Luật Sharia và tiêu chuẩn kép của Mỹ
Hãy xem cách ẢRập Xêút tiến hành cuộc đấu tranh với mê tín dị đoan, quan hệ đồng tính và những người uống rượu như thế nào.
Tại A-rập Xê-út, các vụ hành quyết thường xuyên diễn ra và với số lượng lớn. Quan hệ tình dục ngoài hôn nhân, đi theo chủ nghĩa vô thần, cải từ đạo hồi sang tín ngưỡng khác, tình dục đồng tính, tệ cờ bạc, mê tín dị đoan là những tội mà ở vương quốc Wahhabi này có thể bị phạt đòn tới hàng ngàn roi, bỏ tù tới 10 năm, và thậm chí có thể mất đầu. Bất chấp sự phẫn nộ của dư luận quốc tế, chính quyền Riyadh vẫn chưa có ý định giảm nhẹ chính sách pháp luật của mình.
Luật pháp kiểu A-rập Xê-út
Ả-rập Xê-út là Vương quốc có chế độ quân chủ thần quyền tuyệt đối, nơi mà toàn bộ hệ thống tư pháp được xây dựng trên nền tảng của tôn giáo. Tôn giáo phổ biến nhất là Đạo Hồi, giáo phái thống lĩnh là Hồi giáo Sunni, trào lưu tôn giáo chiếm ưu thế là Wahhabism. Chính vì vậy mà ở đây người ta áp dụng luật Sharia.
Luật pháp của Ả-rập khác hoàn toàn với luật pháp của phương Tây: để buộc tội hay minh oan chỉ cần tuyên thệ là đủ. Luật sư bào chữa được coi là sự xa xỉ không cần thiết. Người ta cho phép xử tử cả trẻ vị thành niên lẫn người mắc bệnh tâm thần, không có sự phân biệt giữa công dân của vương quốc này với người nước ngoài trong việc thực thi bản án.
Theo luật Sharia, quan tòa có thể áp đặt 3 hình thức trừng phạt: Hadd (áp dụng đối với những tội đi ngược lại với đạo đức và trật tự xã hội như say rượu, cờ bạc, vu khống, đồi trụy), Kisas (là hình phạt theo nguyên tắc “Gây tội như thế nào thì sẽ phải chịu hình phạt bằng hình thức ấy”, được áp dụng đối với tội giết người và gây thương tích cho người khác) và Tazir (là hình phạt bằng hình thức giáo huấn, dành cho những vi phạm về trật tự xã hội như: Quan hệ đồng tính, đồi trụy, trộm cắp, không phục tùng chính quyền, không tuân thủ luật ăn chay hay những điều tương tự).
Biểu tình phản đối vụ hành quyết nhà truyền giáo người Shiite Nimrah al-Nimrah.Ảnh: Hasan Jamali / AP
Hadd là hình thức công khai trừng phạt bằng đòn roi trước đám đông, Kisas cho phép trả tiền bồi thường thiệt hại, còn Tazir có thể tiến hành trong phạm vi rộng – từ những cuộc trò chuyện mang tính khuyên răn cho đến hình thức chặt đầu, đóng đinh trên cây thánh giá.
Trừng phạt bằng roi vọt
Hình phạt mà truyền thông nước ngoài quan tâm nhiều nhất là hình thức đánh đòn. Hình phạt này được áp dụng ở hầu hết ở các nước theo đạo Hồi, phổ biến nhất là ở Ả-rập Xê-út. Ở đây, việc đánh người diễn ra thường xuyên và nhiều hơn. Không có những quy định cụ thể nào cả, Quan tòa Sharia sẽ tự quyết định phạt người phạm tội bao nhiêu roi.
Kỉ lục thương tâm nhất thuộc về một người Ai Cập tên là Mohammed Ali al-Sayyid: năm 1990, anh ta bị kết án hình phạt 4000 roi. Chính quyền Riyadh giải thích với dư luận thế giới đang phẫn nộ rằng, trên thực tế al-Sayyid đã được giảm nhẹ hình phạt: anh ta bị cáo buộc về tội cướp giật. Lẽ ra tội danh này phải chịu hình phạt chặt tay. Vì vậy, phải chịu trận đòn roi đã là rất nhẹ nhàng rồi.
