Luật cấm nhân viên đút tay túi quần của công ty Nhật Bản nghe vô lý nhưng dân mạng lại có cách giải thích rất thuyết phục
Ủa, tại sao lại phải cấm xỏ tay vào túi áo quần nhỉ? Liệu bạn có giải thích được nguyên nhân là vì đâu không?
Mới đây, trên một nhóm cộng đồng Nhật-Việt có đăng tải bức hình quy tắc của một công ty ở xứ sở hoa anh đào. Theo đó, tấm biển được ghi bằng hai thứ tiếng, với nội dung “” (dịch: Cấm cho tay vào túi).
Cô gái chụp bức ảnh đã hỏi cộng đồng mạng ý nghĩa đằng sau của điều cấm này là gì. Khi tấm ảnh được đăng lên, cộng đồng mạng đã nhiệt liệt tương tác. Ai cũng có những suy luận, giải thích khác nhau, giúp chúng ta mở mang đầu óc về cuộc sống công sở tại Nhật Bản.
Hầu hết mọi người cho rằng xỏ tay vào túi gây nguy hiểm nếu xảy ra bất trắc.
Bởi đặc điểm địa hình thời tiết Nhật Bản nên càng cần phải chú ý đến sự an toàn.
Cho tay vào túi thì giống lãnh đạo?
Video đang HOT
Vậy ra mọi người cấm vì sợ nhân viên có tác phong giống giám đốc!
Vậy thực sự khởi nguồn của luật cấm cho tay vào túi là vì đâu?
Thứ nhất, đơn giản là bởi nó gây nguy hiểm cho chính chúng ta. Những bất trắc trên đường, phòng làm việc, nơi công cộng… chẳng bao giờ kể hết. Nếu cho tay vào túi quần, túi áo, liệu có kịp để chúng ta trở tay nếu xảy ra sự cố?
Thứ hai, cho tay vào túi liên quan tới tác phong chốn công sở. Thường chỉ có các sếp mới hay được xỏ tay vào túi như vậy. Nếu chúng ta là nhân viên mà làm vậy thì phong thái sẽ mang tính khệnh khạng, khó coi. Đặc biệt khi người Nhật có đức tính khiêm nhường, họ không mấy dễ chịu nếu đối phương tỏ ra bề trên trong khi cấp bậc thấp hơn.
Mặt khác, theo phân tích tâm lý, xỏ tay vào túi quần, áo thường là những người có tính cách thận trọng, song họ lại thiếu đi quyết đoán, mạnh mẽ, nhạy bén và linh hoạt. Nhân tướng học cho rằng người hay có thói quen này sợ thất bại và khó để trọng dụng.
Tất nhiên, chúng ta vẫn có thể thấy nhiều người nổi tiếng/địa vị cao xỏ tay vào túi quần trong các sự kiện lớn. Họ làm hẳn là để thể hiện cái uy của mình cũng như muốn tạo một dáng oai phong trước công chúng.
Bill Gates khi gặp Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Alain Juppe xỏ tay túi quần.
Cựu tổng thống Mỹ Barack Obama xỏ tay vào túi quần khi giao lưu với sinh viên.
Điều đáng buồn trong bức ảnh trên kia không phải là nó cấm một thứ tưởng chừng như vô lý, mà nằm ở chỗ nội quy chỉ được dịch sang tiếng Việt. Không biết ông chủ của công ty này có đang “dằn mặt” các nhân viên người Việt hay không. Nhưng chúng ta hãy suy nghĩ theo một hướng tích cực là điều này giúp người Việt Nam chỉnh đốn lại tác phong và chuyên nghiệp hơn trong môi trường công sở.
Còn ở Việt Nam, công ty của chị em có cấm điều tương tự không nhỉ?
