Lửa thiêu rụi tòa nhà lịch sử của Nga
Đám cháy khổng lồ bao trùm khắp nhà máy lịch sử ở thành phố Saint Petersburg hôm 12/4, tạo ra những đám khói đen phủ khắp cố đô này.
Bộ Tình trạng khẩn cấp cho biết ngọn lửa bùng lên đầu giờ chiều tại nhiều tầng của tòa nhà Nevskaya Manufaktura, được xây bằng gạch đỏ trên bờ kè Oktyabrskaya của sông Neva. Lửa bao trùm nhà máy khổng lồ, sau đó lan sang cây cối bên cạnh.
Đám cháy bùng lên tại tòa nhà Nevskaya Manufaktura ở thành phố Saint Petersburg, Nga hôm 1/4. Video: CBS .
Đám cháy sau đó lan ra khu vực rộng khoảng 10.000 m2 và một phần lớn mái nhà bị sập. Gần 350 nhân viên cứu hỏa được huy động, cùng nhiều xe cứu hỏa và xe cứu thương ở quanh hiện trường.
Bộ Tình trạng khẩn cấp cho biết 40 người đã được sơ tán, nhưng một lính cứu hỏa đã chết và hai người khác phải nhập viện.
Hiện chưa rõ nguyên nhân vụ cháy.
Được chính quyền thành phố Saint Petersburg liệt kê là di sản văn hóa, tòa nhà Nevskaya Manufaktura là nơi đặt trụ sở của một trong những công ty dệt may lớn nhất nước Nga nửa sau thế kỷ 19. Nhà máy được quốc hữu hóa thời Liên Xô, sau đó được tư nhân hóa năm 1992.
Trong những năm gần đây, các phần của tòa nhà tiếp tục hoạt động sản xuất vải, trong khi những phần khác được cho thuê làm văn phòng và một số khu vực đã bị bỏ hoang.
Ủy ban Điều tra, cơ quan điều tra tội phạm lớn ở Nga, cho biết đã mở cuộc điều tra khả năng xảy ra sơ suất gây tử vong.
Bộ Tình trạng khẩn cấp kiểm tra tòa nhà lần gần nhất vào 16/3 và phát hiện 9 trường hợp vi phạm. “Tòa nhà vi phạm khá nghiêm trọng các yêu cầu về an toàn phòng cháy chữa cháy, gồm không có hoặc trục trặc hệ thống phòng cháy chữa cháy”, một nguồn tin trong bộ cho biết.
Hỏa hoạn xảy ra tương đối phổ biến ở Nga do cơ sở hạ tầng xuống cấp hoặc không tuân thủ tiêu chuẩn an toàn. Giới chức nói rằng nhiều quy tắc an toàn đã bị vi phạm và hệ thống báo động không hoạt động trong vụ cháy trung tâm mua sắm ở thành phố Kemerovo, Siberia năm 2018, giết chết 64 người, gồm 41 trẻ em.
Tháng 12 năm ngoái, hỏa hoạn thiêu rụi viện dưỡng lão ở vùng Bashkortostan, khiến 11 người thiệt mạng. Các quan chức nói rằng tòa nhà đã vi phạm các yêu cầu an toàn do có quá nhiều người ở.
WB nâng dự báo triển vọng kinh tế Nga
Ngày 31/3, Ngân hàng Thế giới (WB) đã nâng dư bao triên vong kinh tế cua Nga, song cũng cảnh báo kê hoach củng cố tài khóa có thể kim ham tăng trưởng kinh tế của nước này.
Vận chuyển hàng hóa tại cảng ở Saint Petersburg của Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Sư bung phat cua đai dich viêm đương hô hâp câp COVID-19 đa khiên kinh tế Nga suy giam 3,1% trong năm ngoai, cũng là mức giảm mạnh nhất trong 11 năm qua. Tuy nhiên, đây chưa phải là mức sụt giảm kinh tế lớn nhất Nga từng ghi nhận. Nền kinh tế quốc gia này giảm 5,3% và 7,8%, lần lượt vào các năm 1998 và 2009. Từ năm 2000 đến 2008, kinh tế Nga tăng trưởng trung bình khoảng 7% mỗi năm.
