Luật sư bào chữa cho người giúp CIA tiêu diệt Bin Laden bị ám sát
Một tay súng không rõ danh tính hôm qua 17/3 đã bắn chết luật sư Samiullah Afridi tại thành phố Peshawar, tây bắc Pakistan. Ông Samiullah từng bị đe dọa nhiều lần sau khi nhận bào chữa cho bác sỹ từng giúp CIA tiêu diệt trùm khủng bố Osama Bin Laden.
Luật sư Samiullah Afridi (áo đen) nhiều lần bị đe dọa vì nhận bào chữa cho bác sỹ giúp tiêu diệt Bin Laden. (Ảnh: AFP)
Luật sư Samiullah Afridi hôm qua 17/3 đang trên đường về nhà thì bị một kẻ không rõ danh tính nã súng vào xe ô tô. Ông Samiullah sau đó đã trúng đạn và tử vong. Cho đến nay, ít nhất hai nhóm phiến quân tách ra từ Taliban đã lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ tấn công.
Theo BBC, năm 2013, ông Samiullah đã phải rời khỏi Pakistan đến Trung Đông trong vài tháng sau khi bị các nhóm phiến quân liên tục đe dọa vì nhận bào chữa cho bác sỹ giúp tiêu diệt Bin Laden.
Luật sư Samiullah cho hay: “Tôi nhận vụ án này trên cơ sở nhân đạo, nhưng hiện giờ tôi phải lo lắng cho một điều quan trọng hơn, đó là tính mạng của mình”.
Video đang HOT
Sau khi trở về quê hương hồi năm ngoái, luật sư Samiullah cho hay ông đã ngừng bào chữa cho vụ việc của vị bác sỹ này.
Bác sỹ Shakil Afridi (người không có quan hệ gì với luật sư Samiullah Afridi dù cùng họ) hiện đang nộp đơn kháng án 33 năm tù giam vì đã đồng lõa với nhóm phiến quân Lashkar-e-Islam gây ra tội ác tại khu vực bộ lạc bản xứ Khyber của ông.
Tuy nhiên, nhiều người nhận định bản án này nhằm trừng phạt bác sỹ Shakil vì đã giúp CIA tìm kiếm trùm khủng bố Bin Laden.
Ông Shakil đã giúp dàn dựng một chương trình tiêm vắc xin giả hiệu nhằm thu thập các mẫu ADN của dân cư nơi sau đó CIA đã tìm thấy và tiêu diệt Bin Laden.
Vụ việc này đã làm rạn nứt mối quan hệ giữa Mỹ và Pakistan, bởi lực lượng tình báo Mỹ đã tiến hành đột kích vào khu dân cư mà không có sự cho phép của Islamabad.
Thoa Phạm
Theo Dantri/BBC
Ám ảnh nơi "vũng lầy"
Trái với dự tính trước đó, chính quyền của Tổng thống Mỹ B. Obama đang ngả dần theo phương án thay đổi lộ trình cắt giảm quân số ở Afghanistan. Xu hướng này khiến nhiều người Mỹ lo ngại không biết nước này bao giờ mới thoát khỏi "vũng lầy" Afghanistan.
Cuộc chiến kéo dài ở Afghanistan làm lính Mỹ mệt mỏi
Theo Hiệp định an ninh song phương (BSA) ký giữa Mỹ và Afghanistan đầu năm ngoái, Mỹ sẽ rút 5.500 lính khỏi Afghanistan vào cuối năm nay và rút nốt số còn lại trong tổng số 9.800 lính đang đồn trú vào cuối năm 2016. Thế nhưng, theo các quan chức Nhà Trắng, ông B. Obama đang nghiêng về ý kiến giữ lại toàn bộ 9.800 lính cho tới hết năm 2016.
