Luật Giáo dục Đại học sửa đổi: Nhiều kỳ vọng
Trước khi trình Chính phủ Dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục Đại học (ĐH) sửa đổi, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã yêu cầu ban soạn thảo Dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục ĐH sửa đổi (Luật số 34) tiếp thu và chỉnh lý nhiều nội dung quan trọng.
Một trong những vấn đề được các trường ĐH đặc biệt quan tâm đó là quy định về tự chủ sẽ được hiện thực hóa thế nào tại Nghị định này do có sự liên quan đến các Luật Viên chức, Luật Lao động, Luật Đầu tư công…
Ảnh minh họa.
Thể hiện được quan điểm tiến bộ của Luật 34
Trên thực tế, Dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật 34 đã nhận được nhiều ý kiến góp ý từ các chuyên gia giáo dục, các trường ĐH và những người quan tâm… ngay từ khi công bố hồi tháng 3/2019. Dự thảo gồm 19 điều, quán xuyến toàn bộ các đầu việc (25 đầu việc) mà Luật 34 đề cập được các trường ĐH rất trông đợi bởi từ ngày 1/7/2019, Luật 34 đã chính thức có hiệu lực song lại chưa thể áp dụng vì chưa có Nghị định hướng dẫn chi tiết thực hiện.
Mong mỏi của đa số các trường đó là Dự thảo sẽ đi vào chiều sâu, thực chất, qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật 34 trên cơ sở đảm bảo rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu để thực hiện đúng; giảm tối đa sự mập mờ, bất định của cụm từ “theo qui định”, nhất là trong khi hệ thống pháp luật của chúng ta còn chưa hoàn chỉnh, chồng chéo, nhiều khi còn cản phá và phủ định lẫn nhau.
Theo GS.TS Trần Đức Viên- nguyên Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Luật 34 đã giao Chính phủ quy định chi tiết về tự chủ đối với các cơ sở giáo dục ĐH. Nên về nguyên tắc, Nghị định sẽ hướng dẫn ngay cơ chế tự chủ trong các cơ sở giáo dục ĐH. Nhờ thế, Nghị định này sẽ là văn bản pháp lý, thúc đẩy và mở rộng quyền tự chủ trên thực tế cho đơn vị sự nghiệp công lập trong giáo dục theo tinh thần NQTW6 và NQTW19 của Đại hội XII, làm thay đổi diện mạo giáo dục ĐH Việt Nam. GS Viên kỳ vọng bằng Luật 34 và Nghị định này, Nhà nước sẽ phải tạo ra động lực, nguồn lực và áp lực để các cơ sở giáo dục ĐH, đều được tự chủ hoạt động và chịu trách nhiệm giải trình, có cơ hội bình đẳng trong việc tiếp cận các nguồn lực, không phụ thuộc vào qui mô, loại hình, tên gọi (trung ương hay địa phương, công hay tư, trường nghiên cứu hay trường ứng dụng, trường quốc gia hay trường đơn ngành)…, chỉ phụ thuộc vào các tiêu chí về hiệu lực quản lý, hiệu quả công tác và năng suất lao động theo các chỉ số đánh giá kết quả KPI (Key Performance Indicator) mà cơ sở giáo dục ĐH đã cam kết.
Để làm được điều đó, rõ ràng ban soạn thảo cần nghiêm túc lắng nghe và tiếp thu có chọn lọc các ý kiến góp ý rộng rãi của các nhà chuyên môn và trực tiếp các trường ĐH với những kinh nghiệm thực tế thiết thực.
Video đang HOT
Từ phía nhà trường, GS.TS Lê Vinh Danh – Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng cho rằng, Nghị định này không thể đơn giản là văn bản triển khai hay chi tiết hóa Luật số 34 mà phải là một văn bản pháp lý qui định mới hơn nữa về tự chủ cho các cơ sở giáo dục ĐH.
“Việc dẫn chiếu Luật số 34, các Luật Viên chức, Luật Lao động, Luật Đầu tư công trong các qui định của Nghị định là cần thiết nhưng nhất thiết phải xem xét các qui định pháp luật trên có phù hợp với tinh thần của NQ TW 6 hay không? Nếu không, chúng ta đang cố gắng đi xây dựng một mô hình quản trị tự chủ, song lại dẫn chiếu những qui định từ những Luật cũ, chưa sửa đổi. Cách dẫn chiếu ấy sẽ làm phá sản mục tiêu tự chủ. Luật số 34 có nhiều điểm tiến bộ. Do đó, Nghị định này cần tiếp thu đầy đủ những điểm tiến bộ trên và mở rộng hơn nữa, cụ thể hơn nữa quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục”- GS.TS Lê Vinh Danh nêu ý kiến.