Theo Helino
Đề kiểm tra Toán lớp 1 với nhiều câu hỏi hại não đánh đố tư duy trẻ, phụ huynh người đồng tình người phản đối gay gắt
Nhiều phụ huynh cho rằng ở trình độ lớp 1, học sinh còn chưa thông thạo đọc viết. Việc đưa ra đề toán lắt léo như này không khác nào làm khó các em.
Mới đây một phụ huynh tên H.T. đã đăng tải lên mạng xã hội đề kiểm tra Toán lớp 1của con trai mình và gây nhiều tranh cãi. Cụ thể đề Toán có một số câu hỏi với mức độ khá khó, ngay cả người lớn cũng mất một lúc mới suy luận ra:
"Số liền sau số lớn nhất có một chữ số trừ đi số 2 có kết quả là?"
"Liền sau số bé nhất có một chữ sống cộng với 8 bằng 10 trừ mấy?"
Đề kiểm tra Toán với nhiều câu hỏi lắt léo.
Nhiều phụ huynh sau khi đọc đề đã phải chau mày vì cách diễn giải câu hỏi quá khó. Một số phụ huynh thẳng thắn thừa nhận, mình không hiểu gì sau khi đọc đề:
"Toán này cho thần đồng à?".
"Con mình học lớp 2, cháu đánh giá bài này là bài nâng cao".
"Lớp 1 mới chỉ đang học ghép vần mà sao cô giáo ra đề lằng nhằng thế? Riêng việc đọc và hiểu được cái đề này đã tốn nhiều thời gian rồi".
"Theo quan điểm của mình, nếu lớp 1 mà làm bài này thì khó thật. Các cháu tuổi này mới chỉ học một vài chữ số và chữ cái bập bẹ. Còn đề này thì phải đọc lâu mới hiểu được".
Nhiều phụ huynh đánh giá đây là bài toán khó.
"Bài này em từng cho con làm qua, trong sách Phát triển năng lực toán lớp 1. Em thấy câu hỏi ngoằn ngoèo quá. Em phải giải thích từng ý 1 con mới được. Em nghĩ các cháu lớp 1 thì chỉ cần học được tính ngoan ngoãn, kỷ luật là được rồi".
Tuy nhiên một số phụ huynh cho rằng đề không quá khó và cho rằng cần phải có những câu hỏi như này thì học sinh mới có thể nâng cao tư duy. Nhiều người bày tỏ " Khó với phụ huynh, chắc gì đã khó với học sinh?".
Anh H.T., người đăng tải đề kiểm tra gây tranh cãi cho biết, đây là tờ đề kiểm tra cô giáo giao cho học sinh về nhà làm.
Anh T. chia sẻ thêm những hình ảnh về đề Toán lớp 1 của con.
Con anh H.T. có học lực thuộc top khá trong lớp nhưng cũng chỉ làm được khoảng 50, 60% và bị tắc ở nhiều câu. Bản thân anh khi cầm đề kiểm tra của con lên đọc cũng thấy rất ngỡ ngàng.
"Người lớn như mình nghĩ một lúc mới ra. Đây lại là các cháu vừa mới vào lớp 1, đọc còn chưa thạo, một số từ còn phải ghép vần. Mình nghĩ đề này quá khó, nhiều bạn trong lớp của con cũng không làm được", anh H.T. chia sẻ.
Anh H.T. sau đó có đề xuất thắc mắc với giáo viên chủ nhiệm và được cô giải thích: Đề bao giờ cũng có 4 mức, mức 3 và 4 dành cho các bạn học sinh giỏi. Anh H.T cho rằng, đây là đề dành cho học sinh giỏi.
Theo Helino
Xuất hiện nhóm người giả mạo bôi mặt đen ở Nhật Bản Không chỉ ở Việt Nam mà những người giả mạo bôi mặt đen đang ngày càng "làm tới", xuất hiện ở trên đất Nhật gây ảnh hưởng đến những người xung quanh. Những ngày gần đây, thông tin về nhóm những người bôi mặt đen đi ăn xin ở Hà Nội đang gây xôn xao dư luận và dường như nhiều người coi...