Luật Khám bệnh, chữa bệnh cần sửa đổi, bổ sung những gì?
Đảm bảo an toàn cho bác sĩ, làm rõ các sự số y khoa, xem xét thi cấp chứng chỉ hành nghề cho y bác sĩ, dừng đào tạo y sĩ… là những điểm mới trong dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
Nhiều tồn tại, bất cập trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh hiện hành cần bãi bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung . ẢNH: DUY TÍNH
Ngày 29.7, Bộ Y tế đã tổ chức hội nghị tổng kết 9 năm thi hành Luật khám bệnh, chữa bệnh (KCB) các tỉnh phía nam tại TP.HCM.
9 năm nhiều thành tựu
Tại hội nghị, ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho biết, trong 9 năm qua, Luật KCB đã đạt được 4 kết quả.
Thứ nhất, góp phần chuẩn hóa kỹ năng thực hành y khoa, chuẩn hóa chất lượng KCB.
Thứ 2 là luật đã tạo hành lang pháp lý quan trọng để ngành y tế tiếp cận kỹ thuật mới, phương pháp mới quốc tế phù hợp điều kiện KCB, an toàn cho người bệnh. Thí dụ, kỹ thuật ô xy hóa ngoài cơ thể (ECMO), ghép tế bào gốc…
Thứ 3 là tăng khả năng tiếp cận dịch vụ KCB của người dân, hòa hợp y tế công và tư, trong đó y tế công đóng vai trò chủ đạo.
Và cuối cùng là nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ KCB.
Video đang HOT
Bạnh cạnh luật thì có các nghị định, thông tư hướng dẫn, điều chỉnh hoạt động KCB, nhằm nâng cao chất lượng KCB, giảm sai sót chuyên môn và sự cố y khoa; người bệnh được thụ hưởng nền dịch vụ y tế kỹ thuật cao.
Theo ông Quang, trong 9 năm đã có gần 364.000 người hành nghề được cấp chứng chỉ hành nghề (CCHN) (trong gần 500.000 người hoạt động trong lĩnh vực y tế), trong đó điều dưỡng chiếm 40%, bác sĩ 20%, y sĩ 15%, hộ sinh, kỹ thuật viên.
9 năm cũng có gần 50.000 cơ sở được cấp giấy phép hoạt động cung cứng dịch vụ KCB cho 96 triệu dân.
Về chuyên môn kỹ thuật, Bộ Y tế ban hành gần 4.000 hướng dẫn quy trình điều trị. Về thuốc có thuốc mới, thuốc hiếm, cơ bản cung ứng đầy đủ thuốc, đáp ứng KCB. Ngành y tế cũng có những trang thiết bị y tế phù hợp, tiên tiến. Ngoài ra, công tác xã hội hóa y tế, liên danh liên kết để có cơ sở vật chất, trang thiết bị, cơ chế về mặt tài chính tốt hơn.
Nhưng cũng còn nhiều hạn chế
Tuy vậy, ông Quang cũng như các đại biểu dự hội nghị cho rằng cho rằng, sau 9 năm thi hành thì luật cũng bộc lộ những điểm không phù hợp cần bãi bỏ và có những điều khoản cần sửa đổi, bổ sung.
Trong lĩnh vực mới là hồ sơ sức khỏe, an ninh bệnh viện chưa có quy định. Về an ninh bệnh viện, làm thế nào bảo vệ tối đa trước sự xâm phạm danh dự, sinh mạng người hành nghề? Do vậy, quyền và nghĩa vụ người hành nghề, người bệnh, cơ sở KCB cần có đánh giá, bổ sung. Thí dụ người bệnh giai đoạn cuối liên quan AIDS, phải làm thế nào để giảm đau, làm cho họ bớt đau đớn trước khi chết. Người Thiên chúa giáo trước khi tử vong được tạo điều kiện để họ được rửa tội, xức dầu hay người đạo Phật được cho nhà sư cúng trong cơ sở y tế.
Liên quan đến lĩnh vực cấp CCHN, trước đây chỉ cấp cho bác sĩ, điều dưỡng, nữ hộ sinh, lương y, y sĩ… Theo ông Quang, bây giờ xem xét có nên đào tạo y sĩ nữa hay không vì không có nước nào còn đào tạo loại hình này. Không còn quốc gia nào giống VN. Đào tạo y sĩ để hành nghề thì rất không ổn về chất lượng, đây là vấn đề rất đáng quan tâm, đến lúc đình lại đào đạo và sử dụng y sĩ.
Mặc khác, thế giới thi cấp CCHN có thời hạn, kiểm định chất lượng thì mới cho KCB, còn VN thì cấp CCHN dựa vào hồ sơ, giấy tờ mà không qua thi năng lực, CCHN có thời gian vô thời hạn.
Hiện nay, khó khăn là các đối tượng như cử nhân sinh học, hóa học, kỹ sư công nghệ sinh học đòi cấp CCHN vì không có CCHN thì họ không được cơ sở y tế tư nhân tiếp nhận. Vấn đề này Bộ Y tế sẽ tiếp tục bàn thảo, xem xét trong dự thảo luật sửa đổi, bổ sung mới…
Phòng khám Trung Quốc “trấn lột” người bệnh
Theo Bộ Y tế, trong thời gian qua qua thanh tra các tỉnh thành đã phát hiện 8.100 lượt vi phạm KCB, xử phạt 4.200 lượt với tổng số tiền hơn 44 tỉ đồng. Thu hồi CCHN hơn 100 bác sĩ, lý do thu hồi CCHN là do cấp trùng, không thực hành 2 năm liên tục, cấp CCHN có nội dung không đúng quy định pháp luật. Đồng thời cũng thu hồi nhiều giấy phép hoạt động.
Ông Nguyễn Trọng Khoa, Cục trưởng Cục Quản lý KCB, Bộ Y tế cho rằng kiểm tra, thanh tra là vấn đề khá phức tạp. Ở TP.HCM và Hà Nội là 2 địa bàn phức tạp nhất nhưng lực lượng mỏng mà quản lý hàng chục ngàn cơ sở KCB. Nhiều sự cố tai biến như ở phòng khám Trung Quốc, họ có nhiều chiêu thức đưa người bệnh đến tình huống nguy hiểm tính mạng – có thể nói đây là hình thức trấn lột người bệnh. Dù các Sở Y tế đã thực hiện quyết liệt nhưng vẫn còn xảy ra. Cần phải đảm bảo an toàn cho người bệnh, nâng cao chất lượng KCB.
Theo Thanhnien
'Thần chết' sau vô lăng
Tôi ủng hộ việc luật hóa giống như các nước khác, chỉ cần đo thấy hàm lượng cồn trong máu là thu hồi bằng lái xe vĩnh viễn...
"Tôi ủng hộ việc luật hóa giống như các nước khác, chỉ cần đo thấy hàm lượng cồn trong máu là thu hồi bằng lái xe vĩnh viễn. Chứ còn hôm nay kiểm tra nồng độ cồn vượt quy định phạt tiền rồi mai họ lại tiếp tục uống". Đây là chia sẻ của TS Nguyễn Huy Quang (Vụ trưởng Vụ pháp chế, Bộ Y tế) sau những vụ tai nạn thảm khốc có nguồn cơn từ rượu, bia và chất gây nghiện.
TS Nguyễn Huy Quang (Vụ trưởng Vụ pháp chế, Bộ Y tế)
Trong năm qua, liên tiếp ghi nhận những vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng. Đó là vụ tai nạn vào cuối tháng 7 trên quốc lộ 1A qua địa phân xã Điện Minh (thị xã Điện Bàn, Quảng Nam), khi ôtô chở 17 người đi rước dâu đấu đầu với xe container khiến 13 người chết. Hay mới đây nhất vụ tai nạn xảy ra vào chiều 2/1, xe container đã tông hàng loạt xe máy ở ngã tư gần cầu Bến Lức (Long An) khiến 4 người chết, gần 20 người bị thương... Với tư cách người đứng đầu Vụ pháp chế (Bộ Y tế) ông cảm nhận điều gì sau những vụ tai nạn thảm khốc trên?
Rùng mình. Tôi không thể tin nổi lại xảy ra một vụ tai nạn khủng khiếp đến mức độ như thế. Xe máy, người chết, người bị thương nằm la liệt thậm chí có cả những mảnh thịt văng vãi ra đường... Phải nói thật với bạn, tôi xem clip đúng bữa cơm tối và tôi đã không thể tiếp tục nổi. Đây quả là một vụ tai nạn thảm khốc và thương tâm khi bao người đang hối hả trở về với mái ấm của mình bỗng tai nạn từ trên trời rơi xuống. Tôi rất buồn, nhưng cái buồn không gọi được tên vì tình trạng này cứ lặp đi lặp lại.
Theo thông tin từ cơ quan cảnh sát điều tra, tài xế container trước đó đã uống rượu, kiểm tra dương tính với ma túy. Với những thông tin ban đầu có được, ông nhận định như thế nào về việc chúng ta kiểm soát chất kích thích cũng như nồng độ cồn trong máu của các lái xe nói chung và lái xe tải đường dài nói riêng?