Hiệp hội Các trường ĐH, cao đẳng Việt Nam cũng đã có văn bản góp ý đối với Dự thảo Nghị định, trong đó đề cập đến việc Luật số 34 không đề cập tới trường ĐH dân lập cho dù thực tiễn vẫn tồn tại ĐH dân lập. Vì vậy, Hiệp hội đề nghị Ban soạn thảo sớm xin ý kiến Chính phủ về việc đưa nội dung hướng dẫn chuyển đổi mô hình ĐH dân lập vào Nghị định đang chuẩn bị.
Nhiều vấn đề cần bổ sung, chỉnh lý
Tại cuộc họp ngày 15/10, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã yêu cầu ban soạn thảo Dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật số 34 tiếp thu và chỉnh lý nhiều nội dung rất quan trọng như: Về các vấn đề quy định liên quan đến đào tạo y tế, yêu cầu ban soạn thảo thống nhất với Bộ Y tế để quy định; tiếp thu và chỉnh lý những điểm sau: Tên tiếng Anh của các trường quy định theo hướng đảm bảo thông lệ quốc tế; vấn đề chuyển trường ĐH thành ĐH cần rà soát, chỉnh lý lại các quy định về thành lập trường trong trường theo hướng cân nhắc không quy định các trường này phải đào tạo đến trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng yêu cầu tiếp thu việc bỏ quy định về xin ý kiến cơ quan chủ quản đối với việc thành lập trường thuộc trường, chỉnh lý quy định về phụ cấp trách nhiệm của hội đồng trường…
Về vấn đề tự chủ, Bộ GDĐT phải rà soát lại, quy định về tự chủ chuyên môn, không siết các quy định tự chủ về chuyên môn, học thuật; chỉnh lý quy định về tự chủ tài chính (nguồn thu và chi); trong đó thay đổi cách cấp ngân sách, đảm bảo không mâu thuẫn với Nghị định số 16 sửa đổi; chỉnh lý Dự thảo theo hướng cho phép các trường ĐH được tự chủ bộ máy, nhân sự với điều kiện không làm tăng quỹ lương từ nguồn ngân sách. Đặc biệt, Bộ GDĐT xây dựng quy trình hướng dẫn bổ nhiệm hiệu trưởng của các trường thuộc Bộ để làm mẫu cho các bộ ngành khác thực hiện.
Hiện các trường đang rất mong chờ Luật 34 sẽ được thực thi bằng các quy định chi tiết tại Nghị định hướng dẫn thi hành Luật. Đặc biệt là các vấn đề đang “ nóng” hiện nay như chuyển đổi mô hình trường ĐH và ĐH, tên gọi các trường, quy định thực hiện tự chủ… Mong Nghị định sớm được thông qua với những quan điểm tiến bộ, bắt kịp thời cuộc để các trường có cơ sở để đẩy mạnh tự chủ, sáng tạo, nâng cao chất lượng giáo dục ĐH nước nhà.
Thu Hương
Theo daidoanket
Chờ hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục Đại học
Dự thảo nghị định hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục Đại học (ĐH) sửa đổi (Luật số 34) đã được Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu bổ sung và điều chỉnh trước khi trình Thủ tướng.
Đây là vấn đề được các trường rất chờ đợi vì Luật số 34 đã có hiệu lực từ ngày 1-7, nhưng tất cả hoạt động vẫn phải chờ nghị định hướng dẫn thi hành luật.
Sinh viên Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TPHCM) thực hành tại phòng thí nghiệm
Nhiều nội dung mới
Bản Dự thảo nghị định hiện có 20 điều, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các khoản 3, 4, 10, 12, 13, 15, 17, 23, 24, 28, 34, Điều 1 của Luật số 34. Điểm nổi bật của dự thảo chính là hướng dẫn cụ thể nhiều vấn đề mà luật quy định, đặc biệt là nội dung tự chủ đại học.
Về vấn đề đang thu hút sự quan tâm vừa qua là đặt tên, đổi tên trường... được quy định rõ theo quy định của Việt Nam và kèm theo tên quốc tế. Điều 4, chuyển trường ĐH thành ĐH và thành lập trường thuộc trường ĐH quy định điều kiện như sau: trường ĐH đã được công nhận đạt chuẩn chất lượng bởi tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hợp pháp; có ít nhất 3 trường thuộc trường ĐH được thành lập; có ít nhất 10 ngành đào tạo đến trình độ tiến sĩ; có quy mô đào tạo chính quy trên 15.000 người; có ý kiến chấp thuận của cơ quan quản lý trực tiếp đối với trường ĐH công lập; có sự đồng thuận của các nhà đầu tư đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp đối với trường ĐH tư thục, trường ĐH tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.
