Luân chuyển giáo viên: Tín hiệu vui
Nhằm cân đối nhân lực toàn ngành, từ năm học 2021 – 2022, Sở GD&ĐT Quảng Bình thực hiện việc sắp xếp, tạo điều kiện cho cán bộ, GV ổn định cuộc sống lâu dài trên cơ sở biên chế được giao và nguyện vọng
Giáo viên luôn nỗ lực, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy học.
Đây là tin vui với thầy cô trước thềm năm học mới.
26 giáo viên được chuyển về gần nhà
Từ giữa tháng 5/2021, Sở GD&ĐT Quảng Bình có công văn gửi các cơ sở giáo dục trực thuộc yêu cầu quán triệt chủ trương sắp xếp, tạo điều kiện công tác gần nhà, ổn định cuộc sống lâu dài đến toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của đơn vị mình. Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị rà soát, nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên để lập danh sách.
Đã có 238 người đăng ký nguyện vọng trong năm học 2021 – 2022. Sau khi làm việc với hiệu trưởng các cơ sở giáo dục trực thuộc và xem xét, rà soát theo các tiêu chuẩn cụ thể, Sở GD&ĐT đã có văn bản thông báo việc thống nhất thuyên chuyển, điều động giáo viên trong năm học mới.
Cụ thể, trong năm học 2021 – 2022, Sở GD&ĐT thực hiện thuyên chuyển đối với 26 trường hợp về công tác gần nhà, ổn định cuộc sống lâu dài sau nhiều năm gắn bó, cống hiến cho ngành Giáo dục.
Ông Đặng Ngọc Tuấn, Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Bình, cho biết: Sở thống nhất thực hiện việc sắp xếp cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên bắt đầu từ năm học 2021 – 2022 và những năm tiếp theo. Việc làm thiết thực này tạo điều kiện để cán bộ, giáo viên thêm động lực cống hiến và gắn bó với nghề.
Được ngành Giáo dục quan tâm, thuyên chuyển về công tác gần nhà, ổn định cuộc sống khiến giáo viên càng thêm yêu nghề, gắn bó.
Thay lời cảm ơn
Năm 2006, thầy Nguyễn Văn Biên được giao nhiệm vụ về công tác tại Trường THCS – THPT Hóa Tiến. Trải qua gần 15 năm công tác, thầy Biên luôn nỗ lực, khắc phục những khó khăn để giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho học sinh, góp phần vào việc nâng cao chất lượng và cân bằng giáo dục giữa các vùng miền trên địa bàn tỉnh.
Video đang HOT
“Trong đợt thuyên chuyển lần này, vợ chồng tôi rất vui và phấn khởi vì được Sở GD&ĐT xem xét, tạo điều kiện chuyển về Trường THPT Quang Trung (Quảng Trạch) gần nhà để công tác và ổn định cuộc sống. Tôi đã công tác tại trường gần 15 năm, còn vợ là 13 năm.
Hai vợ chồng chưa có nhà ở, hiện nay, các con đã lớn, 4 người sinh sống trong căn nhà tập thể rất chật chội. Cùng với đó, bố ở quê cũng già yếu cần người chăm sóc, đỡ đần lúc ốm đau nên hai vợ chồng quyết định làm đơn để được thuyên chuyển về gần nhà công tác”, thầy Biên phấn khởi chia sẻ.
Tương tự, cô Thiều Thị Lan Phương, giáo viên giảng dạy môn Địa lý tại Trường THPT Lê Trực (Tuyên Hóa) có nguyện vọng về công tác tại Trường THPT Ngô Quyền (Bố Trạch). “Sau khi ra trường, tôi được phân công lên huyện Minh Hóa giảng dạy, sau đó được chuyển về công tác tại Trường THPT Lê Trực. Tính đến nay, tôi đã công tác xa nhà 9 năm. Trong thời gian đó, bản thân tôi luôn nỗ lực, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy, truyền thụ kiến thức cho học sinh”, cô Phương chia sẻ.