Trong báo cáo mơi nhât, WB dư bao Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga sẽ tăng 2,9% trong năm 2021 và 3,2% trong năm 2022, cao hơn so với các mức dự báo lần lượt là 2,6% và 3% ma thê chê tai chinh nay đưa ra hồi tháng 12 năm ngoai. Báo cáo đánh giá vơi kich ban gia đinh không xảy ra làn sóng thứ ba dich COVID-19 tại Nga, niềm tin của ngươi tiêu dung va doanh nghiệp được kỳ vọng sẽ cải thiện, qua đó mở đường cho việc phục hồi nền kinh tế.
Tuy nhiên, báo cáo của WB cung canh bao Nga vân co kha năng đối mặt với "những nguy cơ lơn", bao gồm sự sụt giảm giá trị tài sản của các ngân hàng hay tâm ly e ngai tiêm vaccine ngừa COVID-19. Theo báo cáo, trong khi sư phục hồi kinh tê vê trung hạn vân con "bâp bênh" do đai dich COVID-19 vân diên biên phưc tap, cac triển vọng kinh tế dài hạn sẽ phụ thuộc vào việc thúc đẩy tiềm năng tăng trưởng. Báo cáo cho rằng những nỗ lưc nhằm nâng cao tiềm lực tăng trưởng kinh tê có thể bao gồm viêc đa dạng hoa nên kinh tế, tạo sân chơi bình đẳng cho lĩnh vực kinh tế tư nhân, cải thiện năng lực quản trị và tận dụng sự chuyển dịch của cac chuỗi giá trị toàn cầu.
Hồi đầu tháng 3 vừa qua, WB từng khuyến nghị Nga cần đơn giản hóa các thủ tục pháp lý và khuyến khích văn hóa doanh nghiêp để giúp các nhà đầu tư cảm thấy yên tâm hơn nếu nước này muốn tiếp tục thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
* Trong khi đó, tại Mỹ, lòng tin tiêu dùng trong tháng 3 tăng lên mức cao nhất kể từ khi dich COVID-19 bùng phát, qua đo cung cô cho nhận định tăng trưởng kinh tế sẽ tăng tốc trong những tháng tới nhờ các biện pháp kích thích bổ sung và tình hình dich bênh được cải thiện.
Theo khảo sát của tô chưc nghiên cưu Conference Board được công bố ngày 30/3, chỉ số lòng tin tiêu dùng tai My đa tăng 19,3 điểm, lên 109,7 điểm trong tháng 3, mức cao nhất kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát vào tháng 3 năm ngoai. Mức tăng này là mạnh nhất kể từ tháng 4/2003. Tuy nhiên, chỉ số của tháng 3 vẫn thấp hơn nhiều so với con số 132,6 điểm của tháng 2/2020.
Trong khi đo, chỉ số về tình hình hiện tại, dựa trên đánh giá của người tiêu dùng về các điều kiện kinh doanh và thị trường việc làm, tăng lên 110 điểm, so với mức 89,6 điểm trong tháng trước. Chỉ số kỳ vọng, dựa trên dự báo ngắn hạn của người tiêu dùng về thu nhập, kinh doanh và thị trường việc làm, tăng từ 90,9 điểm lên 109,6 điểm.
Khảo sát của Conference Board cho thấy người tiêu dùng khá lạc quan về thị trường lao động. Cac biên phap han chê chông dich đôi với các hoạt động kinh doanh không thiết yếu đã được dỡ bỏ khi người Mỹ được tiêm vaccine ngừa COVID-19. Ngoai ra, viêc gói kích thích kinh tê trị giá 1.900 tỷ USD được thông qua đã khiên cac nha kinh tê nhận định tốc độ tăng trưởng cua nên kinh tê đâu tau thê giơi trong năm nay sẽ mạnh nhất trong gần 4 thập niên. Khảo sát cho thấy nhiều người tiêu dùng dự định mua nhà, xe và thiết bị gia dụng trong 6 tháng tới hơn.
Nga nói Mỹ có âm mưu đóng căn cứ quân sự vô thời hạn ở Syria Có bằng chứng cho thấy Washington lên kế hoạch duy trì hiện diện quân sự tại Syria vô thời hạn, đó là tuyên bố của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov liên quan đến đòn không kích mới nhất của Mỹ nhằm vào lãnh thổ Syria. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov phát biểu trong cuộc họp báo tại Saint Petersburg ngày 16/2/2021. Ảnh: AFP/...