Thành lập trường là đơn vị đào tạo thuộc trường ĐH theo khoản 2 Điều 1 của Luật số 34 được quy định như sau: điều kiện thành lập phải có ít nhất 5 ngành thuộc cùng một lĩnh vực đào tạo từ trình độ ĐH trở lên (trong đó có ít nhất 3 ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, ít nhất 1 ngành đào tạo đến trình độ tiến sĩ); trường hợp thành lập trường trong trường ĐH đã xác định sứ mạng là trường ĐH ứng dụng thì không cần điều kiện đào tạo đến trình độ thạc sĩ, tiến sĩ; có quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của trường thuộc trường ĐH; có quy mô đào tạo chính quy từ 2.000 người trở lên, trường hợp thành lập trường đào tạo các ngành đặc thù, có quy mô đào tạo chính quy nhỏ hơn 2.000 phải có sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT căn cứ vào điều kiện thực tế. Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh của trường sử dụng thuật ngữ "School" cùng với tên lĩnh vực đào tạo hoặc tên riêng khác, bảo đảm không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của cơ sở giáo dục ĐH đã thành lập hoặc đăng ký.
Để phát huy tốt tính tự chủ, ban soạn thảo dành từ Điều 7 đến Điều 9 để quy định quy trình, thủ tục, điều kiện... của hội đồng trường, hội đồng ĐH. Trong đó, chủ tịch hội đồng trường được hưởng phụ cấp chức vụ cao nhất trong danh mục phụ cấp chức vụ của trường ĐH.
Về quy định công nhận trường ĐH định hướng nghiên cứu phải đáp ứng các tiêu chí như có tỷ lệ ngành đang đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ đạt từ 50% trở lên so với tổng số ngành đang đào tạo cấp bằng; trong 3 năm gần nhất, tỷ trọng nguồn thu trung bình từ các hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, nghiên cứu, chuyển giao không thấp hơn 15% tổng thu của cơ sở giáo dục ĐH. Trong 3 năm gần nhất, trường ĐH công bố trung bình mỗi năm từ 100 bài báo trở lên trên các tạp chí khoa học có uy tín trên thế giới và đạt tỷ lệ trung bình mỗi năm từ 0,3 bài trở lên đối với mỗi giảng viên cơ hữu...
Cần ban hành sớm
Hiện nay, các cơ sở giáo dục ĐH đang trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan vì luật cũ đã hết hiệu lực thi hành, còn luật mới có hiệu lực nhưng không thể thực thi vì phải chờ nghị định hướng dẫn thi hành.
GS-TS Nguyễn Thanh Phương, Chủ tịch Hội đồng trường Trường ĐH Cần Thơ, nói: "Luật số 34 đã có hiệu lực nhưng hiện các trường băn khoăn vì không biết thực hiện như thế nào. Ví dụ Luật số 34 cho phép các trường đầu tư, khai thác..., nhưng hiện nay làm có được không vì vướng Luật Đầu tư công, Luật Quản lý tài sản công...".
Hiệu trưởng một trường ĐH bày tỏ: "Chúng tôi trông chờ nghị định hướng dẫn thi hành Luật số 34 như "nắng hạn chờ mưa". Và điều chúng tôi mong muốn nghị định ban hành thật sự là cơ sở pháp lý tốt để các trường phát huy tính tự chủ, bứt phá mạnh hơn".
Tại cuộc họp ngày 15-10, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã yêu cầu ban soạn thảo Dự thảo nghị định hướng dẫn thi hành Luật số 34 tiếp thu và chỉnh lý nhiều nội dung rất quan trọng như: Về các vấn đề quy định liên quan đến đào tạo y tế, yêu cầu ban soạn thảo thống nhất với Bộ Y tế để quy định; tiếp thu và chỉnh lý những điểm sau: tên tiếng Anh của các trường quy định theo hướng đảm bảo thông lệ quốc tế; vấn đề chuyển trường ĐH thành ĐH cần rà soát, chỉnh lý lại các quy định về thành lập trường, trong trường theo hướng cân nhắc không quy định các trường này phải đào tạo đến trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng yêu cầu tiếp thu việc bỏ quy định về xin ý kiến cơ quan chủ quản đối với việc thành lập trường thuộc trường, chỉnh lý quy định về phụ cấp trách nhiệm của hội đồng trường... Về vấn đề tự chủ, Bộ GD-ĐT phải rà soát lại, quy định về tự chủ chuyên môn, không siết các quy định tự chủ về chuyên môn, học thuật; chỉnh lý quy định về tự chủ tài chính (nguồn thu và chi); trong đó thay đổi cách cấp ngân sách, đảm bảo không mâu thuẫn với Nghị định số 16 sửa đổi; chỉnh lý dự thảo theo hướng cho phép các trường ĐH được tự chủ bộ máy, nhân sự với điều kiện không làm tăng quỹ lương từ nguồn ngân sách. Đặc biệt, Bộ GD-ĐT xây dựng quy trình hướng dẫn bổ nhiệm hiệu trưởng của các trường thuộc bộ để làm mẫu cho các bộ ngành khác thực hiện.
THANH HÙNG
Theo SGGP
Hơn 50% số cơ sở giáo dục đại học chưa kiểm định chất lượng Đó là con số được Trung tâm Khảo thí và Đánh giá Chất lượng Đào tạo - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh đưa ra tính đến tháng 9/2019. Bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng là những hoạt động quan trọng và bắt buộc, thể hiện trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục là...