Luân chuyển giáo viên: Những lượm lặt buồn
Nhiều GV khi được điều động lên vùng cao, khó khăn công tác với lời động viên, khích lệ sẽ được về xuôi sau khi hoàn thành “nghĩa vụ”. Nhưng không ít người từ bấy đến nay vẫn không thể quay về như lời động viên từ tinh thần “nghĩa vụ” ấy. Những nguyện vọng, trông chờ vào chính sách vì thế cứ đeo đẳng trong tâm tư mỗi người.
Cô Châu Thị Thanh Thủy cho rằng, quyết định luân chuyển công tác không thuyết phục, bị trù dập, ngụy tạo. Ảnh: T.G
Lúc đi “tiền hô hậu ủng”
Cách đây 22 năm, thầy Hoàng Sỹ Xuân (hiện là Hiệu trưởng Trường PTDTBT-THCS Mường Lý, huyện Mường Lát, Thanh Hóa) lên nhận công tác tại huyện Mường Lát. Từ bấy đến nay, thầy Xuân cũng chưa thể quay trở về quê hương hay một trường nào ở miền xuôi như tinh thần ngày đi nhận “nghĩa vụ”.
Tâm sự với Báo GD&TĐ, thầy Xuân cho hay: Năm 1997 học xong ngành Sư phạm rồi được tỉnh điều động lên huyện vùng cao, biên giới Mường Lát để dạy học theo diện “nghĩa vụ 5 năm”. Những tưởng, khi hoàn thành sẽ được luân chuyển, điều động về một huyện nào đó ở dưới miền xuôi cho gần nhà, để tiếp tục cống hiến cho ngành.
Thế nhưng, mãi tận bây giờ, thầy Xuân vẫn chưa được chuyển về, mà đúng hơn, đến thời điểm này, thầy Xuân cũng không có ý định xin chuyển về nữa. “Khi là GV đứng lớp, con cái còn nhỏ, hoàn cảnh khó khăn mà muốn xin chuyển về đã khó rồi, bây giờ càng khó hơn”, thầy Xuân nói.
Tương tự, cô giáo Lê Thị Nhàn – Trường THCS Trung Sơn (Quan Hóa, Thanh Hóa), quê ở xã Dân Quyền, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa), lên Trường THCS Trung Sơn nhận công tác từ năm 2006. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, cô bàn với chồng đưa cả gia đình lên Trung Sơn, để có thời gian và điều kiện chăm sóc các con. Vì thế, hai vợ chồng cô Nhàn mượn đất của bà con dựng nhà sinh sống, để các con được gần mẹ.
Đến đầu năm nay, vợ chồng cô quyết định đưa hai con về quê sống cùng bố và ông bà, còn cô vẫn ở lại cắm bản. Trong câu chuyện, cô giáo Nhàn bảo rằng: Lúc lên đây nhận công tác, bản thân cứ nghĩ hết thời gian đi “nghĩa vụ” 3 năm như quy định sẽ được trở về để tiếp tục cống hiến sức trẻ cho sự nghiệp “trồng người” ở quê nhà. Thế nhưng, thực tế không như vậy. Từ năm 2009 đến nay, cô Nhàn nhiều lần xin chuyển công tác về đồng bằng, nhưng rồi, mỗi lần đi xin chuyển trường là mỗi lần cô nhận được câu trả lời là “đợi”.
Video đang HOT
Vì cơ chế mà tôi tình nguyện và mang nhiệt huyết của tuổi trẻ lên với vùng đất khó khăn này. Khát khao nhất của tôi lúc này cũng như những thầy, cô giáo đã cắm bản hơn chục năm trời ở vùng núi cao, xa xôi, hẻo lánh là cấp trên sớm có cơ chế mới, để chúng tôi được luân chuyển về gần nhà.
Cô Lê Thị Nhàn
Chuyện buồn phía sau quyết định luân chuyển
Đang là giáo viên đứng lớp kiêm Chủ tịch Công đoàn Trường Mầm non Tuổi Hoa (Q. Thanh Khê, TP Đà Nẵng), cô Châu Thị Thanh Thủy nhận được quyết định luân chuyển công tác về Trường Mầm non Hồng Đào và bị cách chức Chủ tịch Công đoàn. Cô Thủy cho rằng mình bị trù dập khi đứng ra tố cáo hiệu trưởng cũ và mới những tiêu cực về tài chính, chế độ khen thưởng, chất lượng bữa ăn của HS không bảo đảm…
Theo lý giải của Phòng Nội vụ quận Thanh Khê, cô Thủy cùng với 2 GV khác trong diện luân chuyển do Trường Mầm non Tuổi Hoa dự kiến dư thừa 3 GV trong năm học 2018 – 2019. Tuy nhiên, cô Châu Thị Thanh Thủy lại cho rằng, lý do này không thuyết phục vì thời điểm nhận quyết định luân chuyển vào tháng 10/2018, cô Thủy là GV chủ nhiệm lớp và không thuộc diện dư thừa, không bị hình thức kỷ luật nào và không có nguyện vọng luân chuyển.
Cũng theo cô Thủy, sau khi luân chuyển 3 GV đi trường khác (trong đó có cô Thủy), Trường Mầm non Tuổi Hoa rơi vào tình trạng thiếu GV, buộc phải hợp đồng với GV vừa nghỉ hưu để bảo đảm GV đứng lớp. Với những bức xúc này, cô Châu Thị Thanh Thủy làm đơn xin ra khỏi tổ chức Công đoàn và được chấp nhận.
Không tâm phục, khẩu phục với quyết định luân chuyển, một GV ở Đắk Lắk đã quỳ gối trong khuôn viên của UBND tỉnh kèm theo đơn khiếu nại về việc mình bị chuyển từ Trường Tiểu học Võ Thị Sáu – ở trung tâm TP Buôn Mê Thuột về Trường Tiểu học Đinh Bộ Lĩnh – cách trung tâm khoảng 10km.
Theo giải thích của UBND TP Buôn Ma Thuột, trường hợp của cô Nguyễn Thị Hoa Anh là điều chuyển GV từ trường thừa GV về trường đang thiếu GV và đúng thẩm quyền. Ngoài ra, cô Nguyễn Thị Hoa Anh còn vi phạm dạy thêm, học thêm. Trong khi đó, trao đổi với báo chí, cô Nguyễn Thị Hoa Anh cho rằng, trong 25 năm công tác trong ngành GD, 14 năm đầu, cô dạy ở một trường vùng xa, có điều kiện khó khăn, sau đó mới được chuyển về Trường Tiểu học Võ Thị Sáu. Về việc dạy thêm trái quy định, theo giải thích của cô Hoa Anh, hè năm 2017, trong thời gian ở nhà nuôi con nhỏ có nhận dạy phụ đạo đồng thời cũng là trông con cho những người hàng xóm.
“Tôi đã trình bày là chỉ dạy từ thiện và cũng đã nói rõ trong biên bản nhưng vẫn bị lập biên bản về vi phạm quy định dạy thêm” – cô Hoa Anh cho biết. Vào năm học 2017 – 2018, cô Hoa Anh nhận được thông báo mình nằm trong danh sách GV điều chuyển nhưng do đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng nên đến tháng 8/2018 mới nhận quyết định chính thức việc thuyên chuyển công tác về Trường Tiểu học Đinh Bộ Lĩnh. Theo như các nội dung khiếu nại của cô Hoa Anh, lý do điều chuyển không thuyết phục, không đúng với thực tế. Cô giáo này cũng khẳng định, mình quỳ không phải vì muốn chuyển về trường cũ mà là do bị oan ức, xúc phạm.
Đây chỉ là hai trong nhiều câu chuyện “hậu” luân chuyển GV. Với cách làm thiếu thuyết phục, việc luân chuyển GV sẽ tạo ra những “điểm nóng”, khiếu kiện kéo dài, thậm chí là những hành động phản cảm không đáng có.
