Luật đất đai còn nhiều ‘điểm nghẽn’
Nhiều điểm nghẽn liên quan tới giá, thu hồi hay phân cấp quản lý nhà nước chưa đưa ra được phương án hợp lý khiến nhiều Ủy ban Thường vụ không hài lòng với dự Luật đất đai sửa đổi.
Sáng 17/9, Thường vụ Quốc hội lần đầu tiên cho ý kiến về dự án Luật đất đai (sửa đổi), dài 14 chương, 190 điều. Đánh giá cao cơ quan soạn thảo (Bộ Tài nguyên Môi trường) vì đã xây dựng được dự án luật ở lĩnh vực khó khăn, song Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng, dự luật chưa đưa ra hướng giải quyết nhiều vấn đề. Trong đó, thu hồi đất là một trong những “điểm nghẽn”.
Theo ông Hiển, điểm nút của thu hồi chính là giá đất. Nhưng, thay vì cần tháo gỡ thì dự luật lại đưa ra nguyên tắc định giá đất “phù hợp với giá thị trường” (thay cho “sát giá thị trường” của luật năm 2003). “Nguyên tắc này rộng hơn, không những không giải quyết được vấn đề mà còn có thể dẫn tới nhiều tranh cãi”, ông Hiển nói.
Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Nguyễn Minh Quang trình bày tờ trình dự luật trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 17/9. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Dự luật cũng không quy định về quy hoạch cấp xã (chỉ có 3 cấp quốc gia, tỉnh, huyện) nên theo Chủ nhiệm Hiển, sẽ dẫn đến những quy hoạch treo vì 3 cấp quản lý này vẫn rất rộng. “Đây là một trong những nguyên nhân tạo ra tình trạng sử dụng đất không hợp lý, không hiệu quả và cản trở sự phát triển”, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách nói.
Đồng quan điểm với ông Hiển, Trưởng ban công tác đại biểu Nguyễn Thị Nương cho rằng, dự luật cần có quy định để giải quyết thấu đáo hơn việc giải quyết khiếu nại tố cáo liên quan tới đất đai giải quyết tham nhũng thông qua cơ chế thu hồi đất. Đặc biệt, liên quan tới đất nông nghiệp, hiện căn cứ để thu hồi còn quá rộng giá đất được quy định nhiều loại nhưng chưa cụ thể.
“Trong nhiều trường hợp, thiệt thòi là nông dân. Họ bất bình vì giá thu hồi đất thấp trong khi giá đất của nhà đầu tư sau khi thu hồi bán với giá rất cao dù chi phí bỏ ra không lớn. Đây là vấn đề lớn, tạo mâu thuẫn, cần nghiên cứu kỹ và có quy định chặt chẽ hơn”, bà Nương đề nghị.
Cũng theo bà, sự tồn tại nhiều loại giá đất trong khi không có cơ quan định giá và cơ chế quản lý khiến giá đất Việt Nam đắt, có những nơi thuộc hàng đắt đỏ nhất thế giới.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Nguyễn Kim Khoa, nhiều điểm nghẽn liên quan tới khiếu nại, tranh chấp, giá đất chưa được làm rõ. “Tôi thấy ái ngại vì nguyên tắc định giá đất phù hợp với giá thị trường. Chính phủ quy định khung giá, tỉnh có bảng giá nhưng có giống với giá thị trường không? Nếu không cụ thể hóa được thì không giải quyết được thực tiễn”, ông Khoa nói.
Video đang HOT
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, các góp ý cần nhắm thẳng vào các tồn tại thực tế trong lĩnh vực đất đai hiện nay. Đó là giá đất, đền bù, giải tỏa, cấp giấy sử dụng đất. Phân tích về việc giá đất “phù hợp với giá thị trường”, Chủ tịch Quốc hội cho rằng cần làm rõ “định giá theo thị trường nào” bởi thị trường lúc lập quy hoạch sử dụng đất thì khác với lúc đấu giá, lập quy hoạch dự án…
“Chính vì không biết thị trường là thị trường nào tức là tù mù, sinh ra tham nhũng, kiện cáo. Nguyên tắc không chỉ định giá theo thị trường mà phải còn có những quy định khác”, Chủ tịch Quốc hội nói và lấy ví dụ về việc thu hồi đất đã được giao 50 năm thì cần phải tính thêm giá trị thu nhập của lô đất đó mang lại trong 50 năm tới…
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, nhà, có đất, bố trí việc làm cho người mất đất thì mới tiến hành thu hồi. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Người đứng đầu Quốc hội cũng cho rằng, không thể chỉ căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để thu hồi đất theo kiểu “cứ treo dự án lên là thu hồi”. Hiện có tình trạng dự án treo lâu quá nên phải cho dân làm nhà, trồng trọt trong dự án đó. Ông Hùng cho rằng, nguyên tắc hình thành giá đất còn mơ hồ thời điểm, căn cứ thu hồi cũng cần phải làm rõ.
