Lựa tới lựa lui một hồi, chồng tương lai chọn ngay cặp nhẫn cưới khiến tôi tái mặt vì sốc
Nhìn cặp nhẫn chồng tương lai kiên quyết lựa chọn, tôi sa sầm mặt mũi vì không thể nào tin nổi.
Ảnh minh họa
Tôi năm nay 29 tuổi, cái tuổi đã có thể kết hôn, sinh con được rồi. Vì thế gia đình cứ liên tục hối thúc, mai mối, kiểu như sợ hãi khi thấy “bà cô già ế chồng” như tôi chẳng kiếm nổi người yêu. Trước sự sốt ruột của bố mẹ, tôi đành chọn đại một anh chàng trong số những anh chàng theo đuổi mình mà tôi thấy ưng ý nhất.
Phải nói khi tôi dẫn người yêu về ra mắt, bố mẹ tôi mừng lắm. Ông bà tiếp đãi anh còn hơn khách quý ghé thăm.
Nhưng yêu càng lâu, tôi càng cảm thấy người yêu có cái gì đó “sai sai”. Rõ ràng anh ấy làm mỗi tháng cũng gần 30 triệu nhưng ăn uống lại tiết kiệm vô cùng. Đa số những buổi đi chơi chung, anh ấy toàn dẫn tôi đi ăn vỉa hè, uống trà sữa. Nếu đi uống cà phê cũng sẽ chọn những quán nhỏ, vắng với lí do: “Yên tĩnh cho dễ nói chuyện”. Nhưng trong thâm tâm, tôi thừa hiểu, anh ấy sợ tốn tiền.
Video đang HOT
Có lần, tôi ngỏ ý muốn đi ăn nhà hàng mới mở. Người yêu phản đối ngay. Anh ấy lấy một loạt lý do. Nào là sợ vệ sinh không tốt. Rồi thì món ăn chưa chắc đã ngon mà lại đắt quá… Đủ thứ lý do được đưa ra, bao biện cho đến khi tôi thở dài, đồng ý không đi nữa.
Rồi các ngày lễ, sinh nhật, anh ấy cũng không tặng quà mà chỉ đưa tôi đi ăn. Tôi nhắc khéo thì anh ấy mỉa mai tôi giống mấy cô gái hám tiền, hám quà. Bị người yêu nói thẳng mặt như thế, tôi ê chề đến nhục mặt.
Vốn dĩ tôi cũng không muốn cưới gấp nhưng bố mẹ cứ khen người yêu tôi tốt, biết cách tiết kiệm, ăn nói đàng hoàng, lịch sự. Chiều lòng bố mẹ, tôi cũng đồng ý cưới luôn cho khỏi mệt mỏi. Không ngờ, hôm qua, khi đi lựa nhẫn cưới, tôi bất mãn, chỉ muốn hủy hôn ngay và luôn thôi.
Sau này sống với một người “đo lọ nước mắm, đếm cọng dưa hành” như anh, chắc tôi chết ngạt mất. (Ảnh minh họa)
Hai chúng tôi dắt nhau vào trung tâm thương mại lựa nhẫn cưới. Trong suy nghĩ, tôi luôn muốn lựa một cặp nhẫn đắt giá, có khắc tên hai đứa cho thật ý nghĩa. Nhưng lựa tới lựa lui một hồi, lựa cả mấy quầy trang sức, chồng sắp cưới lại quyết định chọn một cặp nhẫn khiến tôi tối sầm mặt mũi vì sốc.
Cặp nhẫn ấy chỉ có giá 3 triệu đồng, mỏng dính. Nói thật, với cái giá ấy, đôi khi mua một chiếc nhẫn còn chẳng đủ, đằng này lại là một cặp nhẫn cưới nên tôi cũng hiểu chất liệu của nó chắc gì đã là vàng thật. Hèn chi mấy cặp trước, anh ấy toàn viện cớ để tôi bỏ lại.
Tôi không chịu. Anh ấy cũng không nhượng bộ. Anh ấy nói rằng phải tiết kiệm để cưới về còn có tiền lo cho con cái, mua đất xây nhà… Nhưng tiết kiệm gì cũng được, sao lại tiết kiệm cả tiền mua nhẫn cưới?
