Luân Đôn cùng nhiều địa điểm hủy sự kiện năm mới
Trong một khoảng thời gian trong năm 2021, thế giới đã mong đợi một dịp năm mới với những tiếng chuông giao thừa, pháo hoa rực rỡ và các sự kiện lớn ăn mừng.
Tuy nhiên, sự xuất hiện của biến thể Omicron đã làm “tiêu tan” hy vọng đó tại một vài nơi trên thế giới.
Tại thành phố New York (Mỹ), Thị trưởng Bill de Blasio ngày 22/12 (giờ địa phương) nói rằng ông hy vọng sự kiện năm mới nổi tiếng tại Quảng trưởng Thời đại vẫn sẽ được diễn ra như kế hoạch và đang thảo luận với các quan chức y tế và các nhà tài trợ về việc có nên bổ sung thêm các biện pháp đảm bảo an toàn phòng dịch.
Trong khi đó, một số thành phố khác ở châu Âu, vùng tâm dịch COVID-19 hiện nay, cũng như nhiều nơi trên thế giới đã thông báo quyết định huỷ hoặc tạm dừng sự kiện đón năm mới 2022.
Berlin (Đức)
Đức là một trong những quốc gia châu Âu đang trải qua lan sóng dịch COVID-19 nghiêm trọng. Theo đó, chính phủ nước này thông báo sẽ bắt đầu áp dụng những biện pháp hạn chế nghiêm ngặt để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 từ ngày 28/12 tới. Tân thủ tướng Đức Olaf Scholz ngày 21/12 cho biết quy định này đồng nghĩa với việc nước này sẽ không tổ chức bắn pháo hoa và tụ tập đông người tại các thành phố lớn bao gồm thủ đô Berlin, Munich và Frankfurt.
Từ ngày 28/12, Đức chỉ cho phép một nhóm tối đa 10 người gặp nhau ngoài trời, bất kể đó là những người đã được tiêm vaccine hay đã khỏi COVID-19. Trẻ em từ 13 tuổi trở xuống sẽ không bị ảnh hưởng bởi quy định hạn chế mới này.
Bộ trưởng Thứ nhất của Scotland, bà Nicola Sturgeon, cho biết các lễ kỷ niệm trong đêm giao thừa tại đây sẽ bị hủy bỏ. Trong tuyên bố về việc này, bà Sturgeon giải thích những hạn chế mới sẽ được ban hành sau Giáng sinh, đối với các sự kiện lớn nhằm làm giảm sự lây lan của biến thể Omicron.
Bộ trưởng Thứ nhất Scotland thông tin động thái này “cũng có nghĩa là các lễ kỷ niệm Hogmanay quy mô lớn – bao gồm cả những hoạt động được lên kế hoạch ở thành phố thủ đô Edinburge – sẽ không được tiến hành”. Bà Nicola Sturgeon chia sẻ: “Tôi biết điều này sẽ thất vọng như thế nào đối với những người mong đợi những sự kiện này”.
London (Anh)
Thị trưởng London Sadiq Khan ngày 20/12 đã thông tin trên trang Twitter cá nhân về việc sự kiện đón năm mới 2022 tại thủ đô của Anh sẽ bị huỷ bỏ do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Cụ thể, ông Khan viết: “Do sự gia tăng nhanh chóng của số ca mắc COVID-19 mới, chúng tôi buộc phải đưa ra một quyết định vô cùng khó khăn là huỷ bỏ sự kiện đón giao thừa ở Quảng trường Trafalgar. Sự an toàn của người dân phải được đặt lên hàng đầu”.
Video đang HOT
Được biết, sự kiện này được lên kế hoạch với sự tham gia của khoảng 6.500 người. Tuy nhiên, theo ông Khan, chương trình sẽ được phát sóng trực tiếp trên truyền hình trong đêm giao thừa để thay thế cho sự kiện bị huỷ trên.
New Dehli (Ấn Độ)
Theo CNN, Chính phủ của lãnh thổ liên hiệp Delhi (Ấn Độ), bao gồm thủ đô quốc gia New Delhi, đã ban hành quy định cấm tất cả các cuộc tụ tập xã hội, văn hóa, chính trị và lễ hội cho đến khi có thông báo mới vì sự gia tăng của các ca mắc COVID-19 tại đây. Theo đó, các quan chức Ấn Độ “sẽ đảm bảo rằng không có sự kiện văn hóa/tụ tập/hội họp nào diễn ra trong Giáng sinh hoặc năm mới” tại khu vực. Đồng thời, các quán bar và nhà hàng tại Ấn Độ sẽ chỉ được phép hoạt động với 50% công suất.
Paris (Pháp)
Paris là thành phố tiếp theo ở châu Âu ra quyết định huỷ màn bắn pháo hoa truyền thống tại Đại lộ Champs-Elysées để chào đón năm mới 2022 vì số ca mắc COVID-19 mới.
Thủ tướng Pháp Jean Castex hôm 17/12 thông báo các bữa tiệc công cộng lớn và pháo hoa sẽ bị cấm vào đêm Giao thừa. Đồng thời, giới chức Pháp khuyến cáo những người đã tiêm vaccine nên tự đi xét nghiệm COVID-19 trước khi cùng nhau tham gia các bữa tiệc cuối năm.
Rio de Janeiro (Brazil)
Ngày 18/12, Thị trưởng thành phố Rio de Janeiro, ông Eduardo Paes, đã thông báo trên Twitter cá nhân rằng các buổi lễ ăn mừng dịp năm mới 2022 tại thành phố sẽ bị huỷ bỏ do lo ngại về COVID-19. Cụ thể, ông Eduardo Paes viết: “Chúng tôi tôn trọng khoa học. Vì có nhiều ý kiến khác nhau giữa các ủy ban khoa học, chúng tôi sẽ luôn tuân theo những quy tắc hạn chế nghiêm ngặt nhất”.
Thị trưởng Rio de Janeiro chia sẻ thêm: “Tôi rất buồn khi phải đưa ra quyết định này nhưng chúng tôi không thể tổ chức lễ kỷ niệm mà không có sự bảo đảm của tất cả các cơ quan y tế. Rất tiếc, chúng ta không thể tổ chức một bữa tiệc quy mô lớn như vậy, chúng tôi có rất nhiều chi phí và công việc hậu cần liên quan mà không có thời gian tối thiểu để chuẩn bị”.
Rome (Italy)
Tại Italy, thủ đô Rome là một trong những thành phố đã quyết định huỷ bỏ các lễ hội và sự kiện đón năm mới để ngăn chặn làn sóng dịch COVID-19. Vùng Campania cũng đã cấm tiệc tùng và uống rượu ở các khu vực công cộng từ ngày 23/12 đến 1/1/2022. Trong khi đó, Venice đã hủy bỏ các buổi hòa nhạc ngoài trời và bắn pháo hoa đêm giao thừa.
Ý nghĩa của các bức tượng khổng lồ trên thế giới
Hiện nay trên thế giới có đến hàng ngàn bức tượng nhưng nổi bật hơn trong số đó là những bức tượng khổng lồ được chạm khắc khéo léo.
Dưới đây là một số bức tượng ngoạn mục nhất thế giới đáng để bạn ghé thăm.
1. Tượng đài Mẹ Tổ quốc kêu gọi, Volgograd, Nga
Tượng đài Mẹ Tổ quốc kêu gọi, Volgograd, Nga
Đây là bức tượng cao nhất ở châu Âu, Tượng đài Mẹ Tổ quốc kêu gọi nằm ở trung tâm của quần thể tượng đài Anh hùng trong trận chiến Stalingrad trên đồi Mamayev Kurgan ở Volgograd, Nga. Bức tượng mô tả hình ảnh một người phụ nữ tượng trưng cho đất mẹ Nga kêu gọi những người con trai, con gái đứng lên bảo vệ đất nước và chống lại kẻ thù. Với độ cao 87m, được xây dựng vào năm 1967 để kỷ niệm 25 năm kể từ khi xảy ra trận Stalingrad đẫm máu (tên gọi trước đây của Volgograd).
2. Bức tượng Mano del Desierto, sa mạc Atacama, Chile
Bức tượng Mano del Desierto, sa mạc Atacama, Chile
Dường như bức tượng này đã phá vỡ bề mặt khô cằn, bằng phẳng của sa mạc Atacama. Mano del Desierto (hay còn gọi là Bàn tay của sa mạc) là một tác phẩm của nhà điêu khắc người Chile - Mario Irarrázabal. Bàn tay khổng lồ này có độ cao 11m được xây dựng vào đầu những năm 1980 và bản thân nghệ sĩ đã từng nói rằng "tác phẩm nghệ thuật của ông là để khơi dậy trí tưởng tượng". Bức tượng này cùng với những ý nghĩa hàm ẩn của nó đã thu hút đông đảo du khách trên thế giới ghé thăm.
3. Tượng Chúa Kito Cứu Thế, Rio de Janeiro, Brazil
Tượng Chúa Kito Cứu Thế, Rio de Janeiro, Brazil
Là một trong những bức tượng nổi tiếng nhất thế giới, tượng Chúa Kito Cứu Thế đón khoảng 2 triệu lượt du khách mỗi năm. Nằm trên đỉnh núi Corcovado ở Rio de Janeiro, bức tượng bằng bê tông cốt thép cao 30m với cánh tay dang rộng dài 28m và trong tiếng Bồ Đào Nha được gọi là "Cristo Redentor". Bức tượng được hoàn thành vào năm 1931 và là tác phẩm điêu khắc theo phong cách Art Deco lớn nhất trên thế giới.
4. Bức tượng Adiyogi Shiva, Booluvampatti, Ấn Độ
Bức tượng Adiyogi Shiva, Booluvampatti, Ấn Độ
Bức tượng vị thần Hindu Shiva cao 34m đã được tổ chức Kỷ lục Guinness thế giới công nhận là tác phẩm điêu khắc tượng bán thân lớn nhất thế giới. Nằm ở bang Tamil Nadu của Ấn Độ nhằm mục đích truyền cảm hứng và thúc đẩy yoga đến với mọi người. Bức tượng khổng lồ này được đặt tên là Adiyogi, có nghĩa là "yogi đầu tiên" bởi Shiva được biết đến là người khởi xướng yoga đầu tiên.
5. Tượng Nữ thần Tự do, New York, Hoa Kỳ
Tượng Nữ thần Tự do, New York, Hoa Kỳ
Bức tượng này là biểu tượng của thành phố New York. Tượng Nữ thần Tự do đã chào đón du khách bắt đầu từ năm 1886 khi Pháp tặng nó cho người dân ở Hoa Kỳ. Bức tượng cao 47m cộng thêm với phần bệ của nó cao hơn 90m đã đưa tượng Nữ thần Tự do trở thành 1 trong số 10 bức tượng cao nhất thế giới và thu hút đông đảo khách du lịch tới để được tận mắt nhìn ngắm.
6. Tượng Ushiku Daibutsu, Ibaraki, Nhật Bản
Tượng Ushiku Daibutsu, Ibaraki, Nhật Bản
Đây từng là bức tượng cao nhất thế giới từ năm 1993 đến 2002. Tượng Ushiku Daibutsu ở Nhật Bản cao tổng cộng 120m, bao gồm cả chân đế và đài sen. Bên trong bức tượng có một tầng quan sát và ba tầng khác đóng vai trò như một bảo tàng. Nó được xây dựng để kỷ niệm ngày sinh của Shinran - một nhà sư Phật giáo Nhật Bản, người đã thành lập Jōdo Shinshū - chi nhánh hoạt động rộng rãi nhất của Phật giáo ở Nhật Bản.
7. Tượng Phật Bà Quan Âm, Hải Nam, Trung Quốc
Tượng Phật Bà Quan Âm, Hải Nam, Trung Quốc
Đây là Tượng Phật Bà Quan Âm cao nhất thế giới với độ cao là 108m và có 3 mặt: một mặt hướng vào đất liền và hai mặt còn lại nhìn ra Biển Đông với các khía cạnh khác nhau là sự phù hộ và bảo vệ của Quan Âm đối với Trung Quốc và cả thế giới: mặt cầm sách tượng trưng cho trí tuệ, mặt cầm hoa sen tượng trưng cho sự hòa bình và mặt cầm tràng hạt để biểu tượng cho sức khỏe bình an. Bức tượng được xây dựng trong 6 năm và hoàn thành vào năm 2005 với sự tham gia của 108 nhà sư lỗi lạc cùng với hàng nghìn người dân hành hương cùng nhau góp sức.
10 khu chợ Giáng sinh nổi tiếng ở châu Âu mở cửa trở lại Dù có nhiều hạn chế do dịch Covid-19, những khu chợ Giáng sinh tấp nập và rực rỡ ánh đèn lấp lánh, nét đặc trưng riêng của châu Âu vào dịp lễ Noel rất may đã trở lại trong năm nay. Có nhiều cách để tham gia cuộc vui, như thưởng thức rượu mạnh và rượu ngâm tại một trong những khu chợ...