bảo rằng, nhiều lúc đã nghĩ tự kết liễu cuộc đời để chấm dứt những ngày tháng dày vò, nhưng như vậy là quá nhẹ nhàng.
Phút trải lòng
Tâm sự nhiều hơn về cuộc đời của mình, Tuệ kể về chuyện tình yêu. Trước kia, Tuệ cũng có dự định, hoài bão như bao thanh niên khác. Đã có thời điểm, Tuệ định mở một cửa hàng kinh doanh ở thành phố Lào Cai. Nhưng ý tưởng đó chưa thực hiện được thì gã đã sa chân vào con đường tội lỗi và ngày càng lún sâu.
Nghĩ về quãng thời gian đó, Tuệ ân hận nói rằng, giá như dạo đó bình tĩnh hơn, tu chí hơn thì có lẽ sẽ không phạm quá nhiều sai lầm đến như vậy. Chán nản về chuyện tình cảm Tuệ tìm đến ma túy để giải khuây và đây cũng có thể coi như bước ngoặt lớn trong cuộc đời gã sát nhân này. Trượt dài mãi trên con đường tội lỗi một cách mù quáng, Tuệ đã đánh mất tất cả.
Khoác trên mình một bản án với tội trạng vô cùng ghê tởm, trong sâu thẳm suy nghĩ của mình, Tuệ muốn gửi lời xin lỗi đến cha mẹ của mình. Họ là những con người đã vất vả sinh thành và nuôi dạy Tuệ. Nhưng rồi, những gì mà cha mẹ Tuệ đón nhận được chỉ là sự đau khổ. Tuệ tự nói mình là một đứa con nghịch tử, luôn làm cha mẹ phiền lòng. "Cùng nuôi con, nhiều người được vẻ vang bởi con cái, bố mẹ em thì lại phải mang nỗi xấu hổ vì đã có con là sát nhân. Em chẳng biết làm gì lúc này, mong sao bố mẹ tha lỗi và coi như không có đứa con này nữa...". Những lời tâm sự từ đáy lòng đó dường như của một Trương Hoàng Tuệ hoàn toàn khác không phải là một gã sát nhân máu lạnh như 3 năm trước.
Anh mắt hướng ra ô cửa nhỏ, nhìn ra luồng ánh sáng nhỏ nhoi, cuộc đời của Tuệ cũng bó hẹp như không gian của phòng biệt giam. Gã sát nhân này đã hiểu được cái giá phải trả cho những tội lỗi mình gây ra. Không biết lúc nào Tuệ sẽ phải đi trả án nhưng lúc này gã coi như cuộc đời của mình kết thúc, sống ngày trên đời chỉ là sự tồn tại vô nghĩa.
Trương Hoàng Tuệ là đối tượng nghiện ma túy, đã từng có tiền án về các tội cướp giật tài sản, trộm cắp tài sản, trốn khỏi nơi giam. Năm 2006, Tuệ ra trại sau gần 10 năm tù giam và từ ngày 9.5.2009- 14.5.2009, y liên tiếp gây ra 2 vụ giết người rất dã man. Theo cáo trạng của VKS tỉnh Lào Cai, sau khi gây ra cái chết cho chị Lê Thị Hải Yến, nhân viên y tế tại Bệnh viện đa khoa số I để cướp điện thoại di động và dây chuyền, Trương Hoàng Tuệ lập tức bỏ trốn và ẩn náu ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Trong quá trình ẩn náu trên một quả đồi thuộc địa phận xã Tân Thượng, huyện Văn Bàn, trưa ngày 14.5, Trương Hoàng Tuệ gặp chị Triệu Thị Mắn (28 tuổi, trú tại xã Tân Thượng) đang đi chăn trâu ngay cạnh nơi Tuệ ẩn nấp. Sợ bị chị Mắn hô hoán, Tuệ lập tức dùng dao đâm chị nhiều nhát cho đến chết rồi đem giấu xác chị tại một bụi rậm cách đó khoảng 30m.
Theo xahoi
Kết cục đau lòng của mối thù "nuôi dưỡng" suốt 14 năm Mõ giết bé Un vì mối thù nhiều năm với gia đình nạn nhân, bắt nguồn từ lệ phạt vạ. Nay theo luật làng, gia đình Mõ lại bị phạt vạ, phải đền cho nhà Un hơn 500 triệu đồng. Cái lệ phạt này khiến gia đình Mõ khốn khổ. Tòa án lương tâm tố cáo kẻ thủ ác Như Dân trí đã...