Luật mơ hồ, phát sinh rắc rối cho người lao động
Kết thúc hợp đồng thử việc, người lao động vẫn tiếp tục làm việc nhưng không được ký hợp đồng lao động thì quan hệ lao động trong giai đoạn này là gì hiện nay vẫn chưa được quy định rõ khiến phát sinh nhiều tranh chấp
Bà N.T.H được Công ty TNHH V.G nhận vào thử việc ở vị trí trưởng ngành hàng trong thời gian 2 tháng. Khi thử việc được 30 ngày thì công ty có quyết định điều chuyển bà H. sang làm trưởng phòng một ngành hàng khác.
Thử việc 2 lần hay điều chuyển nhân sự?
Kết thúc thời hạn thử việc 60 ngày theo hợp đồng thử việc, công ty vẫn không ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) và bà H. vẫn tiếp tục làm việc. Hết một tháng tiếp theo, tức là sau 90 ngày làm việc, bà H. nhận được thông báo nghỉ việc. Cho rằng công ty đã chấm dứt HĐLĐ trái luật, bà H. khởi kiện. “Hợp đồng thử việc ghi rõ thời hạn là 60 ngày. Quyết định điều chuyển giữa chừng sau 30 ngày đầu sang vị trí mới chỉ là điều chuyển nhân sự, không ghi phải thử việc lại từ đầu cho vị trí 2 thì xem như đến tháng thứ 3, tôi đã làm việc chính thức nên công ty cho nghỉ việc là trái luật” – bà H. bức xúc.
Người lao động trình bày nguyện vọng của mình trong một vụ tranh chấp lao động tại LĐLĐ quận 10, TP HCM
Trong khi đó, đại diện công ty cho rằng việc điều chuyển vị trí công việc là do bà H. không đáp ứng được yêu cầu chuyên môn, do vậy phải tính lại mốc thời gian thử việc. Tại phiên xử sơ thẩm, tòa án bác yêu cầu khởi kiện của bà H. vì cho rằng theo quy định của Bộ Luật Lao động, chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và không quá 60 ngày đối với chức danh chuyên môn từ cao đẳng trở lên. Tòa cho rằng cả 2 vị trí trưởng ngành hàng mà bà H. thử việc, mỗi vị trí thử việc đều không quá 60 ngày (30 ngày cho vị trí đầu và 60 ngày cho vị trí 2). Do vậy, khi kết thúc thời gian thử việc ở vị trí thứ 2 sau 90 ngày, công ty chấm dứt với bà H. chứ không phải đơn phương chấm dứt HĐLĐ nên không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà H.
Hiểu sao cũng được
Trong khi đó, trường hợp chị N.T.H.P làm việc cho công ty theo hợp đồng thử việc 2 tháng từ đầu năm 2014. Khi kết thúc thời gian thử việc, do doanh nghiệp gặp một số rắc rối về người đại diện theo pháp luật nên việc ký HĐLĐ chính thức với chị P. chưa được xem xét.
Tưởng mọi việc đơn giản nên chị P. vẫn tiếp tục làm việc trong 4 tháng tiếp theo. Khi công ty có người đại diện theo pháp luật chính thức, lúc này phòng nhân sự mới trình kết quả thử việc (không đạt yêu cầu) của chị P. Căn cứ đề xuất của phòng nhân sự, người đại diện theo pháp luật của công ty quyết định không ký HĐLĐ chính thức với chị P. Cho rằng công ty đã làm sai luật về việc thông báo kết quả thử việc cũng như chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật với mình, chị P. khởi kiện. Qua những lần hòa giải, công ty đề nghị bồi thường cho chị P. 200 triệu đồng. Tuy nhiên, chị P. không đồng ý vì cho rằng mức bồi thường phải cao hơn vì HĐLĐ của chị chuyển thành HĐLĐ không xác định thời hạn. Tại các phiên xử sơ thẩm và phúc thẩm, tòa bác lập luận của chị P. và cho rằng hợp đồng thử việc của chị chỉ có khả năng tự chuyển thành HĐLĐ xác định thời hạn một năm và do đó, hạ mức bồi thường chỉ còn 50 triệu đồng.