Đấy, vì chuyện ấy mà chúng tôi làm mặt lạnh từ hôm qua tới giờ. Tôi chán nản, chỉ muốn chia tay luôn thôi. Sau này sống với một người “đo lọ nước mắm, đếm cọng dưa hành” như anh, chắc tôi chết ngạt mất. Nhưng bố mẹ lại đồng ý với suy nghĩ của anh. Ông bà nói tôi chưa có đất có nhà thì phải lo những thứ đó trước, tiết kiệm ít mới có nhiều… Giờ tôi rối trí quá. Theo mọi người, có nên tiếp tục với một người như anh không?
(Giấu tên)
Bao năm bố không nhận ra sai lầm của bản thân
Tôi là sinh viên năm cuối, 22 tuổi. Bố rất thương yêu chúng tôi nhưng chuyện làm ăn mập mờ cùng những khoản đầu tư không hồi kết của bố khiến gia đình tôi điêu đứng.
Cụ thể là, bố thế chấp nhà để vay tiền lên đời xe tải đường dài chạy Bắc Nam, lãi lời chẳng thấy đâu, chỉ thấy những khoản nợ cấp số nhân lên từng ngày. Bố làm ăn không suôn sẻ nhưng mẹ vẫn bên cạnh hỗ trợ mọi mặt, trả nợ giúp bố vì mẹ kinh doanh riêng. Bố cố chấp, cứ nâng cấp xe hết lần này tới lần khác. Đã 15 năm bố theo nghiệp xe và vẫn kiên quyết đòi lên xe mới bằng được, dẫu mẹ và tôi giải thích rằng tình hình kinh tế khó khăn do dịch Covid-19 và sự không hiệu quả của ngành nghề này.
Hơn nữa, việc kinh doanh của mẹ vẫn khá tốt, chỉ cần người để phát huy mở rộng nhưng bố nhất quyết không làm cùng. Chưa hết, bố còn mập mờ chuyện làm ăn. Mẹ đã phải đứng ra vay nợ và ứng cả mấy trăm triệu để bố đầu tư vào thùng hàng hoa quả nhưng đến kỳ hạn trả bố lại kỳ kèo, hứa suông với ngân hàng. Bố cứ thích làm theo ý mình, vay nợ vô tội vạ các gói tín chấp ngân hàng để đầu tư buôn hoa quả.
Khi vỡ lở, mẹ quá sốc và không thể gánh hộ. Hậu quả là, đến kỳ đáo hạn ngân hàng, chính sự mập mờ và thất hứa với ngân hàng của bố đã khiến nhà tôi mâu thuẫn lớn. Bố bỗng trở thành con người khác, lu loa lên và nói xấu mọi người, bảo mẹ sống giả tạo, cấu kết và nghe lời người khác xúi giục để chiếm nhà.
Bố còn yêu cầu mẹ phải ly dị để bà nội sang tên ngôi nhà đang ở, mục đích để tiếp tục đi vay ngân hàng mới trả nợ ngân hàng cũ, trong khi bố không có khả năng để trả nợ. Sang tên căn nhà cho bố chỉ là giải pháp tạm thời vì nhà tôi thừa hiểu bố sẽ tiếp tục làm theo ý mình, tiếp tục vay nợ để đầu tư buôn hàng tiếp.
Rồi một ngày, khi số nợ đủ lớn, cả nhà tôi sẽ bị siết và ra đường ở, người bên ngân hàng đã về xem nhà rồi. Tôi và em trai cố gắng học hành, bà nội là giáo viên mẫu mực về hưu, mẹ tôi hiền lành và chăm chỉ làm ăn.
Mọi người không ai làm gì sai, sao phải chịu hậu quả đó? Tôi rất lo lắng vì mình đang đi học xa, em trai lại chuẩn bị thi cấp ba, sợ ảnh hưởng tâm lý em. Tôi phải làm sao đây, mong được lời khuyên của các anh chị. Chân thành cảm ơn.
Liên tục bị mất tiền, tôi hỏi thì chồng chối bay chối biến nhưng đến khi chứng cớ rành rành, người có lỗi lại chính là tôi Tôi không thiếu tiền nhưng tôi ghét gian dối nên quyết làm cho ra nhẽ. Tôi làm việc trong một công ty nước ngoài nên lương khá cao. Ngoài giờ làm chính, tôi còn nhận việc làm thêm. Vì thế, mới hơn 30 tuổi, tôi đã có nhà riêng, có xe ô tô và được mọi người trầm trồ khen ngợi giỏi giang....