Luật sư bào chữa cho Đoàn Văn Vươn nhận thù lao 400.000 đồng
Tôi nhận được lá thư của luật sư Đoàn Hữu Bền (Văn phòng luật sư Hải Âu thuộc Đoàn Luật sư TP.Hải Phòng) nêu những vướng mắc trong quá trình tham gia tố tụng và thanh toán thù lao luật sư theo yêu cầu chỉ định của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội trong vụ án Đoàn Văn Vươn (xét xử phúc thẩm vào ngày 29 và 30.7.2013) mà cảm thấy có nhiều điều băn khoăn.
Đây là một vụ án hình sự thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội, việc Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao yêu cầu các luật sư bào chữa chỉ định cho bị cáo đầu vụ án thể hiện việc bảo đảm quyền bào chữa và tính dân chủ trong giai đoạn xét xử phúc thẩm.
Theo trình bày, luật sư Đoàn Hữu Bền là người được phân công bào chữa chỉ định cho bị cáo, trên tinh thần tiết giảm tối đa chi phí mà cơ quan tiến hành tố tụng phải trang trải, nên khi quyết định đi Hà Nội làm thủ tục và nghiên cứu hồ sơ, ông đã ý thức lựa chọn phương thức đi xe ôm từ nhà riêng ở quận Ngô Quyền ra bến xe Tam Bạc mất 40.000 đồng.
Từ đây, luật sư mua vé xe bus đi Hà Nội với giá vé 70.000 đồng mất hơn hai tiếng rưỡi, sau đó thuê xe ôm từ bến xe Lương Yên đến trụ sở Tòa phúc thẩm ở 262 Đội Cấn mất 50.000 đồng.
Do gần cuối giờ trưa, không kịp tham khảo nên thư ký Tòa hẹn sang buổi chiều, luật sư Bền ra ngay quán cơm trước cổng Tòa ăn bữa trưa đạm bạc chỉ với 50.000 đồng.
Sau đó ông ngồi uống nước chờ đến đầu giờ chiều vào để nghiên cứu, sao chụp hồ sơ vụ án.
Cuối giờ chiều, luật sư đi xe ôm trở lại bến xe để lên xe bus về Hải Phòng, rồi đi xe ôm từ Tam Bạc về nhà riêng, với chi phí tối thiểu như lượt đi…
Đoàn Văn Vươn tại tòa
Năm ngày sau, luật sư đã chính thức vào làm việc buổi sáng với bị cáo Đoàn Văn Vươn, sau đó đầu giờ chiều bắt xe từ trung tâm thành phố Hải Phòng đi tận thôn Thúy Nẻo, xã Bắc Hưng, huyện Tiên Lãng và ra tận đầm nuôi thủy sản của gia đình bị cáo ở xã Vinh Quang, gặp ông Vũ Văn Luân để tìm hiểu thêm các tình tiết, sự kiện, rồi cuối giờ chiều quay trở lại thành phố.
Chưa hết, ba ngày sau, luật sư Bền quay trở lại Trại tạm giam để gặp bị cáo, chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho việc tham gia bào chữa tại phiên tòa phúc thẩm.
Ông chia sẻ nhận thức của mình, do không tham gia từ giai đoạn sơ thẩm, nên việc nghiên cứu hồ sơ, gặp gỡ làm việc với bị cáo, xuống tận hiện trường… cốt để làm sao thực hiện thật tốt chức phận và lương tâm của người bào chữa, tránh tình trạng các cơ quan tiến hành tố tụng thường kêu ca một số luật sư khi được yêu cầu bào chữa chỉ định thì làm không đến nơi đến chốn, thậm chí không đọc hồ sơ, không vào trại tạm giam gặp bị cáo…
Video đang HOT
Kể từ khi nhận trách nhiệm theo yêu cầu chỉ định, sau khi tiếp cận được hồ sơ, thời gian lại chỉ có khoảng 11 ngày (tính cả thứ bảy, chủ nhật), có lẽ chẳng đêm nào ông không thức đến gần nửa đêm để đọc tài liệu, chuẩn bị bài bào chữa cho bị cáo.
Thời gian thực sự làm việc của luật sư như vậy, nhưng ông chỉ liệt kê chi tiết “thời gian làm việc” bao gồm: Đi Hà Nội đọc hồ sơ: 1 ngày; 2 lần vào Trại tạm giam làm việc với bị cáo: 1 ngày; về Tiên Lãng: 0,5 ngày; nghiên cứu hồ sơ vụ án, chuẩn bị bài bào chữa: 3 ngày; tham gia bào chữa tại phiên tòa phúc thẩm: 2 ngày.