“Cần đổi mới về thu hồi và giá đất. Tôi hoan nghênh quy định có nhà, có đất, bố trí việc làm cho người mất đất thì mới tiến hành giải tỏa, đền bù nhưng tôi không biết sẽ phải làm thế nào để quy định này khả thi”, Chủ tịch Quốc hội nêu yêu cầu.
Dù có giải thích về về nguyên tắc xác định giá đất song do chưa chuẩn bị được phương pháp xác định, cơ quan soạn thảo không giải đáp được các yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Trong khi đó, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu (đại diện cơ quan thẩm tra dự án) khẳng định, cần giải quyết hài hòa giữa giá đất do nhà nước quy định và giá thị trường để giá đất trở thành công cụ quản lý.
Liên quan tới tiến độ của dự án luật này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho rằng, nếu để trình Quốc hội tại kỳ họp tới và thông qua vào kỳ họp giữa năm 2013 thì cần đảm thống nhất với Hiến pháp sửa đổi (dự kiến thông qua vào cuối 2013). Quan trọng nhất là vấn đề liên quan tới định chế sở hữu toàn dân và trách nhiệm đại diện chủ sở hữu va trách nhiệm quản lý đất đai. Cơ quan soạn thảo dự luật vì thế cần chuẩn bị các phương án phù hợp
Ông Lý cũng nhấn mạnh, Luật đất đai sửa đổi lần này nhằm góp phần giải quyết nhu cầu bức xúc, quan trọng hiện nay liên quan tới khiếu nại tố cáo – mà lĩnh vực đất đai chiếm tới 70%.
Trước một số ý kiến cho rằng nên lùi việc sửa luật ít nhất cùng với việc sửa Hiến pháp, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu tái khẳng định, làm như vậy chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Ông tán thành nâng thời hạn sử dụng đất nông nghiệp với hộ gia đình, cá nhân lên 50 năm, mở rộng hạn điền và bác bỏ việc xóa thời hạn sử dụng đất.
Theo VNE
Thường vụ Quốc hội góp ý đề án lấy phiếu tín nhiệm
Tiếp tục chương trình làm việc Phiên họp 11, sáng 14-9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Đề án quy trình, thủ tục, cách thức thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng Nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý trình bày tờ trình. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN.
Đề án được xây dựng nhằm tạo điều kiện để Quốc hội, Hội đồng Nhân dân thay mặt nhân dân giám sát những người giữ các chức vụ do Quốc hội, Hội đồng Nhân dân bầu hoặc phê chuẩn trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao qua đó, tăng cường trách nhiệm của những người này, đồng thời, cụ thể hóa một bước quy định về việc bỏ phiếu tín nhiệm đã được Hiến pháp và pháp luật quy định theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 gắn kết việc lấy phiếu tín nhiệm với quy trình bỏ phiếu tín nhiệm...
Dự thảo Đề án cũng nêu rõ Quy trình, thủ tục lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm cần được thực hiện một cách dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, chặt chẽ, thận trọng, có cơ sở pháp lý, bảo đảm sự ổn định của bộ máy nhà nước và sự lãnh đạo của Đảng trong công tác cán bộ ngăn ngừa việc lợi dụng lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm để gây khó khăn cho việc thực hiện công tác cán bộ của Đảng.
Thảo luận về Đề án, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản tán thành việc xây dựng Đề án quy trình, thủ tục, cách thức thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng Nhân dân bầu hoặc phê chuẩn là rất cần thiết nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 đồng thời tham mưu, giúp Quốc hội, Hội đồng Nhân dân tìm ra các giải pháp khắc phục những điểm hạn chế, bất cập trong quy trình bỏ phiếu tín nhiệm, góp phần đưa các quy định của Hiến pháp và pháp luật về bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng Nhân dân bầu hoặc phê chuẩn đi vào cuộc sống.