Video đang HOT
4000 roi là nhiều hay ít? Chúng ta hãy nghe Donata Lama, một người Philippines kể lại: năm 1999 anh ta bị phạt 75 roi vì dám công khai theo đạo Kito giáo: “Tôi bị đưa đến nơi trừng phạt, bị trói vào 1 cái cột. Tay bị còng, chân cũng bị cùm lại. Trên người tôi chỉ có độc một chiếc áo phông và quần thể thao.
Còn cái roi thì dài tới một mét rưỡi, đầu roi gắn một thỏi chì cho nặng thêm. Sau vài roi “Khởi động” vào hông và lưng, tôi đã quỵ xuống khi bị quất vào chân, nhưng người bảo vệ đã xốc tôi lên giữ cho tôi đứng yên để cho cuộc nhục hình tiếp tục. Điều kì lạ là dù phải chịu 70 roi nhưng tôi vẫn sống sót. Máu chảy dọc sống lưng và tôi chỉ còn biết la hét một cách đau đớn”.
Thi thể của những phạm nhân bị chặt đầu rồi treo lên để răn đe. Ảnh: @abumiftah
Một hình phạt công khai nữa là chặt đầu. Việc này được diễn ra trước đám đông. Sau khi bị hành quyết, thân thể người phạm tội thường được đóng đinh lên cây thánh giá nhằm mục đích răn đe.
Cuộc đấu tranh chống tệ nghiện rượu
Tội danh phổ biến nhất mà luật pháp Ả-rập Xê-út thường trừng phạt người nước ngoài là vi phạm lệnh cấm uống rượu của Sharia. Năm 2014, cảnh sát thành phố Jeddah đã bắt giữ một người đàn ông 73 tuổi, người Anh tên là Karl Andree, khi phát hiện ra trong nhà ông có chai rượu vang tự nấu. Mặc dù Andree đang bị bệnh ung thư và hen suyễn nhưng ông vẫn phải ngồi tù hơn 1 năm để chờ hình phạt 350 roi.
Theo_Báo Đất Việt
Thổ học tiêu chuẩn kép của Mỹ đại náo Trung Đông?
Các chuyên gia cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ đang học tiêu chuẩn kép của Mỹ khi tiến hành gia tăng các căng thẳng tại khu vực Trung Đông.
Hy Lạp đuổi 8 máy bay Thổ Nhĩ Kỳ
Ngày 30/12, báo Hy Lạp Ekathimerini cho biết 8 chiến đấu cơ của Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó 2 chiếc có trang bị vũ khí đã bị máy bay Hy Lạp đuổi đi hôm 29/12.
Nguồn tin này cho hay cuộc rượt đuổi diễn ra sau khi 6 máy bay của Ankara được hộ tống bởi 2 chiến đấu cơ vi phạm không phận Hy Lạp 9 lần.
Sự việc trên diễn ra chưa đầy 1 tháng sau khi một chiến đấu cơ F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ cũng bị chiến đấu cơ Hy Lạp xua đuổi do vi phạm không phận. Chính quyền Ankara sau đó lên tiếng khẳng định chiếc F-16 của nước này đang thực hiện một chuyến bay diễn tập trên vùng biển quốc tế.
Chiến đấu cơ Hy Lạp. (Ảnh: Getty)
Thực tế thì từ lâu Thổ Nhĩ Kỳ đã không chấp nhận vùng không phận 10 dặm (hơn 16 km) xung quanh các đảo của Hy Lạp trên vùng biển Aegean.
Giới truyền thông Hy Lạp nhận định Thổ Nhĩ Kỳ đang tận dụng tình trạng kinh tế khó khăn của Hy Lạp để tăng cường xâm phạm không phận. Theo hãng tin Sputnik, trong năm nay các máy bay Ankara đã có 1.233 lần tiến vào vùng giới hạn 10 dặm này, với 31 lần bay vào không phận chính thức của Hy Lạp.
Học tiêu chuẩn kép của Mỹ đại náo Trung Đông?
Với những động thái gần đây của Thổ Nhĩ Kỳ, các chuyên gia cho rằng Ankara dường như đang học tiêu chuẩn kép của Mỹ để đạo náo và gây ra các căng thẳng tại Trung Đông..
Thực tế thì hành động và các tuyên bố, giải thích của chính quyền Tổng thống Erdogan từ trước đến nay luôn trái ngược nhau.
Còn nhớ, Thổ Nhĩ Kỳ luôn tỏ thái độ gay gắt và cứng rắn tố cáo máy bay của Nga xâm phạm không phận nước này.
Hôm 5/10 vừa qua, giới chức Ankara ra thông báo một máy bay phản lực của Nga đã vi phạm không phận gần biên giới với Syria, khiến hai chiếc F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ phải hộ tống máy bay này ra khỏi khu vực.
Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ ngay sau đó đã ra lời cảnh Nga sẽ phải "chịu trách nhiệm về bất kỳ sự cố không mong muốn nào" nếu tái diễn xâm phạm không phận.
Không lâu sau đó, sự việc được đẩy lên cao khi F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ đơn phương bắn hạ Su-24 của Nga trên không phận Syria.
Các chuyên gia cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ đang học tiêu chuẩn kép của Mỹ đến tiến hành gia tăng các căng thẳng tại khu vực Trung Đông.
Ankara tố cáo chiến đấu cơ của Moskva đã vi phạm không phận lãnh thổ nước này 17 giây bất chấp nhiều cảnh báo được phát đi trước đó. Và quyết định của chính quyền Tổng thống Erdogan tuân thủ đúng luật giao chiến quốc tế và chỉ nhằm đảm bảo an ninh quốc gia.
Tuy nhiên ngay sau đó, Moskva và nhiều nước khác đã đưa ra những bằng chứng chứng minh Thổ Nhĩ Kỳ sai lầm và yêu cầu nước này phải đưa ra lời xin lỗi chính thức.
Các chuyên gia đánh giá rằng, Ankara đã quá nóng vội và hoàn toàn có thể xử lý một cách bình tĩnh trong trường hợp này. Bởi theo các quy ước giao chiến phổ biến trên thế giới, Thổ Nhĩ Kỳ có nhiều lựa chọn khác mà vẫn bảo vệ được chủ quyền vùng trời của mình.
"Nếu hôm nay vẫn có những vụ vi phạm không phận của Thổ Nhĩ Kỳ, chúng tôi sẽ vẫn đáp trả như lần trước [ám chỉ vụ máy bay Su-24 của Nga", Tổng thống Erdogan tuyên bố hôm 27/11.
Trong bối cảnh căng thẳng leo thang và ngày càng có dấu hiện đi xuống, điện Kremlin đã tung ra các biện pháp cấm vận kinh tế, ngoại giao, quân sự, du lịch để trừng phạt trực tiếp nước này.
Dù tuyên bố cứng rắn, gay gắt thậm chí sẵn sàng bắn hạ máy bay nước khác khi có dấu hiệu vi phạm không phận, nhưng trước những cáo buộc của các nước, Thổ Nhĩ Kỳ luôn ra sức phủ nhận và biện minh cho hành động của mình.
"F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ không xâm phạm không phận Hy Lạp. Chúng tôi đang thực hiện một chuyến bay diễn tập trên vùng biển quốc tế", Tổng thống Erdogan đáp trả những cáo buộc của Hy Lạp trước đó.
Thiên Hà (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Tên lửa Mỹ lại gửi nhầm đến Serbia Giới chức Serbia đang tiến hành điều tra thông tin hai tên lửa Hellfire của Mỹ xuất hiện trên chuyến bay của hãng hàng không nước này, theo AP. Tờ Huffington Post (Mỹ) ngày 13-3 cho hay giới chức sân bay Belgrade Nikola Tesla đã phát hiện hai tên lửa không đối đất Hellfire trên một chuyến bay của hãng hàng không Air...