Luật kiểm soát thuốc lá hiện hành có thể áp dụng để quản lý thuốc lá thế hệ mới
Các vấn đề thời sự liên quan đến thuốc lá thế hệ mới được dư luận quan tâm trong nhiều năm qua, đại diện các bộ ngành đã thông nhất giải pháp thực tiễn.
Tại Hội thảo “Tháo gỡ quan ngại để quản lý thuốc lá thế hệ mới” tổ chức vào cuối tháng 11 vừa qua tại Hà Nội về các vấn đề thời sự liên quan đến thuốc lá thế hệ mới được dư luận quan tâm trong nhiều năm qua, đại diện các bộ ngành đã cập nhật tiên đô, bàn thảo và thông nhât giải pháp phù hợp thực tiễn.
Ngoài ý kiến cần nhanh chóng hoàn thiên dự thảo Nghị định 67 sửa đổi dưới Luật phòng chống tác hại thuốc lá hiện hành, đê làm khung pháp lý cho thuốc lá thế hệ mới nói chung, nhằm sớm trình Chính phủ ban hành, các chuyên gia của nhiều bộ ngành đều thống nhất rằng thuốc lá làm nóng đã nghiêm nhiên thuôc phạm vi điêu chỉnh của Luât này, do trong thành phân có chứa nguyên liêu thuôc lá.
Thuốc lá làm nóng được xác nhận là thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật
Ông Nguyễn Hồng Ngọc, Phó Vụ trưởng Vụ Xã hội ( Văn phòng Quốc hội) chỉ ra, theo quy định của Luật phòng chống tác hại thuốc lá thì thuốc lá làm nóng (thuốc lá nung nóng) được hiểu là thuốc lá và thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật.
Đại diện các bộ ngành tại Hội thảo khẳng định thuốc lá làm nóng thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật phòng chống tác hại thuốc lá vì chứa nguyên liệu thuốc lá
Ông Nguyễn Hồng Ngọc nhấn mạnh rằng, đến nay thuốc lá thế hệ mới vẫn chưa có biện pháp quản lý phù hợp. Vì vậy, việc tăng cường quản lý nhà nước về thuốc lá thế hệ mới là hết sức cần thiết. Các bộ có liên quan cần khẩn trương rà soát các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thực hiện Luật phòng chống tác hại thuốc lá để trình Chính phủ sửa đổi hoặc sửa đổi, bổ sung. Ông Ngọc cũng đặc biệt nêu rõ vai trò và trách nhiệm các bộ ngành liên quan trong tiến trình sớm kiểm soát các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới đủ điều kiện. Trước hết là Bộ Công Thương cần phối hợp với các bộ có liên quan sớm trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 67/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phòng chống tác hại thuốc lá về kinh doanh thuốc lá.
Ông cũng nhắc nhở rằng Bộ Y tế và các bộ có liên quan cần thực hiện tổng kết, đánh giá 10 năm thực hiện Luật phòng chống tác hại thuốc lá, đánh giá tác động những vấn đề mới phát sinh cần luật hóa, cần sửa đổi, bổ sung, những hạn chế vướng mắc làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện và có giải pháp nhằm hoàn thiện pháp Luật phòng chống tác hại thuốc lá.
Video đang HOT
Cụ thể hơn về Luật phòng chống tác hại thuốc lá, ông Lê Đại Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luât Dân sự-Kinh tế, Bộ Tư pháp dẫn định nghĩa: “Thuốc lá là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu thuốc lá, được chế biến dưới dạng thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc các dạng khác” (khoản 1 Điều 2). Như vậy, để được coi là thuốc lá, cần phải có sự hội tụ của hai yếu tố: Nguyên liệu sản xuất, và hình thức sản phẩm. Trong khi quy định của Luật tương đối mở về hình thức sản phẩm (“các dạng khác”), yêu cầu về nguyên liệu sản xuất đòi hỏi phải có “nguyên liệu thuốc lá”. Tuy nhiên, nguyên liệu thuốc lá được quy định là “lá thuốc lá dưới dạng rời, tấm đã sơ chế tách cọng, sợi thuốc lá, cọng thuốc lá và nguyên liệu thay thế khác dùng để sản xuất thuốc lá” (khoản 3 Điều 2)”. Ông Lê Đại Hải khẳng định rằng, định nghĩa thuốc lá được quy định tương đối mở trong Luật và như vậy, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới có thể thuộc định nghĩa thuốc lá trong Luật phòng chống tác hại thuốc lá.