Với thời gian 7,5 ngày làm việc, nhân với mức thù lao quy định 120.000 đồng/ ngày, vị chi chỉ có 900.000 đồng; cộng với chi phí đi lại từ Hải Phòng về Hà Nội và ngược lại, cùng với ăn trưa bao gồm 370.000 đồng, tổng cộng bảng chiết tính thù lao luật sư mà luật sư Đoàn Hữu Bền gửi đến Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao đề nghị thanh toán là 1.270.000 đồng.
Ngay khi phiên tòa phúc thẩm kết thúc, khi gặp thư ký Tòa để trình bày, ông được biết là Tòa án chỉ có thể thanh toán cho những gì có chứng từ và đưa cho ông 400.000 đồng!
Nếu thật sự phải có chứng từ thì Tòa cũng nên hướng dẫn trước, còn nếu như Tòa án cần xác minh những chi tiết công việc và hành trình nêu trên của luật sư để có thể đáp ứng được yêu cầu chỉ định của Tòa phúc thẩm thì cũng không quá khó khăn.
Chẳng hạn, các mức phí xe ôm quả thực đã được tiết giảm hơn rất nhiều so với đi taxi, lại quá dễ để xác minh ngay tại cổng Tòa, hai lần vào làm việc với bị cáo hẳn sẽ có ghi nhận tại bộ phận thủ tục hồ sơ và trong Sổ xuất phạm làm việc với luật sư, còn đi xác minh tại hiện trường thì sẽ có nhân chứng xác nhận khi có yêu cầu…
Vậy nên ông đã không nhận số tiền 400.000 đồng do thư ký Tòa đưa, vì không hình dung được căn cứ và lý do vì sao những khoản chi phí tối thiểu nói trên lại không được chấp nhận?
Vụ việc của luật sư Đoàn Hữu Bền đã được Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Thành phố Hải Phòng chính thức gửi đến Chánh Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội xem xét, giải quyết.
Tôi vẫn hình dung, nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu chỉ định của các cơ quan tiến hành tố tụng, cũng như bào chữa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp miễn phí cho các đối tượng người dân nghèo, kinh tế khó khăn, thuộc diện chính sách là một trách nhiệm cao quý của đội ngũ luật sư.
Nhiều luật sư không đặt nặng vấn đề thù lao do các cơ quan tiến hành tố tụng trang trải.
Tuy nhiên, ở rất nhiều Đoàn Luật sư trong cả nước, nhất là các tỉnh miền núi, vùng dân tộc ít người, nơi phần lớn các luật sư đều là cán bộ các ngành pháp luật về hưu, lớn tuổi, phát sinh nhiều vụ án phức tạp, nghiêm trọng phải tham gia bào chữa theo yêu cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng, đường sá đi lại xa xôi, phải bỏ rất nhiều công sức nên nhu cầu trang trải các chi phí tối thiểu cho các luật sư là cần thiết.
Liên đoàn Luật sư Việt Nam cũng đã chính thức kiến nghị tăng mức thù lao bào chữa chỉ định lên mức 500.000 đồng/ngày, nhưng đến nay vẫn chưa có quyết định chấp thuận cuối cùng.
Chuyện tuy nhỏ, nhưng hóa ra ý nghĩa, mục đích và khía cạnh văn hóa về “cách cho” của nó lại không hề nhỏ…
Theo Lao động
Nhiều lời khai của ông Vươn không giống phiên sơ thẩm
Sáng 29/7, bị cáo Đoàn Văn Vươn và các đồng phạm hầu tòa phúc thẩm sau khi kháng cáo bản án của tòa án sơ thẩm.
Theo kế hoạch, sáng 29/7, tại trụ sở Tòa án nhân dân (TAND) TP Hải Phòng, TAND Tối cao mở phiên xét xử phúc thẩm công khai hai vụ án liên quan đến vụ cưỡng chế thu hồi đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn xảy ra vào ngày 5/1/2012 tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng.
Các bị cáo: Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sịnh và Đoàn Văn Vệ bị truy tố về tội "Giết người"; bị cáo Nguyễn Thị Thương (vợ Đoàn Văn Vươn) và Phạm Thị Báu (vợ Đoàn Văn Quý) bị truy tố về hành vi "Chống người thi hành công vụ".
Tại phiên phúc thẩm, 9 luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo và phía bị hại, trong đó có 4 luật sư bảo vệ quyền lợi cho bị cáo Đoàn Văn Vươn. 5 người bị hại có mặt tại phiên tòa, 2 người bị hại vắng mặt có lý do. 5 người làm chứng vắng mặt có lý do.
Bị cáo Đoàn Văn Vươn tại phiên tòa phúc thẩm sáng 29/7.
Ảnh chụp qua màn hình.
