Luật Giao thông đường bộ 2008 bộc lộ nhiều hạn chế
Là nhận định được đưa ra tại Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Luật Giao thông đường bộ do Tổng cục Đường bộ Việt Nam tổ chức ngày 21-3.
Luật Giao thông đường bộ năm 2008 được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 13-11-2008, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2009 thay thế cho Luật Giao thông đường bộ năm 2001. Luật mới ra đời có nhiều ưu điểm như kiểm soát chặt chẽ hơn đối với người uống rượu bia khi tham gia giao thông; quy định bắt buộc người điều khiển xe máy, xe mô tô, xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông; Cho phép Chính phủ lập Quỹ bảo trì đường bộ; bổ sung những quy định về chất lượng dịch vụ… Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, dù đã thực hiện được hơn 3 năm nhưng Luật Giao thông năm 2008 vẫn bộc lộ nhiều hạn chế cần được khắc phục sớm.
Bà Trần Thị Kim Hoa, Vụ phó Vụ Vận tải – Pháp chế (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) nhìn nhận, đội ngũ soạn thảo văn bản pháp luật hiện nay còn thiếu chuyên nghiệp, những người đủ tâm, đủ tài để soạn ra những văn bản hợp với lòng dân. Ví như quy định xử phạt hành chính với hành vi không sang tên đổi chủ phương tiện đã có từ 10 năm với ô tô và gần 20 năm với xe máy. Nhưng tại sao, quy định này lại gặp phải sự phản ứng mạnh từ phía người dân? Nguyên nhân chính là do những quy định trong văn bản chưa thật sát với cuộc sống, người làm luật chưa đặt mình vào vị trí của người dân khi soạn thảo quy định.
Video đang HOT
Theo ANTD
Từ 15/4, đi xe không chính chủ: Vi phạm sẽ cộng lỗi
Từ ngày 15/4 tới đây, xe không chính chủ lưu hành trên đường sẽ bị xử phạt, vậy CSGT Hà Nội sẽ triển khai thế nào?
PV Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với đại tá Đào Vịnh Thắng - Trưởng phòng CSGT - CA TP.Hà Nội.
CSGT Hà Nội sẽ xử lý thế nào khi từ 15.4 quy định xử phạt xe không chính chủ sẽ có hiệu lực?
- Chúng tôi sẽ không dừng xe đang lưu thông trên đường để kiểm soát, xử lý hành vi chưa sang tên đổi chủ. Nhưng nếu vi phạm Luật Giao thông, chúng tôi sẽ dừng xe và sẽ cộng lỗi để phạt nếu xe đó chưa sang tên chính chủ.
Đại tá Đào Vịnh Thắng - Trưởng phòng CSGT - CA TP.Hà Nội
Phòng CSGT sẽ thông qua công tác đăng ký, cấp biển số; điều tra, giải quyết tai nạn giao thông; qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; các trường hợp phương tiện vi phạm bị tạm giữ theo quy định và qua điều tra các vụ án hình sự, nếu phát hiện người mua hoặc bán xe không làm thủ tục sang tên, di chuyển, thay đổi đăng ký xe (mua, bán xe không sang tên) theo quy địnhtại Thông tư 11 của Bộ CA thì phải xác minh, xác định rõ hành vi vi phạm về mua, bán xe không sang tên vàsẽ xử phạt trường hợp quá thời gian 30 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ mua, bán xe nhưng chưa làm thủ tục sang tên, di chuyển thay đổi đăng ký xe.
Thưa đại tá, mức phạt áp dụng với những trường hợp này thế nào?
- Đối với ôtô theo Nghị định 34 là từ 6 - 10 triệu đồng, mức xử lý là 8 triệu đồng; với môtô, xe máy là từ 800.000 - 1.200.000đ và mức phạt là 1 triệu đồng.
Thời gian chỉ còn gần 1 tháng và phương tiện thì quá nhiều. Vậy lực lượng CSGT liệu có giải pháp mềm "dãn" cho chủ xe?
- Quan điểm của chúng tôi là không kiểm tra, xử lý với xe không vi phạm luật giao thông. Vấn đề là người mua, bán xe cần làm thủ tục sang tên, di chuyển trong vòng 30 ngày. Do đó để tránh bị phạt, người tham gia giao thông cần nghiêm chỉnh chấp hành luật.
Xin cảm ơn đại tá!
Theo Lao động
CSGT "quên luật": Nên giở sách khi phạt? Sau khi đăng tải clip "CSGT Thanh Hóa quên luật", chúng tôi nhận được rất nhiều phản hồi từ bạn đọc. Có nhiều ý kiến cho rằng CSGT giở sách luật khi xử phạt là phản cảm, nhưng có đọc giả lại tỏ thái độ cảm thông. CSGT nên có sách luật khi xử phạt Nhiều bạn đọc đồng tình với việc CSGT...