Video đang HOT
Tháng 4-2018, chị Nguyễn Thị Thắm được Công ty TNHH G.F tuyển dụng vào vị trí nhân viên may mẫu qua thư mời nhận việc. Theo đó, trong thời gian thử việc 30 ngày, chị nhận mức lương 8,5 triệu đồng. Hết thời gian thử việc, chị sẽ được lãnh “thu nhập chính thức” gồm thu nhập thử việc cộng thêm 1,5 triệu đồng mỗi tháng. Tháng 5-2018, sau khi hoàn thành thời gian thử việc, công ty vẫn không ký HĐLĐ chính thức với chị Thắm. Thế nhưng, chị vẫn được tiếp tục làm việc liên tục một tháng sau đó và nhận thu nhập “chính thức” đúng như thỏa thuận ban đầu. Đến tháng 6-2018, xưởng làm việc bị ngừng hoạt động, chị Thắm mất việc. Khi chị Thắm đề nghị giải quyết quyền lợi, ban giám đốc trả lời không có, do chị chưa ký HĐLĐ chính thức. Không đồng ý, chị Thắm khiếu nại đến các cơ quan chức năng. Qua các buổi làm việc, sau cùng công ty đồng ý bồi thường 4 tháng lương cho chị Thắm.
Luật sư Lê Trọng Thêm, Đoàn Luật sư TP HCM:
Phải thông báo kết quả thử việc
Theo quy định của Bộ Luật Lao động, khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động (NSDLĐ) phải thông báo kết quả thử việc và giao kết HĐLĐ chính thức với người lao động (NLĐ) nếu tiếp tục sử dụng họ. Nếu NLĐ đã qua thời gian thử việc và vẫn làm việc liên tục sau đó thì có thể hiểu rằng quan hệ lao động đã được xác lập giữa NLĐ và NSDLĐ. Việc NSDLĐ cho NLĐ nghỉ việc là chấm dứt HĐLĐ trái với quy định của pháp luật nên phải có nghĩa vụ bồi thường về việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật. Do Bộ Luật Lao động hiện hành không đề cập đến tình huống nếu kết thúc thời gian thử việc mà NLĐ vẫn tiếp tục làm việc nhưng không được ký HĐLĐ thì quan hệ lao động có xác lập hay chưa nên mới phát sinh rắc rối.
Dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi) mới nhất đã bổ sung như sau: “Khi đã hết thời gian thử việc mà NLĐ vẫn tiếp tục làm việc cho NSDLĐ thì được coi là đạt yêu cầu và NSDLĐ phải giao kết HĐLĐ với NLĐ”.
Bài và ảnh: BẠCH ĐẰNG
Theo nld.com.vn
Biệt thự, nhà liền kề hàng chục tỷ thành khu ổ chuột
Nhiều năm qua, trên địa bàn Thành phố Hà Nội vẫn còn tồn tại những khu biệt thự, nhà liền kề giá trị lên đến hàng chục tỉ đồng nhưng chủ bỏ không, trở thành chỗ ở tạm cho những người lao động thuê với giá rẻ, trong đó tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn phòng cháy chữa cháy và mỹ quan đô thị
Khu nhà liền kề tại khu đô thị Yên Hòa dù xây dựng đã xong phần thô nhưng không được hoàn thiện đã hơn chục năm nay. Dãy nhà gồm 36 căn liền kề, mỗi căn rộng khoảng 60m2.
Hiện tại, hầu hết 36 căn liền kề đã được những người lao động ở khắp nơi về thuê ở kín.
Ở quanh khu nhà liền kề này, những cuộn dây điện, cáp viễn thông chằng chịt, bấu víu tạm bợ vào cột điện, từng bó rủ xuống đường gây mất an toàn, nguy hiểm cho người dân sinh sống quanh khu vực.
Hệ thống điện ở trong những căn nhà liền kề cũng chằng chịt, tạm bợ không kém gì bên ngoài, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ.
Ngay ngoài cửa những căn nhà lụp xụp này là đủ loại phế liệu dễ cháy như túi nylon và các tấm gỗ, những bộ bàn ghế bị bỏ đi....vây kín quanh các lối đi.
Trong những căn phòng chất đầy các vật dụng của đội thợ xây quanh các công trình xây dựng lân cận, được treo tạm bợ trên tường.
Tất cả khoảng trống trong căn phòng đều được dùng để treo quần áo
Xe cải tiến cũng được cất gọn trong khu nhà liền kề.
Bà Nguyễn Thị T (57 tuổi, quê Hải Dương) cho biết: "Tôi vừa lên Hà Nội được gần 1 tháng, nhiệm vụ của tôi là nấu cơm cho khoảng 20 thợ xây. Ở đây hầu hết đã được công nhân thuê ở kín rồi. Bên phía chủ thầu thuê cho chúng tôi ở đây để đến công trình cho gần. Tuy không được thoải mái vì ở với rất đông người, nhưng không mất tiền thuê nhà nên chúng tôi chấp nhận vậy".
Được biết, một bên là khu nhà của các cán bộ ngành công an, một bên là khu biệt thự cao cấp.
Quân Đỗ
Theo Dantri
Hà Nội làm tốt về công tác tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế Chiều 11/10, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải, Ban chỉ đạo Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế TP đã tổ chức Hội nghị lần thứ 12, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công...