Luật sư của Út ‘trọc’ yêu cầu triệu tập giám định viên
Luật sư đề nghị HĐXX triệu tập nhiều người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và giám định viên để làm rõ thiệt hại trong vụ án.
Ngày 14-12, TAND TP.HCM xử sơ thẩm bị cáo Đinh La Thăng (cựu bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải), Nguyễn Hồng Trường (cựu thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải) cùng năm đồng phạm về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Đinh Ngọc Hệ (tức Út “trọc”, cựu phó tổng giám đốc Công ty Thái Sơn, Bộ Quốc phòng) cùng 12 đồng phạm bị xét xử về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.
HĐXX triệu tập 14 pháp nhân và 11 cá nhân tới tham gia phiên tòa với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Tuy nhiên một số cá nhân, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không đến dự tòa.
Phát biểu ý kiến về vấn đề này với HĐXX, đại diện VKS nhận thấy việc những người này vắng mắt không ảnh hưởng đến quá trình xét xử. Luật sư bào chữa cho bị cáo Hệ đề nghị HĐXX triệu tập giám định viên để làm rõ thiệt hại trong vụ án.
Cạnh đó, liên quan tới vấn đề kê biên tài sản của thân chủ, luật sư đề nghị HĐXX triệu tập thêm hàng loạt người liên quan. Chủ tọa phiên tòa cho rằng trong quá trình xét xử, nếu xét thấy cần thiết thì sẽ triệu tập bổ sung.
Bị cáo Đinh Ngọc Hệ phủ nhận tên Út “trọc”. Ảnh: HOÀNG GIANG
Liên quan tới vấn đề kê biên tài của bị cáo Hệ, cơ quan điều tra (CQĐT) Bộ Công an đã ra lệnh kê biên tài sản là phần vốn góp đứng tên Công ty CP tập đoàn Yên Khánh tại Công ty CP BOT cầu Việt Trì và Công ty CP BOT và BT quốc lộ 20 lần lượt trị giá 82,2 tỉ đồng và 123 tỉ đồng.
Cạnh đó, CQĐT cũng kê biên tài sản hơn 48 triệu cổ phần trị giá hơn 533 tỉ đồng đứng tên các công ty cổ phần của Hệ (Công ty CP Yên Khánh, Công ty CP An Hiền, Công ty CP đầu tư Cái Mép) tại tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1.
Ngoài ra, số vốn góp hơn 4 tỉ đồng đứng tên Hệ trên hợp đồng góp vốn với xí nghiệp thương mại xây dựng và dịch vụ vận tải thuộc Công ty CP vận tải ô tô số 06 để thi công hạ tầng, phân lô 10 lô đất tại khu dân cư Bắc Rạch Chiếc, phường Phước Long A, quận 9, TP.HCM cũng bị kê biên.
Không chỉ kê biên cổ phần, vốn góp tại các công ty, CQĐT cũng kê biên hai bất động sản của Hệ ở quận 2, TP.HCM và ở khu nhà ở Licogi 13 (Hà Nội).
Video đang HOT
Số tiền 5,4 tỉ đồng trong tài khoản ngân hàng của Hệ tại BIDV cũng đã bị phong tỏa.
Bị cáo Đinh La Thăng. Ảnh: HOÀNG GIANG
Còn hơn 13 triệu cổ phần đứng tên Công ty CP thương mại nước giải khát Khánh An (công ty của Hệ) tại tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 cũng bị kê biên, giá trị bao nhiêu chưa được đề cập.
Cáo trạng nêu, tại CQĐT, Hệ không hợp tác khai báo, không thừa nhận hành vi phạm tội, phủ nhận vai trò chủ yếu trong việc thực hiện hành vi gian dối để chiếm đoạt tài sản.
Đại diện VKS vẫn đang công bố toàn văn 80 trang cáo trạng vụ án. PLO sẽ tiếp tục cập nhật.
Án chồng án
Cách đây hai ngày, bị cáo Đinh Ngọc Hệ đã bị Toà Quân sự Trung ương bác kháng cáo, y án 20 năm tù về tội lừa đảo trong vụ sai phạm ba khu đất quốc phòng đường Tôn Đức Thắng. Tổng hợp với bản án 12 năm tù toà đã tuyên năm 2018, bị cáo Hệ phải chấp hành chung là 30 năm tù.
Đinh La Thăng cho Út 'Trọc' trúng thầu thu phí cao tốc ra sao?
Ông Đinh La Thăng đã chỉ đạo để cho công ty của Út "Trọc" mua quyền thu phí cao tốc TP.HCM - Trung Lương dù công ty này đang kinh doanh thua lỗ, không có năng lực tài chính.
Ông Đinh La Thăng (cựu Bộ trưởng Bộ GTVT), Nguyễn Hồng Trường (cựu Thứ trưởng Bộ GTVT), Đinh Ngọc Hệ (tức Út "Trọc") cùng 17 đồng phạm bị đưa ra xét xử về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trong vụ án này, ông Thăng bị cáo buộc chủ mưu, cầm đầu, chỉ đạo cho công ty của Út "Trọc" mua quyền thu phí cao tốc TP.HCM - Trung Lương, gây thiệt hại 725 tỷ đồng.
Tạo điều kiện cho Út "Trọc" trục lợi
Dự án đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương sử dụng ngân sách Nhà nước, do vậy việc bán quyền thu phí là bán tài sản Nhà nước.
Bộ GTVT được giao chủ trì xây dựng đề án bán quyền thu phí, thực hiện chuyển giao quyền thu phí để hoàn trả ngân sách Nhà nước đã đầu tư cho dự án.
Ông Đinh La Thăng đang thụ án 30 năm tù. Ảnh: Hoàng Hà.