Đã thực hiện thiêt lâp tiêu chuẩn chất lượng cho thuốc lá làm nóng
Thêm một thông tin đáng quan tâm tại hội thảo, ông Lê Thành Hưng, Trưởng phòng Tiêu chuẩn nông nghiệp thực phẩm, Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuôc Bộ Khoa học – Công nghệ cho biết, Bô đã tích cực hỗ trợ xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho nhóm thuốc lá thế hệ mới để đáp ứng nhu cầu sử dụng sản phẩm an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng. Theo đó, cuối năm 2020, Bộ KHCN đã ban hành Quyết định số 3458/QĐ-BKHCN về việc công bố 3 tiêu chuẩn quốc gia về sản phẩm thuốc lá làm nóng, bao gồm 2 tiêu chuẩn về phương pháp thử nghiệm và 1 tiêu chuẩn về yêu cầu kỹ thuật.
Bộ Khoa học – Công nghệ đang tích cực hỗ trợ xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho nhóm thuốc lá thế hệ mới
Bộ Khoa học – Công nghệ cũng đồng tình với đê nghị cân sớm rà soát, xây dựng văn bản pháp luât, chính sách quản lý thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng ở Việt Nam cho phù hợp. “Đôi với thuốc lá làm nóng là sản phâm có điêu thuôc được chê biên từ thuôc lá, tách riêng với thiêt bị làm nóng, có thê được xác định là dạng khác của thuôc lá. Bộ Khoa học Công nghệ thông nhât với đê xuât của Bộ Công thương là viêc quản lý thuốc lá làm nóng thực hiên theo Luật phòng chống tác hại thuốc lá và các văn bản pháp luât hiên hành,” ông Hưng cho biêt.
Hiên nay, Tô chức Y tê Thê giới (WHO) đã xác định thuốc lá làm nóng là sản phâm thuốc lá, do đó cân chịu sự điêu chỉnh của Công ước Khung vê Kiêm soát thuôc lá (FCTC) và tương ứng với Luật phòng chống tác hại thuốc lá của từng quôc gia. Theo báo cáo của WHO tháng 7/2021, hiện nay đã có 184/193 (trên 95%) quôc gia thành viên của tô chức này quản lý thuốc lá làm nóng theo luật về kiểm soát thuốc lá hoặc phân sản phâm này vào danh mục hàng hóa khác. Chia sẻ về vấn đề kiểm soát thuốc lá thế hệ mới lậu để phòng tránh buôn lậu và biến tướng trên thị trường trong suốt thời gian qua, ông Lê Đại Hải thông tin, Bộ Công thương được Chính phủ giao chủ trì viêc sửa đổi, bổ sung Nghị định 67 về kinh doanh thuốc lá đê đưa các dòng thuôc lá mới vào vòng kiêm soát. Dự thảo Nghị định này đã được Bộ Tư pháp thẩm định và đang trong quá trình hoàn thiện để trình Chính phủ xem xét ban hành. Bước cuối cùng của tiến trình này là sự đồng thuận chính thức từ các Bộ ngành liên quan trước khi Chính phủ có câu trả lời chính thức trong năm 2022.
Thuốc lá thế hệ mới: Dù 'chợ đen' nhưng vẫn được ưa chuộng
Mặc dù chỉ tồn tại trong thị trường "chợ đen", nhưng sức hút của thuốc lá thế hệ mới bao gồm thuốc lá làm nóng, thuốc lá điện tử trong nhiều năm nay chưa bao giờ hạ nhiệt.
Đến nay việc tìm mua không còn khó khăn, không chỉ nhiều diễn đàn hội nhóm được mở ra để trao đổi sản phẩm, mà những nguồn hàng chợ đen này cũng đã "tràn" xuống phố, với bảng hiệu công khai. Câu hỏi đặt ra, vì sao biết rõ là hàng không nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng nhưng người sử dụng vẫn không ngại ngần săn lùng, tìm kiếm.
Vì sao biết rõ lậu nhưng vẫn xài
Theo thống kê, số lượng người không muốn cai thuốc hoặc không cai được thuốc lá điếu chiếm hơn 2/3 tổng số người hút (trên 70%). Do vậy, nhu cầu tìm kiếm các sản phẩm thay thế thuốc lá điếu nhưng có cảm giác tương tự của hơn 17 triệu người đang hút thuốc lá là thực tế không thể chối bỏ.
Trong bối cảnh đó, khi các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới thay thế cho thuốc lá điếu với hàm lượng các chất gây hại thấp hơn có mặt, dù chỉ hiện diện trong thị trường chợ đen cũng đã được những người hút thuốc truyền tay nhau giới thiệu, săn đón.
Chỉ cần một cú tìm kiếm trên Google tại trung tâm Quận 1 TP.HCM, trong bán kính 1km có đến hơn 5 cửa hàng kinh doanh thuốc lá điện tử. Không cần phải úp mở, khi có khách hàng, các nhân viên cửa hàng sẵn sàng trao đổi, tư vấn, cho dùng thử để giữ chân "thượng đế".