Đúng 8 giờ 30 phút, chủ tọa phiên tòa - Thẩm phán TAND Tối cao Nguyễn Vinh Quang tuyên bố khai mạc và tiến hành phần kiểm tra căn cước và thành phần tham gia tố tụng tại tòa ngay sau đó.
Trong phần này, bị cáo đều không đề nghị thay đổi những người giám định, Hội đồng xét xử (HĐXX) và luật sư. Phía bị hại cũng không có đề nghị thay đổi HĐXX và luật sư.
Tuy nhiên, Luật sư Trần Vũ Hải (bào chữa cho bị cáo Đoàn Văn Vươn) đề nghị tòa triệu tập thêm một số cựu quan chức huyện Tiên Lãng bị truy tố trong vụ án "Hủy hoại tài sản" và "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng"; đề nghị triệu tập những người làm chứng do ông Đoàn Văn Vươn đề nghị và mời đại diện của 2 đài truyền hình đã quay và phát hình vụ cưỡng chế ngày 5/1/2012.
Trước đề nghị trên của luật sư Hải, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tối cao giữ quyền công tố tại tòa nêu rõ, bản án sơ thẩm xét xử tội "Giết người" và "Chống người thi hành công vụ" đã làm rõ nội dung vụ án và các tình tiết phạm tội nên đại diện Viện Kiểm sát cho rằng không cần thiết phải triệu tập thêm những người theo đề nghị của luật sư.
Tuy nhiên, Chủ tọa phiên tòa vẫn quyết định tạm dừng phiên tòa để HĐXX hội ý đối với đề nghị trên. Ít phút sau đó, phiên tòa tiếp tục, chủ tọa thông báo không cần thiết phải triệu tập thêm những người theo đề nghị của luật sư.
Các bị cáo tại phiên tòa phúc thẩm sáng 29/7. Ảnh chụp qua màn hình.
Sau khi kết thúc phần thủ tục, chủ tọa phiên tòa đã tóm tắt nội dung vụ án, bản án sơ thẩm và nội dung kháng cáo của các bị cáo.
Theo bản án sơ thẩm ngày ngày 5/4, Tòa án nhân dân TP Hải Phòng đã tuyên phạt bị cáo Đoàn Văn Vươn 5 năm tù giam; Đoàn Văn Quý 5 năm tù giam; Đoàn Văn Sịnh 3 năm 6 tháng tù giam; Đoàn Văn Vệ 2 năm tù giam về tội "Giết người chưa đạt", thời hạn thi hành án tính từ ngày bị bắt tạm giam.
Tòa án sơ thẩm TP Hải Phòng cũng tuyên phạt bị cáo Phạm Thị Báu 18 tháng tù cho hưởng án treo, thử thách 36 tháng, giao địa phương quản lý; bị cáo Nguyễn Thị Thương 15 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thử thách 30 tháng, giao địa phương quản lý về tội "Chống người thi hành công vụ".
Không đồng ý với mức án mà tòa sơ thầm tuyên phạt, gia đình bị cáo Đoàn Văn Vươn đã làm đơn kháng cáo.
Hết phần tóm tắt, phiên tòa chuyển sang phần xét hỏi đối với các bị cáo. Trả lời các câu hỏi của HĐXX, bị cáo Đoàn Văn Vươn thừa nhận hành vi chuẩn bị súng bắn đạn hoa cải, nhồi thuốc nhổ, mua dây điện nối kích nổ bình gas, tẩm xăng vào rơm rạ... để chống lại lực lượng cưỡng chế.
Bị cáo Vươn nói rằng, khi nhận thông báo cưỡng chế của UBND huyện Tiên Lãng, bị cáo đã trao đổi với Đoàn Văn Qúy, Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Vệ và một số người khác để chống lại "chuyển từ vụ án hành chính dân sự sang vụ án hình sự".
Những phần trả lời khác của bị cáo Vươn, chủ tọa phiên tòa cho rằng, có những điều không giống với lời khai của bị cáo tại phiên xử sơ thẩm.
Sau bị cáo Vươn, HĐXX lần lượt xét hỏi đối với các bị cáo Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Vệ, Nguyễn Thị Thương và Phạm Thị Báu.
sẽ tiếp tục thông tin về diễn biến của phiên tòa...
Theo VTC
NHNN ngăn báo chí tiếp xúc ông Nguyễn Bá Thanh Trong cuộc làm việc giữa Trưởng ban Nội chính T.Ư Nguyễn Bá Thanh với lãnh đạo NHNN, bảo vệ và lễ tân của NHNN đã từ chối cho phóng viên tham dự vì "không có lệnh của lãnh đạo". Thực hiện chương trình công tác năm 2013, sáng 17/9, tại Hà Nội, ông Nguyễn Bá Thanh, Phó trưởng Ban thường trực Ban chỉ...