Việc chuyển cùng lúc 26 giáo viên theo nguyện vọng về gần nhà công tác để ổn định cuộc sống là nỗ lực lớn của tỉnh Quảng Bình. Trong đó phải kể đến đóng góp của Sở GD&ĐT trong việc tích cực tham mưu Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
“Nhiều thầy cô sinh ra, lớn lên ở vùng thuận lợi được phân công lên vùng khó khăn, công tác xa nhà. Đa số họ đều gắn bó với giáo dục vùng khó nhiều năm, có những thầy cô đã cống hiến gần trọn cuộc đời. Các thầy cô đã không quản ngại khó khăn, vươn lên đạt thành tích cao trong giảng dạy. Luân chuyển giáo viên là việc cần làm, như lời cảm ơn đến các thầy cô đã cống hiến cho sự nghiệp giáo dục”, ông Đặng Ngọc Tuấn, Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Bình nhấn mạnh.
“Gia đình ở tận Bố Trạch, công tác xa nên việc chăm sóc con cái chỉ có một mình chồng tôi và nhờ cậy ông bà nội. Hiện nay, công việc của chồng tôi nhiều, cùng với đó bố mẹ cũng già yếu, nên bản thân mong muốn được về công tác gần nhà. Tôi rất vui mừng vì được ngành Giáo dục quan tâm, xem xét và tạo điều kiện”, cô Thiều Thị Lan Phương tâm sự.
Cấp 1 tỷ mua nhà cho Giáo sư về Chuyên Bắc Ninh dạy, Hiệu phó nhà trường chia sẻ
Từ ngày 1/8/2021 trở đi, những thầy cô nào là Giáo sư, Tiến sĩ về Trường Trung học phổ thông Chuyên Bắc Ninh dạy thì đều sẽ được hưởng chính sách này.
Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh mới đây đã thông qua Nghị quyết số 02 về việc "Quy định một số chế độ chính sách đối với Trường Trung học phổ thông Chuyên Bắc Ninh, 8 trường Trung học cơ sở trọng điểm và chế độ đãi ngộ đối với cán bộ quản lý, chuyên gia, giáo viên, học sinh tham gia bồi dưỡng, tập huấn tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh (đối với Trung học cơ sở), cấp quốc gia, khu vực, quốc tế".
Theo đó, có rất nhiều chính sách nhằm thu hút giáo viên chất lượng, ưu đãi với giáo viên công tác ở trường. Đáng chú ý, nếu các thầy cô có học hàm Giáo sư, Phó Giáo sư hoặc học vị Tiến sĩ ở ngoài tỉnh Bắc Ninh được tiếp nhận giảng dạy tại Trường Trung học phổ thông Chuyên Bắc Ninh và có cam kết lâu dài (ít nhất 10 năm) thì được hỗ trợ kinh phí nhà ở trị giá 1 tỷ đồng (tương đương giá trị 1 căn nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố Bắc Ninh có diện tích khoảng 70 m2).
Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, cô Ngô Thị Thanh Thuỷ - Phó Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Chuyên Bắc Ninh nhấn mạnh: "Việc này được thực hiện theo quyết định trong Nghị quyết 02 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh và nó đã có hiệu lực từ ngày 1/8/2021. Tức là từ giờ trở đi, những thầy cô nào là Giáo sư, Tiến sĩ về cống hiến cho trường thì đều sẽ được hưởng chính sách đó.
Việc hỗ trợ 1 tỷ đồng kinh phí mua nhà cho các giáo viên nằm trong diện hỗ trợ này cũng là điểm nổi bật nhất mà Nghị quyết này đề cập đến, trong số rất nhiều các chính sách hỗ trợ khác nữa dành cho giáo viên và học sinh trong tỉnh, và được coi như là một cách để thu hút nhân tài cho ngành giáo dục tỉnh Bắc Ninh".
Khuôn viên Trường Trung học phổ thông Chuyên Bắc Ninh từ trên cao. Ảnh: Nhà trường cung cấp
Thông tin thêm về việc, những giáo viên là Giáo sư trước khi về công tác chính thức tại trường thì có cần phải trải qua công tác thi tuyển, sàng lọc nữa hay không, cô Thuỷ cho biết: "Đối với công tác xét nhận, tuyển dụng vị trí công tác cho các giáo viên nằm trong nhóm đối tượng này thì cũng được nhà trường đơn giản hoá.
Thực tế, họ đã có bằng cấp cao, trên chuẩn thì đương nhiên họ hoàn toàn có thể đáp ứng được các yêu cầu tuyển dụng theo từng vị trí mà nhà trường đề ra.
Tất nhiên, trước khi được chính thức nhận vào giảng dạy tại trường thì họ vẫn phải trải qua những khâu xét duyệt cơ bản thông qua những buổi dạy thử. Mục đích là làm sao để Hội đồng giáo dục nhà trường có thể đánh giá được về phương pháp dạy của những những giáo viên đó.