My tiến quân vào Afghanistan vài tuần lễ sau khi xảy ra vụ khủng bố ngày 11-9-2001. 13 năm qua, hàng nghìn tỷ USD đã được đổ vào cuộc chiến này, hơn 2.300 lính Mỹ bị thiệt mạng cùng hơn 20 nghìn người khác bị thương. Tuy nhiên, tình hình an ninh tại Afghanistan vẫn diễn biến rất phức tạp. Thông kê chưa đây đủ của Phái bộ LHQ tai Afghanistan cho biết, riêng năm 2014, đã có hơn 10.500 dân thường Afghanistan là nạn nhân của các vụ bạo lực và khủng bố, trong đó có 3.700 người chết, tăng 25% so với con số tử vong năm 2013.
Bất chấp thực trạng đáng ngại trên, ông B. Obama vẫn cho rằng, đã đến lúc Afghanistan phải tự lo cho số phận của mình. Trong một tuyên bố hồi năm ngoái, ông B. Obama khẳng định: "Afghanistan, cũng như mọi nơi khác, sẽ không phải là một đất nước hoàn hảo. Tuy nhiên, đó không thuộc trách nhiệm của Mỹ".
Thực ra, ông B. Obama đang rơi vào thế bí. Các cuộc thăm dò công luận gần đây cho thấy, nhiều người Mỹ đã quá mệt mỏi với chiến tranh, họ chỉ muốn chính quyền của Tổng thống B. Obama tập trung giải quyết những vấn đề trong nước, như kinh tê chẳng hạn. Tâm lý phản chiến càng tăng lên sau khi trùm khủng bố quốc tế Osama Bin Laden bị tiêu diệt.
Không rút được quân khỏi Afghanistan, Mỹ sẽ khó tập trung thêm nguồn lực cho "những mối ưu tiên khác", chẳng hạn như bất ổn chính trị của Ukraine hay căng thẳng gia tăng ở Biển Đông trong thời gian gần đây. Chiến lược xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương vì thế cũng bị chậm lại.
Có điều, trong khi vẫn còn gần 1 vạn lính Mỹ ở Afghanistan, thì trên chiến trường, lực lượng quân sự và cảnh sát Afghanistan đang gặp phải tổn thất lớn nhất kể từ khi cuộc chiến với Taliban bắt đầu từ năm 2001. Đó là chưa kể những mối đe dọa mới từ tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), lực lượng đang tiến hành hoạt động tuyển mộ, huấn luyện ở Afghanistan.
Chớp thời cơ này, Đảng Cộng hòa đối lập lập tức lên tiếng chỉ trích kế hoạch rút quân là hành động sai lầm, bởi sau khi rút quân, các tổ chức khủng bố tại đây sẽ lại trỗi dậy, cũng giống như tình trạng bạo lực đã quay trở lại với Iraq chỉ sau khi lính Mỹ rời gót không lâu. Hai Thượng nghị sỹ uy tín hàng đầu của Đảng Cộng hòa tại Thượng viện là John McCain và Lindsey Graham còn cho rằng, quyết định rút quân là nhằm mục đích chính trị cho năm tổng tuyển cử 2016 hơn là từ góc độ chiến lược và quân sự.
Đó là lý do buộc ông B. Obama chuyển sang ủng hộ đề nghị của của tân Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter, người cho rằng phải kéo giãn tiến độ rút quân khỏi Afghanistan nhằm "bảo vệ những thành quả mà người Mỹ giành được trong 13 năm qua". Điều này đồng nghĩa với việc Afghanistan sẽ tiếp tục là nỗi ám ảnh với người dân Mỹ.
Theo Hoàng Sơn
An ninh Thủ đô
Câu chuyện đằng sau các bức ảnh hiếm về Osama bin Laden Ngôi nha trông kha sơ sai, vơi tương lam tư bun va đa. No năm ơ môt khu vưc trông trai, nhiêu đôi nui va tuyêt phu trăng. Đia hinh như thê, mang tơi thach thưc không nho cho chu nhân cua ngôi nha, ngươi thich nhưng chuyên tan bô dai cung cac con trai. Osama Bin Laden chọn sống tại Tora Bora...