Nguồn hình: Google Map, khu vực phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP.HCM
Anh T. Nguyễn, thành viên nhóm Facebook "Hội những người bỏ thuốc lá" chia sẻ: "Hút thuốc hơn 10 năm rồi, hút pod (một dạng thuốc lá điện tử) cũng được 4 tháng, khi hút lại điếu thuốc không được do thấy khét lẹt, khó chịu lắm".
Vừa không muốn cai thuốc lại không muốn mắc bệnh như những người đang hút thuốc lá điếu, anh Lê Minh L., 40 tuổi, quyết định chuyển sang thuốc lá làm nóng do nghe bạn bè nói xài một thời gian thấy bớt ho hơn so với khi hút thuốc lá điếu trước đây. Anh chia sẻ: "Nếu mua được hàng chính hãng ở Việt Nam thì tốt hơn, nhưng giờ có gì xài đó. Dù sao cũng là hàng Nhật xách tay đem về, dù có hơi chát chút nhưng xứng đáng hơn là hút thuốc lá điếu".
Cả anh T và anh L đều xác nhận: Số đông người hút thuốc hoàn toàn biết rõ tác hại thuốc lá điếu, nhưng nói bỏ thì lại... chưa nghĩ tới. "Đâu phải dễ mà bỏ thói quen bao lâu nay trước áp lực cuộc sống, công việc. Nhiều lần thử mà không bỏ được, nên trước mắt cứ tìm những sản phẩm ít độc hại hơn đã, rồi từ từ sắp xếp bỏ thuốc sau" - anh L. giãi bày.
Một số người dùng khác còn cho biết thêm: Thời gian đầu chuyển sang mấy loại thuốc lá không khói này sẽ chưa quen, vì cảm giác không "phê" như thuốc lá điếu. Nhưng điều tích cực là sau một thời gian, các vấn đề về ho giảm đi hẳn so với khi hút thuốc lá điếu trước đây. Thậm chí, bạn bè rủ hút lại thuốc lá điếu lại thấy khó chịu với mùi khét của thuốc lá.
Sớm quản lý: Câu trả lời mà 17 triệu người hút thuốc mong đợi
Đến nay, kinh doanh thuốc lá vẫn là ngành hàng hợp pháp và được pháp luật bảo vệ, đáp ứng nhu cầu người dùng. Chính vì vậy, nhiều năm trước, Chính phủ đã kêu gọi sự tham gia của các cơ quan ban ngành để sớm đưa ra khung pháp lý quản lý những sản phẩm thuốc lá thế hệ mới. Đến nay, nhiều ý kiến đã lên tiếng khẳng định quản lý là chính đáng.
Cụ thể, trong tọa đàm "Quản lý thuốc lá thế hệ mới - Cần góc nhìn mới", Phó Trưởng ban Dân nguyện (Ủy ban Thường vụ Quốc hội) Lưu Bình Nhưỡng cho rằng một giải pháp quản lý là cần thiết hơn, thay vì cấm đoán - một "phương pháp nửa vời."
"Theo tôi dứt khoát phải quản lý khi xã hội có nhu cầu, xuất hiện các quan hệ xã hội thì nhà nước không thể không quản lý" - ông Nhưỡng kết luận.
Phó Trưởng ban Dân nguyện (Ủy ban Thường vụ Quốc hội) Lưu Bình Nhưỡng
Trong khi đó, tập thể người dùng toàn thế giới đang kêu gọi cho chính bản thân họ và những người hút thuốc lá trên toàn cầu về việc cần công nhận các sản phẩm giảm tác hại thay thế thuốc lá điếu.
Mạng lưới Nghiên cứu Châu Á (ACORN) của Philippines cho biết 9 trên 10 người hút thuốc tại quốc gia này ủng hộ việc sử dụng các chất thay thế nicotin. Đây là "động lực giúp những người hút thuốc chuyển sang các loại thuốc lá thay thế ít độc hại hơn", Peter Paul Dator, chủ tịch của Vapers PH - một nhóm ủng hộ TLLN tại Philippines, chia sẻ.
Hiện Thái Lan cũng tuyên bố đã sẵn sàng hợp pháp hóa chiến lược giảm tác hại thuốc lá vào chính sách quốc gia.
Còn trên toàn cầu đã có 184 nước trong tổng số 193 quốc gia tham gia công ước Khung kiểm soát thuốc lá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã thương mại hóa Thuốc lá làm nóng, và 79 nước đã chấp nhận thuốc lá điện tử.
Tiết lộ rùng mình của người bán về món đồ 'dân chơi' học đường mê mẩn Sau những tin nhắn trên mạng xã hội, PV VietNamNet trong vai người mua hàng đã có cuộc gặp trực tiếp với người chuyên bán thuốc lá điện tử. Tại đây, người này đã tiết lộ những điều khiến người nghe phải rùng mình. LTS: Nhiều học sinh, sinh viên cho rằng, thuốc lá điện tử không độc hại lại thơm miệng, thể...