Trước đây, khi chưa có Nghị quyết 02 mà chỉ có Nghị quyết 63 thì Trường Trung học phổ thông Chuyên Bắc Ninh cũng đã từng có Tiến sĩ về dạy thử. Những lần đó chúng tôi cũng nhận thấy rằng, với những giáo viên đó thì luôn được nhà trường đánh giá cao về trình độ chuyên môn cũng như phương pháp dạy học của họ rất đảm bảo yêu cầu.
Nói như vậy để thấy một điều là, dù là với trình độ học vấn rất cao nhưng trước khi được xét nhận chính thức vào công tác tại trường thì những giáo viên này vẫn phải thông qua những buổi dạy thử nghiệm để đánh giá năng lực giống như bao giáo viên khác, không có sự phân biệt hay ưu tiên nào cả.
Việc "thử" này cũng mang tính nhẹ nhàng, hầu hết là những kỹ năng cơ bản, nằm trong khả năng mà các giáo viên đó được đào tạo và tích luỹ. Vì thế, hầu như những giáo viên nào đã là Giáo sư, Tiến sĩ thì khi thi tuyển họ đều đạt hoặc vượt những tiêu chí mà trường đưa ra.
Hiện tại, Trường Trung học phổ thông Chuyên Bắc Ninh cũng đang có 3 Tiến sĩ đang tham gia giảng dạy. Trong đó, có 1 Tiến sĩ dạy môn Toán cũng về theo diện được hưởng mức thưởng tương đương 1 căn chung cư công vụ. Những trường hợp này trước đó cũng đều phải trải qua giai đoạn dạy thử khoảng 2 đến 3 tiết trên lớp cùng với học sinh. Sau đó, toàn bộ giáo viên bộ môn Toán trong trường sẽ tham gia dự giờ để đưa ra đánh giá chung".
Trước thắc mắc, số tiền 1 tỷ đồng hỗ trợ mua nhà ấy là hỗ trợ vĩnh viễn cho các Giáo sư hay là chỉ trong thời gian giáo viên ấy công tác tại trường, vì có thể xảy ra trường hợp, nhiều giáo viên khi hết hạn trong cam kết, họ sẽ tìm đến những ngồi trường khác với chế độ tốt hơn, cô Thuỷ cho rằng:
"Tôi cũng chưa có thời gian để tìm hiểu sâu về các nội dung và quyền lợi mà các giáo viên nằm trong diện được hỗ trợ ở mức này. Tuy nhiên, đây có lẽ là sự hỗ trợ vĩnh viễn cho các giáo viên đó.
Còn vấn đề giữ được giáo viên ở lại trường hay không thì chắc rằng bên Sở Tài chính, Sở Kế hoạch Đầu tư và Sở Nội vụ của tỉnh Bắc Ninh cũng đã có những phương án tính toán rất kỹ để đảm bảo quyền lợi cho các bên. Nhà trường cũng chỉ có vai trò là nhận người và phân công lao động cho những giáo viên đó.
Ngoài ra, việc thực hiện các điều khoản có liên quan đến chi trả tiền của Nghị quyết 02 này thì các Sở, ngành có liên quan của tỉnh Bắc Ninh sẽ thực hiện việc chi trả. Trường Trung học phổ thông Chuyên Bắc Ninh không thể đủ kinh phí để thực hiện các khoản chi lớn như thế.
Vấn đề này thì trong văn bản chúng tôi nhận được cũng thể hiện rõ, nếu những giáo viên có trình độ Giáo sư, Tiến sĩ khi về dạy tại Trường Trung học phổ thông Chuyên Bắc Ninh thì sẽ được tỉnh Bắc Ninh hỗ trợ với một những kinh phí cụ thể, chứ không phải trường hỗ trợ.
Có nhiều chính sách hỗ trợ của tỉnh Bắc Binh dành cho giáo viên, học sinh trường Trung học phổ thông Chuyên Bắc Ninh. Ảnh minh hoạ: Trung Dũng
Điều này mới nghe qua có thể khiến nhiều người hiểu nhầm là khi về dạy tại trường thì sẽ được chúng tôi hỗ trợ chi trả nhưng thực tế là không phải, đó là nguồn ngân sách của tỉnh.