Việc xây dựng Đề án cũng phù hợp với yêu cầu và để triển khai Nghị quyết số 27/2012/QH13 về một số cải tiến, đổi mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội, trong đó, giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội xây dựng Quy chế về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 (cuối năm 2012).
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tập trung thảo luận, đóng góp ý kiến thẳng thắn, cởi mở về quy trình, thủ tục, cách thức lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng Nhân dân bầu hoặc phê chuẩn. Các nội dung được tập trung thảo luận là phạm vi những người được đưa ra lấy phiếu tín nhiệm định kỳ lấy phiếu tín nhiệm tiêu chí đánh giá, mức độ thể hiện sự tín nhiệm định kỳ tổ chức lấy phiếu tín nhiệm công khai kết quả lấy phiếu tín nhiệm xử lý kết quả lấy phiếu tín nhiệm...
Đa số ý kiến tán thành với phương án đối tượng được đưa ra lấy phiếu tín nhiệm chỉ tập trung vào một số người giữ chức vụ chủ chốt, phù hợp với yêu cầu tổng quát của Nghị quyết Trung ương 4 là tập trung vào các chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp.
Ở Trung ương là từ cấp Bộ trưởng trở lên, ở địa phương gồm thường trực Hội đồng Nhân dân và các thành viên Ủy ban Nhân dân. Có ý kiến đề nghị bổ sung thêm đối tượng là Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc và Phó Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội. Việc lấy phiếu tín nhiệm theo phương án này sẽ có tính khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải.
Về thời điểm tổ chức lấy phiếu tín nhiệm, nhiều ý kiến tán thành việc tiến hành định kỳ hằng năm theo đúng tinh thần Nghị quyết Trung ương 4. Có ý kiến đề nghị chỉ lấy phiếu tín nhiệm từ năm thứ hai kể từ năm được bầu hoặc phê chuẩn và không tổ chức lấy phiếu tín nhiệm năm cuối cùng của nhiệm kỳ. Cũng có ý kiến đề nghị tổ chức lấy phiếu tín nhiệm hai lần trong một nhiệm kỳ vào thời gian giữa và cuối nhiệm kỳ.
Liên quan đến việc sử dụng kết quả lấy phiếu tín nhiệm để làm căn cứ thực hiện việc bỏ phiếu tín nhiệm và thực hiện công tác cán bộ, nhiều ý kiến đề nghị làm rõ hơn sự khác nhau giữa hai cấp độ "lấy phiếu tín nhiệm" và "bỏ phiếu tín nhiệm."
Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm là hai giai đoạn trong một quy trình dân chủ, chặt chẽ, công khai. Lấy phiếu tín nhiệm nhằm xin ý kiến thăm dò mức độ tín nhiệm của cán bộ theo nhiệm vụ, quyền hạn đã được quy định cụ thể trong Hiến pháp và luật.
Hai tiêu chí cơ bản làm cơ sở cho việc đánh giá, lấy phiếu tín nhiệm gồm việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc. Mức độ thể hiện sự tín nhiệm được chia theo các mức độ: tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp.
Bỏ phiếu tín nhiệm được tiến hành với thủ tục, quy trình chặt chẽ hơn, theo quy định của Hiến pháp, luật, quy chế thể hiện quyền của đại biểu lựa chọn: Tín nhiệm hay không tín nhiệm.
Tán thành sự cần thiết của việc tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội, Hội đồng Nhân dân bầu hoặc phê chuẩn, nhiều ý kiến cũng nhấn mạnh cần rất thận trọng, chặt chẽ, có bước đi phù hợp để vừa đạt hiệu quả vừa giữ sự ổn định, đúng độ, không gây xáo trộn tiến hành công khai, minh bạch, dân chủ với quy trình, thủ tục, cách thức đơn giản, rõ ràng, tránh hình thức.
Có ý kiến cho rằng, một trong những khâu quan trọng cần quan tâm là việc cung cấp thông tin như thế nào để đại biểu Quốc hội, Hội đồng Nhân dân có cơ sở thuận lợi để đánh giá, thể hiện mức độ tín nhiệm một cách chính xác, khách quan, công bằng, không cảm tính.
Theo TPO
Thường vụ Quốc hội xem xét Luật Thủ đô Ngày 11-9, Văn phòng Quốc hội cho biết, phiên họp thứ 11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) khóa XIII sẽ khai mạc sáng mai, 12-9. Dự kiến, tại phiên họp này, UBTVQH sẽ cho ý kiến về Đề án quy trình, thủ tục, cách thức thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc...