Luận điệu xuyên tạc không đâm toạc được độc lập chủ quyền dân tộc Việt Nam
Ngày 18/6 Thượng tướng Phạm Trường Long – Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc cùng đoàn đại biểu quân sự cấp cao Trung Quốc đã sang thăm chính thức Việt Nam. Trong chương trình, ông Phạm Trường Long sẽ tham dự sự kiện Giao lưu Quốc phòng cấp cao biên giới Việt – Trung lần thứ 4 tổ chức tại Lai Châu và Vân Nam vào ngày 20/6.
Thế nhưng, chuyến thăm đã không diễn ra theo đúng dự kiến. Như chớp được “thời cơ”, một số tờ báo lớn của Trung Quốc lẫn các tổ chức, cá nhân có tư tưởng cực đoan, chống đối chế độ và Nhà nước được phen bếu rếu Lãnh đạo Việt Nam nói riêng, cũng như cảnh báo mối quan hệ hai nước nói chung.
Những luận điệu, chiêu trò xuyên tạc
Chuyến thăm Việt Nam bị “gãy” của vị tướng họ Phạm đã được một số trang mạng lợi dụng đồng loạt tung tin:
Đài Á châu Tự do (RFA) với các bài: “Quan hệ Việt Trung bên bờ vực căng thẳng”; “Trung Quốc và Việt Nam sẽ đụng độ quân sự trên biển đông”…
Trang BBC đăng bài: “Tướng Phạm Trường Long: “Đảo ở Nam Hải là của Trung Quốc”; “Tướng Phạm về sớm hủy giao luuw quốc phòng Trung – Việt?”…
Trang VOA đã đăng tải bài “Tướng Trung Quốc &’bất ngờ rời Việt Nam’?”, “Bắc Kinh nói với Hà Nội: Biển đảo của Trung Quốc &’từ ngàn xưa’”…
Tờ New York Times cũng “đu” theo khi nhận định: Tướng Phạm Trường Long “dường như đã giận dữ” vì những nỗ lực làm thân ngoại giao của Việt Nam mới đây với Mỹ và Nhật Bản.
Hoặc một số Facebook cá nhân như: facebooker Philip Nguyen, Nguyễn Hoàng Long, Đo Thinh, Thang Nguyen..v..v.
Video đang HOT
Có điều, truy xét kỹ nội dung các bài viết thì chúng ta thấy dường như tất cả các thông tin trên đều có nguồn từ hai tờ Tân Hoa Xã và Hoàn Cầu Thời báo – những tờ báo “diều hâu” mang đậm sắc thái chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi của Trung Quốc
Và chiêu trò “tung tin hỏa mù” để các cá nhân, tổ chức có tư tưởng chống đối chế độ, Đảng, Nhà nước Việt Nam “đu” theo, dường như là cách hữu hiệu nhất với hai tờ báo lớn nhất nhì phương Bắc nhưng lại luôn có tư tưởng “hằn học” Việt Nam – một đất nước mà họ vẫn dẻo miệng gọi là láng giềng.
Với những luận điệu xuyên tạc, sặc mùi chính trị từ các bài viết đăng ở các trang mạng trên cho thấy đây vẫn là chiêu trò cũ rích không có gì mới. Tuy nhiên, nó lại dễ gây nhiễu thông tin cho những người có tư tưởng bất mãn với chế độ, chống phá Nhà nước.
Sự mềm dẻo, quyết đoán của Đảng, Nhà nước vì chủ quyền dân tộc
Việt Nam là dân tộc yêu chuộng hòa bình và tôn trọng luật pháp quốc tế. Vì vậy, chúng ta sẽ luôn kiên trì tới cùng việc giải quyết các vấn đề trên Biển Đông nói riêng và chủ quyền dân tộc nói chung bằng biện pháp hòa bình là ưu tiên số một.
Cần phải nói, các Lãnh đạo cấp cao Việt Nam đón tiếp trọng thị Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc là thể hiện sự hiếu khách, hòa hảo dân tộc. Ấy vậy mà ông Phạm Trường Long dám tuyên bố: “Các đảo tại Nam Hải là lãnh thổ Trung Quốc từ thời cổ xưa” (tin từ các trang mạng trên) chẳng khác gì một người khách đến thăm, được chủ nhà đón tiếp lịch sự, nồng nhiệt lại được thể, nói năng hống hách, trơ tráo rằng: Cái ao của các vị và những thứ trong đó là của nhà tôi từ lâu rồi.
Việc tướng Phạm Trường Long kết thúc chuyến thăm Việt Nam không đúng kế hoạch, theo Giáo sư Carl Thayer – Học viện Quốc phòng Australia nhận định: “Đây là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang hung hăng hơn để đáp lại những chuyến thăm gần đây của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới Hoa Kỳ và Nhật Bản nhằm thúc đẩy quan hệ quốc phòng và an ninh với hai nước. Nếu đúng đây là phản ứng của Trung Quốc thì đây là một phản ứng vụng về và phản tác dụng của Trung Quốc”.
Nghĩ về hành động của vị Phó Chủ tịch quân ủy Trung Quốc, khiến người viết chợt nhớ đến Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ khi còn làm Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam từng tuyên bố: “Nếu không muốn chiến tranh thì chúng ta phải chuẩn bị thật tốt cho chiến tranh. Công tác chuẩn bị sẽ là một yếu tố để người ta tính đến khi muốn tấn công mình”
Trên thực tế, về lĩnh vực đối ngoại, các nhà Lãnh đạo cấp cao Việt Nam đang có bước đi ngoại giao đúng đắn góp phần mang lại vị thế vững vàng cho đất nước, mang lại niềm tin cho nhân dân. Việt Nam muốn xây dựng quan hệ vững chắc với Mỹ, đồng thời tăng cường quan hệ với Nga, Nhật, Trung Quốc…Rõ ràng, chúng ta không muốn quá nghiêng về phía siêu cường nào cả. Nghĩa là, phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đang được thấm nhuần sâu sắc trong tư tưởng, đường lối chính sách của ta vào thời kỳ mới. Có thể bước đi ngoại giao này của Việt Nam ít nhiều cũng làm Trung Quốc “ nóng mắt” thật.
Nhưng đó là chiến lược cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Bởi, không chỉ riêng Việt Nam, mà dư luận quốc tế nói chung đang chứng kiến một hình thức Chủ nghĩa đế quốc mới (không phải chủ nghĩa xã hội) từ Trung Quốc: Một sự sát nhập dần dần bất cứ điều gì nó muốn, sự xâm chiếm yên tĩnh, một cuộc chiến từng đợt ngắn ngủi nhưng không ngưng nghỉ. Đây là cách làm của Trung Quốc không chỉ đang diễn ra ở khu vực Đông Nam Á, Châu Phi mà cả ở những nơi khác. Ban đầu nó siết nhẹ nhàng, sau đó với sức mạnh ngày càng lớn hơn nó sẽ “bóp”, giống như kiểu quấn chết người của một con trăn.
Đúng là, chúng ta (bao gồm những người dân và các lãnh đạo có trách nhiệm lớn) đều không thể không suy nghĩ về những gì Trung Quốc làm với đất nước ta. Chỉ cần thấm nhuần một điều cốt lõi: Vì tồn vong dân tộc và đất nước thì mới hiểu rõ và hành động đúng đắn để tồn tại trước một Trung Quốc vốn từ cổ chí kim đầy rẫy mưu sâu kế hiểm thôn tính các nước và các dân tộc khác.
Do đó, Việt Nam vừa phải mềm dẻo để là hàng xóm tốt (vì không thể khác), nhưng lại vừa phải kiên quyết đấu tranh bằng pháp lí trước quốc tế, ngoại giao hòa bình với các nước khác, và bằng những hành động quyết đoán để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ như là điều tất yếu.
Thiết nghĩ, khi lòng dân đã thuận, hơn chín mươi triệu người con đất Việt như một. Khi đất nước có những người Lãnh đạo sáng suốt, hết lòng vì Tổ quốc, vì nhân dân thì dẫu có thêm vài trăm tờ “diều hâu” như Tân Hoa xã, Hoàn Cầu, lẫn các trang mạng phản động với những luận điệu xuyên tạc, chống phá thì cũng không bao giờ đâm toạc được độc lập, chủ quyền dân tộc của dân tộc Việt Nam.
CTV Sông Trà
Theo NTD
Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc thăm Việt Nam
Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long có chuyến thăm chính thức Việt Nam trong hai ngày 18 và 19/6.
Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Ngô Xuân Lịch và Thượng tướng Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc duyệt đội danh dự Quân đội nhân dân Việt Nam. Ảnh: TTXVN
Chiều 18/6, tại Trụ sở Bộ Quốc phòng, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam đã chủ trì lễ đón Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Thượng tướng Phạm Trường Long, theo TTXVN.
Sau lễ đón, hai bên tiến hành hội đàm. Đại tướng Ngô Xuân Lịch khẳng định Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng Việt Nam coi trọng chuyến thăm lần này của Thượng tướng Phạm Trường Long, xem đây là sự kiện chính trị quan trọng, bước phát triển mới trong quan hệ hợp tác giữa nhân dân và quân đội hai nước.
Hai bên đã thông qua những nội dung, biện pháp cần thực hiện trong thời gian tới nhằm triển khai hiệu quả Tuyên bố tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng đến năm 2025 được ký hồi tháng một.
Kết thúc hội đàm, Đại tướng Ngô Xuân Lịch và Thượng tướng Phạm Trường Long chứng kiến lễ ký kết Thỏa thuận Hợp tác Đào tạo giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Quốc phòng Trung Quốc.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thượng tướng Phạm Trường Long, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc. Ảnh: VGP
Cùng ngày, Thượng tướng Phạm Trường Long còn có các cuộc hội kiến với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Qua trao đổi, hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ giữa quân đội Việt Nam và Trung Quốc, thống nhất cần tích cực triển khai những thỏa thuận đã ký kết, đẩy mạnh giao lưu, trao đổi trong hàng loạt lĩnh vực khác nhau, đồng thời cảnh giác trước những âm mưu chia rẽ.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Tham vọng kiểm soát châu Á của quân đội Trung Quốc Dưới sự chỉ đạo của ông Tập, quân đội Trung Quốc dường như đang được tạo mọi điều kiện để mở rộng ảnh hưởng ra khắp châu Á. Ông Tập mặc quân phục dã chiến chụp ảnh cùng các tướng lĩnh Trung Quốc. Ảnh: CCTV Ngày 21/4, truyền thông Trung Quốc đồng loạt đưa tin về sự kiện Chủ tịch Tập Cận Bình...