Việc chi trả này nó còn liên quan đến nhiều ban, ngành trong tỉnh nữa chứ không chỉ riêng nhà trường, vì Trường Chuyên Bắc Ninh vẫn thuộc sự quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh.
Đơn cử như việc thưởng cho các giáo viên đạt thành tích, việc chi trả sẽ được thực hiện cụ thể như sau: Khi có học sinh hoặc giáo viên trong trường đạt các giải thưởng quốc tế thì chúng tôi sẽ lập danh sách những trường hợp đó. Sau đó áp với các mức đối tượng đó sẽ được hưởng tương ứng với mức thưởng là bao nhiêu rồi trình lên. Sau khi xét duyệt, trên tỉnh sẽ điều tiết cho các Sở, ngành liên quan để quyết định việc hỗ trợ ấy sẽ được gửi về trường để trao lại hay là chuyển trực tiếp cho những trường hợp như thế".
Nhận định về những lợi ích trong Nghị quyết này, vị Hiệu phó này cho rằng, đây là một chính sách tốt đẹp của chính quyền tỉnh Bắc Ninh, có tác dụng thu hút nhân tài rất hiệu quả.
Cô Thuỷ chia sẻ thêm: "Ngày trước, tỉnh Bắc Ninh cũng từng đã có chính sách thu hút nhân tài thông qua việc, hỗ trợ cho giáo viên đi học lên trình độ Thạc sĩ.
Thời điểm đó, một giáo viên nữ đi học lên trình độ Thạc sĩ thì sẽ được hỗ trợ khoảng 20 triệu đồng, còn nam giáo viên học lên Thạc sĩ cũng được hỗ trợ khoảng 15 triệu đồng.
Tuy các chính sách hỗ trợ như trước đó nay đã không còn áp dụng nữa, nhưng việc hỗ trợ những giáo viên sau khi đi học lên trình độ Tiến sĩ, được phong Giáo sư về cống hiến cho nền giáo dục của tỉnh với mức hỗ trợ hấp dẫn như hiện nay cũng cho thấy sự quan tâm đến giáo dục và những cách thu hút nhân tài rất thiết thực của tỉnh Bắc Ninh".
Một số chính sách hỗ trợ nổi bật trong Nghị quyết 02 được Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh thông qua:
Kỳ họp thứ hai, Hội đồng Nhân dân tỉnh Bắc Ninh khóa XIX diễn ra trong 2 ngày 15 và 16/7/2021 đã thông qua Nghị quyết số 02 Về việc "Quy định một số chế độ chính sách đối với trường Trung học phổ thông Chuyên Bắc Ninh, 8 trường Trung học cơ sở trọng điểm và chế độ đối với cán bộ quản lý, chuyên gia, giáo viên, học sinh tham gia bồi dưỡng, tập huấn tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh đối với Trung học cơ sở, cấp quốc gia, khu vực và quốc tế trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh".
Cụ thể, về chính sách hỗ trợ đối với giáo viên là Giáo sư, Tiến sĩ được tuyển chọn theo quy định của tỉnh làm việc tại trường Trung học phổ thông Chuyên Bắc Ninh là 220 triệu đồng đối với Giáo sư nữ, 200 triệu đồng với Giáo sư nam. 120 triệu đồng với Tiến sĩ nữ, 100 triệu đồng với Tiến sĩ nam.
Riêng giáo viên là Giáo sư, Tiến sĩ tỉnh ngoài được tiếp nhận về giảng dạy tại Trường Chuyên Bắc Ninh và cam kết công tác lâu dài (tối thiểu 10 năm) được hỗ trợ kinh phí nhà ở tương đương 1 tỷ đồng.
Về chế độ khen thưởng, học sinh các trường trên địa bàn tỉnh đoạt giải trong các kỳ thi cấp Quốc gia, khu vực, Quốc tế được hưởng theo các mức sau: Huy chương Vàng kỳ thi Quốc tế được thưởng 500 triệu đồng, Huy chương Bạc là 300 triệu đồng. Thành viên chính thức của đội tuyển Việt Nam dự thi cấp quốc tế được thưởng 50 triệu đồng...
Giáo viên cấp 2 nào đứng lớp có cơ hội hưởng lương mới kịch khung? Cho dù bằng cấp, chứng chỉ có đầy đủ nhưng nếu không đảm bảo các "nhiệm vụ" thì cơ hội trở thành giáo viên trung học cơ sở hạng I là không thể. Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành các Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức...