Luật sư của Hillary Clinton khai man trong điều tra Trump – Nga
Michael Sussmann, luật sư đại diện Hillary Clinton, bị truy tố tội khai man với FBI trong cuộc điều tra quan hệ giữa Nga và Donald Trump.
Michael Sussmann, luật sư từng đại diện cho chiến dịch tranh cử năm 2016 của ứng viên Dân chủ Hillary Clinton, là người thứ hai bị công tố viên đặc biệt John Durham truy tố. Theo văn phòng Công tố viên đặc biệt, Sussmann khi cung cấp chứng cứ về Trump cho quan chức Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) James Baker vào ngày 19/9/2016 đã phát ngôn sai sự thật.
Michael Sussmann tại hội thảo về an ninh mạng năm 2016. Ảnh: C-SPAN.
Theo quyết định truy tố, Durham lập luận Sussmann nói sai sự thật khi khẳng định tại buổi gặp Baker rằng bản thân không đại diện bất kỳ thân chủ nào. Hôm đó, Sussmann đã cung cấp cho FBI tài liệu và dữ liệu bao gồm chứng cứ mối liên hệ đáng ngờ giữa tập đoàn Trump Organization và một ngân hàng đặt tại Nga.
Video đang HOT
Văn phòng Công tố viên đặc biệt nhấn mạnh Sussmann không cung cấp thông tin cho FBI với tư cách “công dân gương mẫu”, mà thực chất là luật sư đại diện cho ba pháp nhân: một giám đốc điều hành ngành công nghệ Mỹ, một công ty mạng và chiến dịch tranh cử tổng thống của bà Clinton.
Michael Sussmann là cộng sự trong hãng luật của Perkins Coie. Ông là luật sư đại diện cho Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ (DNC) khi cơ quan chức năng điều tra cáo buộc tin tặc Nga tấn công hệ thống máy tính của tổ chức giữa bầu cử Mỹ.
Cuộc điều tra của John Durham khởi động từ năm 2019, trong nhiệm kỳ tổng thống Donald Trump. Bộ Tư pháp Mỹ khi đó muốn làm rõ động cơ thúc đẩy FBI soi xét những mối liên hệ giữa chiến dịch tranh cử của Trump và Nga năm 2016.
Sau khi nhậm chức, Tổng thống Joe Biden quyết định tiếp tục cuộc điều tra. Cuộc điều tra của Durham có đặc quyền thẩm tra mọi hành động của FBI và Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) trong giai đoạn đầu cuộc điều tra Trump – Nga, đồng thời xem xét cả một số cá nhân ngoài chính phủ có mối liên hệ với điều tra.
Michael Sussmann từng là công tố viên liên bang chuyên về an ninh mạng. Các luật sư đại diện ông khẳng định thân chủ là luật sư uy tín về an ninh quốc gia, từng làm việc qua nhiều đời chính phủ Dân chủ lẫn Cộng hòa và chắc chắn sẽ bảo vệ thành công danh tiếng bản thân trước cáo buộc mới.
Hillary Clinton tuyên bố chấp nhận thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016. Ảnh: Reuters.
Cảnh sát đột kích nhà cựu luật sư của Trump
Các nhà điều tra liên bang đột kích căn hộ của Rudy Giuliani, cựu luật sư của Trump, trong cuộc điều tra về các giao dịch của ông với Ukraine.
Căn hộ tại New York bị đột kích sáng ngày 28/4, các nhà điều tra khám xét nơi ở và văn phòng riêng của Giuliani, thu giữ nhiều thiết bị điện tử. Họ cũng thu điện thoại của Victoria Toensing, luật sư ở Washington từng là cố vấn cho Trump và làm việc với Giuliani về các vấn đề liên quan tới Ukraine.
Giuliani, từng là công tố viên trước khi làm thị trưởng New York, là cựu luật sư riêng của Trump khi tổng thống bị xem xét bãi nhiệm hồi tháng 12/2019 với cáo buộc tìm kiếm hỗ trợ chính trị từ Ukraine. Giuliani cũng dành nhiều tháng để giúp Trump tìm kiếm các bằng chứng bất lợi liên quan tới Ukraine của Joe Biden và con trai Hunter trong giai đoạn 2018-2020.
Cựu luật sư của Trump, Rudy Giuliani phát biểu tại công viên The Ellipse ở Washington hôm 6/1. Ảnh; AFP.
Tuy nhiên, cuộc điều tra hiện tại có thể nhắm vào việc Giuliani từng làm cho các doanh nghiệp Ukraine trong cùng khoảng thời gian đó, vi phạm luật Mỹ về cấm vận động hành lang không đăng ký cho các thực thể nước ngoài.
Lev Parnas và Igor Fruman, hai người đàn ông Ukraine từng hỗ trợ Giuliani, đã bị bắt vào tháng 10/2019 và bị cáo buộc chuyển trái phép các khoản quyên góp lớn cho một ủy ban gây quỹ ủng hộ Trump.
Andrew Giuliani, con trai của luật sư Giuliani, lên án cuộc đột kích là "kinh tởm" và cáo buộc động thái của Bộ Tư pháp mang mục đích chính trị. "Nếu điều này có thể xảy ra với luật sư của cựu tổng thống, nó cũng có thể xảy ra với bất kỳ người Mỹ nào", Andrew Giuliani nói.
Luật sư riêng của Giuliani, Robert Costello chỉ trích cuộc đột kích là "hành vi côn đồ hợp pháp". "Họ lẽ ra không thể làm điều này với bất kỳ ai, chứ chưa nói đến một người từng là phó tổng chưởng lý, luật sư Mỹ, thị trưởng New York và luật sư riêng của tổng thống Mỹ thứ 45", ông nói. Cục Điều tra Liên bang (FBI) và Bộ Tư pháp từ chối bình luận về cuộc đột kích và điều tra.
Suu Kyi tiếp tục bị cáo buộc nhận hối lộ Một doanh nhân nổi tiếng thừa nhận hối lộ Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi khoảng 550.000 USD trong năm 2019 và 2020. Đài truyền hình quốc gia Myanmar MRTV hôm 17/3 đưa tin nhà phát triển bất động sản Maung Weik thừa nhận đã hối lộ bà Suu Kyi. Tuần trước, quân đội Myanmar cáo buộc bà Suu Kyi nhận...