Hà Nguyễn – Thế Lượng
Theo giaoducthoidai
Cần sớm đẩy nhanh tiến độ xây dựng khu bán trú Trường PTDT bán trú THCS Tam Chung (Mường Lát)
Bị lũ cuốn trôi từ hồi tháng 8-2018, nhưng đến nay, khu nhà bán trú và bếp ăn, nhà ăn của học sinh Trường PTDT bán trú THCS Tam Chung, xã Tam Chung, huyện Mường Lát vẫn chưa hoàn thành khiến các em học sinh nơi đây đang phải ăn, ở trong tình trạng thiếu thốn, vất vả.
Dự án xây dựng khu bán trú cho học sinh Trường PTDT bán trú THCS Tam Chung, xã Tam Chung, huyện Mường Lát chậm tiến độ khiến hơn 200 học sinh đang phải ăn, ở trong tình trạng thiếu thốn, vất vả.
Thầy Phạm Văn Kiên, Hiệu trưởng Trường PTDT bán trú THCS Tam Chung, cho biết: Dự án xây dựng khu bán trú của học sinh nhà trường gồm 10 phòng ở, nhà ăn, bếp ăn và công trình phụ. Theo kế hoạch, sẽ hoàn thành vào tháng 1-2020, tuy nhiên đến nay, dự án mới thực hiện được khoảng 60%.
Do chưa có nhà ăn, nhà trường đang phải che lưới tạm để các em có chỗ ngồi ăn cơm; kê bàn ra sân trường, tận dụng ghế đá sân trường làm bàn ăn cho học sinh. Đặc biệt, vào những hôm trời mưa to, các em không có chỗ ngồi ăn. Bên cạnh đó, công trình thi công ngay cạnh nơi ăn, học của học sinh nên không tránh khỏi bụi bặm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thầy và trò nhà trường.
Khu vực ăn bán trú tạm thời của học sinh Trường PTDT bán trú THCS Tam Chung.
Năm học này, Trường PTDT bán trú THCS Tam Chung có 341 học sinh, trong đó có 218 học sinh ở nội trú. Sau trận lũ năm 2018, nhà trường chỉ còn 10 phòng bán trú, các em học sinh đang phải ở ghép với nhau trong tình trạng chật chội. Để có phòng ở cho học sinh, thầy cô giáo phải nhường phòng cho các em và ra ở nhờ nhà dân, nhưng vẫn không đủ phòng. Theo quy định có 8 học sinh/phòng, tuy nhiên do thiếu phòng nên hiện nay nhà trường đang phải ghép 18-20 học sinh/phòng. Việc này đã ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt và học tập hàng ngày của các em.
Nhà trường phải kê bàn ghế ngoài sân trường cho học sinh ăn cơm.
Việc ở ghép lên gấp đôi số lượng người khiến phòng ở chật chội, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và học tập hàng ngày của các em học sinh.
Cũng theo thầy Phạm Văn Kiên, việc tổ chức ăn, ở bán trú cho học sinh nơi đây có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp duy trì sỹ số học sinh. Nhà trường hiện có khoảng 10% số học sinh có hoàn cảnh éo le như: không còn bố hoặc mẹ (bố đi tù, bố chết vì nghiện ma túy, mẹ lấy chồng khác hoặc đi làm ăn xa), mồ côi cả bố và mẹ... phải ở nhà với người thân, ông, bà. Vì vậy, việc tổ chức ăn, ở bán trú tại trường giúp các em yên tâm học tập, gia đình cũng bớt lo lắng hơn. "Cũng nhờ tổ chức ăn bán trú mà từ năm 2018 đến nay, nhà trường không có tình trạng học sinh bỏ học. Nhà trường, cũng như phụ huynh học sinh nơi đây mong đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ để các em học sinh sớm có nơi ăn, ở, ổn định cuộc sống, yên tâm học tập" - Thầy Kiên nói.
Hoàng Giang
Theo baothanhoa
Ấm lòng hình ảnh thầy cô Sơn La đốt củi, xua tan sương giá cho học sinh Gồng mình chống chọi với giá lạnh, các thầy cô ở điểm trường Pá Nó (Sơn La) đã phải đốt những đống củi lớn trước sân để sưởi ấm cho học sinh. Được biết, tại điểm trường Pá Nó, xã Tà Hộc, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La những ngày mùa đông có khi nhiệt độ xuống 1-2 độ C. Nơi vùng cao...