Luận điệu đáng sợ của Tổng thư ký Hội xúc tiến văn hóa chiến lược Trung Quốc
La Viện kêu gọi những người có cùng tổ tiên hai bờ bảo vệ cái gọi là “quyền lợi cơ nghiệp tổ tiên”, tức là tiếp tục tìm cách ăn cướp biển đảo ở Biển Đông.
La Viện – phó hội trưởng Hội xúc tiến văn hóa chiến lược Trung Quốc
Theo “Văn hối” Hồng Kông ngày 7 tháng 9, tại diễn đàn “Trung Sơn – Hoàng Phố – Tình nghĩa hai bờ” tổ chức vào ngày 8 tháng 7 năm 2014, phó hội trưởng kiêm tổng thư ký Hội xúc tiến văn hóa chiến lược Trung Quốc, thiếu tướng La Viện đã đưa ra một số phát biểu kêu gọi hai bờ eo biển Đài Loan hợp tác thôn tính biển đảo ở Biển Đông và biển Hoa Đông.
Tại diễn đàn, La Viện cho rằng, chiến tranh chống Nhật là thắng lợi của Quốc Dân Đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc, là thắng lợi của tinh thần Hoàng Phố, là thắng lợi của dân tộc Trung Hoa.
“Hai bờ có chính kiến khác nhau, nhưng có cùng nguồn gốc và tổ tiên, cần cùng bảo vệ cái gọi là “quyền lợi cơ nghiệp tổ tiên” (tổ quyền) chung, con cháu Hoàng Phố hai bờ cần phát huy tinh thần Hoàng Phố, không nên chỉ dừng lại ở lời nói, mà cần thống nhất hòa bình, làm nhiều việc thực tế, có lợi cho bảo vệ “tổ quyền”. – luận điệu của La Viện.
La Viện dựng chuyện xuyên tạc cho rằng: “Hiện nay, một số đảo đá của chúng ta bị xâm chiếm, tài nguyên bị cướp đoạt, vùng biển bị chia cắt, tổ quyền bị xâm phạm. Người Hoàng Phố hai bờ cần phát huy tinh thần Hoàng Phố &’không cần tiền, không cần sống, yêu quốc gia, yêu nhân dân’, vứt bỏ hiềm nghi trước đây, cùng ứng phó quốc nạn”.
Video đang HOT
Tham diễn đàn lần này có Phó Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc Đổng Kiến Hoa và chủ nhiệm Văn phòng liên lạc Trung Quốc tại Hồng Kông Trương Hiểu Minh.
La Viện còn đưa ra kiến nghị 5 điểm để hai bờ hợp tác bảo vệ cái gọi là “chủ quyền đảo Senkaku và Nam Sa (quần đảo Trường Sa của Việt Nam)” như sau, mời độc giả tham khảo để thấy rõ những gì giới tri thức TQ đang kêu gào, cổ vũ:
1. Quân nhân hoặc nhân viên cảnh sát biển hai bờ có thể tuần tra liên hợp (phi pháp) đảo Senkaku và “Nam Sa” (quần đảo Trường Sa của Việt Nam), hoặc phối hợp ngầm một cách chặt chẽ, nhưng tuyệt đối không thể lừa gạt, làm những việc khiến cho “người thân đau, kẻ thù vui”.
2. Hai bờ có thể thông qua đàm phán, thiết lập “Văn phòng vấn đề đảo Senkaku” trong khuôn khổ Hiệp hội Quan hệ Hai bờ Eo biển (Trung Quốc) và Quỹ Giao lưu Hai bờ (Đài Loan), phụ trách quản lý hoạt động, khảo sát khoa học, phát triển kinh tế đảo Senkaku, xử lý tai nạn trên biển và trên không, thực hiện quyền quản lý thực tế đối với đảo Senkaku.
3. Hai bờ có thể tổ chức hội thảo liên quan đến đảo Senkaku và Biển Đông, công bố với bên ngoài về “bằng chứng lịch sử và căn cứ pháp lý” có chủ quyền đối với một số đảo của dân tộc Trung Hoa, đặc biệt là phía Đài Loan cần dựa vào cơ sở này, công bố với bên ngoài về chứng cứ pháp lý hạm đội Lâm Tuân “thu hồi” một số đảo đá từ tay quân xâm lược Nhật Bản, sự tính toán chiến lược và căn cứ lập ra “đường 9 đoạn” (11 đoạn) của Chính phủ Quốc Dân (Đài Loan) trước đây.