Tuy nhiên, khi triển khai thực hiện, bị cáo Đinh La Thăng (khi đó là Bộ trưởng Bộ GTVT) thông qua mối quan hệ quen biết từ trước, đã điện thoại cho Dương Tuấn Minh (Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư phát triển và Quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long) giới thiệu Út "Trọc" tiếp cận đề án.
Theo cáo trạng, Út "Trọc" đã chỉ đạo nhân viên xây dựng hồ sơ gian dối tham gia mua đấu giá quyền thu phí. Sau khi trúng đấu giá, bị cáo này tiếp tục thực hiện các hành vi gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản Nhà nước.
Ông Thăng nắm rõ các quy định pháp luật về quản lý tài sản Nhà nước và chuyển giao quyền thu phí, nhận thức rõ đây là tài sản đặc thù có giá trị đặc biệt lớn, cần tìm kiếm đối tác có năng lực tài chính để tối ưu hóa việc bán quyền thu phí.
Song, ông đã chỉ đạo để cho công ty của Út "Trọc" là công ty đang kinh doanh thua lỗ, không có năng lực tài chính mua quyền thu phí.
Cáo trạng quy kết ông Đinh La Thăng phải chịu trách nhiệm chính về toàn bộ sai phạm của các cán bộ tại Bộ GTVT trong việc tổ chức bán đấu giá quyền thu phí đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương cho công ty của Út "Trọc", gây thất thoát cho Nhà nước hơn 725 tỷ đồng.
Cài phần mềm gian lận chiếm đoạt 725 tỷ
Tháng 2/2012, sau khi Thủ tướng chấp thuận đề xuất của Bộ GTVT về việc chuyển giao quyền thu phí trên cao tốc TP.HCM - Trung Lương, ông Đinh La Thăng đã gọi điện thoại cho Dương Tuấn Minh (Tổng giám đốc Công ty Cửu Long) để giới thiệu Út "Trọc". Cựu Bộ trưởng Bộ GTVT đề nghị ông Minh cho Công ty Yên Khánh của Út "Trọc" được tham gia đấu giá quyền thu phí cao tốc.
Sau đó, ông Thăng giao cho cựu Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường hoàn thiện Đề án bán quyền thu phí.
Đinh Ngọc Hệ bị cáo buộc chiếm đoạt hơn 725 tỷ đồng liên quan đến thu phí cao tốc TP.HCM - Trung Lương. Ảnh: TTXVN.
Qua tiếp cận đề án và quy chế bán đấu giá quyền thu phí, Út "Trọc" biết quy định bắt buộc của công ty tham gia đấu giá là "tình hình tài chính lành mạnh, kinh doanh 2 năm liên tiếp (2011 và 2012) không lỗ".
Song, thực tế trong 2 năm này, hai công ty Khánh An và Yên Khánh của Út "Trọc" đều thua lỗ, không đủ điều kiện tham gia đấu giá và cũng không đủ năng lực tài chính để thanh toán tiền trúng đấu giá.
Biết Út "Trọc" có mối quan hệ với ông Thăng, bị cáo Nguyễn Hồng Trường đã có hành vi sai phạm trong việc chấp thuận cho Công ty Yên Khánh và Công ty Khánh An đủ điều kiện tham gia đấu giá, sau đó duyệt quyền thu phí cho Công ty Yên Khánh.
Ngay sau khi được tiếp nhận triển khai công tác thu phí, Út "Trọc" chỉ đạo các bị cáo thuộc Công ty Yên Khánh thuê Công ty Xuân Phi viết phần mềm để xâm nhập, can thiệp vào hệ thống phần mềm quản lý doanh thu của Bộ GTVT.
Đồng phạm của Út "Trọc" đã che giấu doanh thu thu phí thực tế, gian dối trong báo cáo doanh thu để thoát khỏi sự kiểm soát của Bộ GTVT và các cơ quan chức năng, xóa dữ liệu thu phí sau khi can thiệp, tiêu hủy chứng từ và lập khống chứng từ kế toán.
Cáo trạng xác định tổng doanh thu thu phí thực tế của 4 trạm trên tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương từ tháng 1/2014 đến hết tháng 12/2018 là hơn 3.266 tỷ đồng. Doanh thu đã bị các bị cáo điều chỉnh giảm còn 2.541 tỷ. Như vậy, hơn 725 tỷ đồng không đưa vào báo cáo tài chính bị Đinh Ngọc Hệ chiếm đoạt.
Tại cơ quan điều tra, Út "Trọc" không hợp tác khai báo, không thừa nhận hành vi phạm tội, phủ nhận vai trò chủ mưu trong việc thực hiện các hành vi gian dối để chiếm đoạt tài sản.
Ông Đinh La Thăng đang chấp hành bản án 30 năm tù về 2 vụ án PVN mất 800 tỷ đồng khi góp vốn vào Oceanbank và vụ Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Tổng công ty Xây lắp dầu khí (PVC) liên quan đến Trịnh Xuân Thanh.
Mới đây, ông Đinh La Thăng tiếp tục bị truy tố về tội Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng trong vụ án xảy ra tại dự án Ethanol Phú Thọ.
Còn Đinh Ngọc Hệ đang thụ án 30 năm tù do liên quan hàng loạt vụ án với nhiều tội danh như Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Sử dụng tài liệu giả cơ quan, tổ chức.
Ảnh: Ông Đinh La Thăng và các đồng phạm bị áp giải tới tòa Bị cáo Đinh La Thăng, Nguyễn Hồng Trường (nguyên lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải) sẽ hầu tòa sáng nay vì liên quan đến sai phạm tại cao tốc TP.HCM - Trung Lương. Ông Đinh La Thăng cựu Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đeo kính đen được áp giải tới TAND TP.HCM sáng nay. Ông Thăng cùng năm đồng phạm...