Đây là bằng chứng nữa cho thấy chúng ta chưa kiểm soát được. Đặc biệt, nếu như do sử dụng rượu bia gây ra tai nạn thì cùng với vụ Hàng Xanh, cùng với vụ đạp chân ga gây tai nạn liên hoàn ở Võng Thị Hà Nội cộng với vụ Long An hôm 2/1 nữa là minh chứng sống động cho việc sử dụng rượu bia gây ra tác hại ngay - đó là tai nạn giao thông mà không cần phải nêu ra tác hại rượu bia là thủ phạm gây ra 200 loại bệnh tật... Đây là những bài học sống động, đòi hỏi chúng ta phải có ứng xử văn minh mà điều tiên quyết đó là đối với dự thảo phòng chống tác hại bia rượu, hay ở các điều luật mạnh hơn. Có như vậy chúng ta mới phòng ngừa được tai nạn trong tương lai có thể xảy ra.
Là đơn vị được Chính phủ giao chủ trì soạn thảo Luật phòng chống tác hại rượu bia, ông từng nhiều lần lấy dẫn chứng về ảnh hưởng rượu bia gây tai nạn giao thông, gây thiệt hại vô cùng lớn cả về tinh thần lẫn kinh tế cho nhiều gia đình và xã hội. Ông có đồng tình với những ý kiến "đã uống rượu thì không lái xe" và cần luật hóa việc này. Trong trường hợp phát hiện người lái xe sử dụng chất kích thích, uống rượu bia cần tịch thu bằng ngay chứ không phải chờ đến khi gây tai nạn?
Như tôi đã nói nhiều lần không có ngưỡng an toàn đối với lạm dụng rượu bia. Cho nên đã sử dụng rượu bia ít nhiều có tác hại đối với sức khỏe. Chỉ cần quá chén đi đường anh có thể húc vào cột điện tự chết hay đâm chết người, có thể gây rối trật tự giao thông, đâm chém nhau, về nhà đánh vợ con, hiếp dâm vợ trên giường ngủ là bình thường... Những cái đấy không cần phải chờ đến lạm dụng mà chỉ cần quá chén là đã gây ra rồi.
Vụ tai nạn ở Long An gây rúng động xã hội
Do đó, cần phải có biện pháp kiên quyết, cứng rắn hơn về vấn đề xử lý người sử dụng rượu bia khi điều khiển phương tiện giao thông... Tôi hoàn toàn đồng tình với quan điểm đã sử dụng rượu bia thì không lái xe. Và tôi rất ủng hộ việc luật hóa giống như các nước khác, chỉ cần đo thấy hàm lượng cồn trong máu là xử lý rồi. Theo đó, họ xử lý bằng cách thu hồi bằng lái xe vĩnh viễn, thu đàng hoàng, thu công khai, thu minh bạch thì lập tức sẽ có thay đổi ngay. Chứ còn hôm nay kiểm tra nồng độ cồn vượt quy định phạt tiền rồi mai họ lại tiếp tục uống. Và nay mới chỉ loạng choạng còn mai thì đâm chết mấy người... hậu họa sẽ như thế nào chắc bạn đã nhìn thấy.
Xin cảm ơn ông!
Ngày 3/1, tại hội nghị Công an toàn quốc, lãnh đạo Bộ Công an cho biết trong năm 2018, tình hình tai nạn giao thông đã giảm cả ba tiêu chí số vụ, số người chết và bị thương; tuy nhiên thiệt hại vẫn rất lớn. Cụ thể, toàn quốc xảy ra hơn 18.700 vụ (giảm trên 1.300 vụ so với năm 2017) làm hơn 8.200 người chết (giảm 35 người) và khoảng 14.800 người bị thương (giảm hơn 2.200 người). Trung bình mỗi ngày cả nước xảy ra 52 vụ tai nạn giao thông và khiến 23 người tử vong. 80% số vụ tai nạn giao thông xảy ra trên đường bộ, còn lại là đường sắt và đường thủy. Nguyên nhân chủ yếu của các vụ tai nạn giao thông là lỗi của tài xế, với các vi phạm về tốc độ, nồng độ cồn, đi sai làn...
NGÔ HUYỀN
Theo nongnghiep
Xót xa khi dự thảo Luật Phòng, chống tác hại rượu bia bị làm yếu đi "Đau đớn thay, dự thảo Luật được phát triển trong 2 năm qua, tốn không biết bao nhiêu sức người sức của cả nguồn lực trong nước và quốc tế, vậy mà "càng ngày càng xa khoa học và kinh nghiệm quốc tế", tới độ phiên bản hiện tại thực chất chỉ còn là hình thức cho có luật mà thôi", TS Trần...