4. Hai bờ có thể góp vốn “cùng khai thác Biển Đông” (bất hợp pháp). Đài Loan có thể đầu tư vốn cho Trung Quốc, cũng có thể đầu tư vốn cho biển, hai bờ “cùng khảo sát khoa học, cùng khai thác, cùng lập điểm du lịch” ở đó (các hoạt động này nếu tiến hành là bất hợp pháp).
Theo dư luận Philippines, Trung Quốc đang đẩy mạnh “biến đá thành đảo” ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
5. Trong tình hình điều kiện hợp tác phòng thủ của quân đội hai bờ còn chưa chín muồi, có thể tiến hành một số hội thảo trong khuôn khổ hội đồng môn Hoàng Phố, chẳng hạn một số ý tưởng đề án, phác thảo ý đồ, trình diễn trên máy tính.
Theo Giáo Dục
Bắc Kinh âm thầm thay đổi chiến thuật ở Hoa Đông
Chính phủ Nhật Bản cho hay Bắc Kinh có thể đã quyết định chuyển từ lập trường diều hâu sang cách tiếp cận bớt hung hăng hơn và lâu dài liên quan tới tranh chấp lãnh thổ ở Hoa Đông để giảm bớt sự cảnh giác của các quốc gia châu Á khác và làm suy yếu các lực lượng Nhật.
Một tàu hải giám của Trung Quốc tại tỉnh Chiết Giang.
Theo Bộ quốc phòng Trung Quốc, nhiều máy bay Nhật đã đi vào vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) do Trung Quốc thiết lập trên Hoa Đông hôm 6/8. Không quân Trung Quốc đã theo dõi và giám sát các hoạt động của máy bay, trong đó các chiến đấu cơ F-15 của Nhật tiếp cận các máy bay Trung Quốc 2 lần.
Trong khi đó, Tokyo đã nhận thấy sự sụt giảm về tần xuất các tàu hải giám Trung Quốc xuất hiện gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Số lần các tàu Trung Quốc đi vào khu vực trong 6 tháng đầu năm đã giảm xuống khoảng 40 lần, tương đương 6,6 lần mỗi tháng. Tổng số thời gian các tàu ở lại khu vực cũng giảm từ mức hơn 4 giờ trước đây xuống khoảng 2-3 giờ, theo hãng tin Nikkei của Nhật.
Bắc Kinh được cho là đã nhiều lần yêu cầu các tàu tránh đối đầu, đối lập với năm ngoái, khi các tàu Trung Quốc tìm cách bắt giữ các tàu đánh cá của Nhật và chặn đường của các cuộc tuần tra.
Sự thay đổi trong chiến lược được cho là có liên quan tới những căng thẳng đang gia tăng ở Biển Đông, nơi một tình huống khẩn cấp liên quan tới các bên đối đầu trong tranh chấp lãnh thổ có thể buộc Trung Quốc phải triển khai các tàu hải giám với số lượng lớn.
Các nguồn tin biết rõ về các vấn đề an ninh tại Nhật cho biết Trung Quốc tin rằng các căng thẳng gia tăng vì tranh chấp thổ sẽ không có tác dụng gì và không giành được sự cảm thông. Vì vậy, Bắc Kinh đã thay đổi chiến lược để duy trì một cuộc chơi lâu dài bằng sự hiện diện liên tục nhưng không hung hăng.
Tokyo sẽ khó khăn hơn trong việc đối phó với Trung Quốc nếu Bắc Kinh giảm bớt các hành động và ngôn từ khiêu khích, một quan chức quốc phòng Nhật Bản cho hay.
Theo Dantri
Trung Quốc sắp có bước đi nguy hiểm, gọi Biển Đông là "chiến trường" Ngày hôm qua, tàu khảo sát địa chấn 12 cáp tân tiến bậc nhất thế giới của Trung Quốc đã được bàn giao và nhiều khả năng sẽ được đưa ra hoạt động tại Biển Đông. Trang Chinanews đưa tin, ngày 6/8, tàu khảo sát địa chấn nước sâu 12 cáp tiên tiến nhất thế giới Hải Dương 721 đã được bàn giao...