‘Lửa Thiện Nhân’ và điều kỳ diệu của phim tài liệu
Trong tuần qua, tại rạp Tân Sơn Nhất (TP HCM), tất cả các suất chiếu cuối tuần của phim “ Lửa Thiện Nhân” đều kín chỗ. Tại rạp Ngọc Khánh (Hà Nội), nhiều khán giả phải ra về.
Người xem không chỉ trào dâng nước mắt ngay lúc xem phim, bước ra khỏi rạp mà cảm xúc còn lan tỏa mạnh mẽ thông qua những dòng chia sẻ, bàn tán rôm rả trên các diễn đàn, trang mạng xã hội. Báo chí, nhà chuyên môn không ngớt dành cho phim những lời khen.
Tất cả những điều này hầu như rất hiếm khi xảy ra đối với phim tài liệu Việt Nam trong nhiều năm qua. Sau phim Chuyến đi cuối cùng của chị Phụng (đạo diễn: Nguyễn Thị Thắm) thì Lửa Thiện Nhân (đạo diễn: Đặng Hồng Giang) là phim tài liệu thứ hai làm được điều kỳ diệu là gây nên cơn sốt vé trong thời gian gần đây. Giấc mơ ra rạp của phim tài liệu đã phần nào trở thành hiện thực nhưng để có thêm nhiều điểm sáng ấn tượng, để những thước phim này đến gần hơn với khán giả vẫn còn là nỗi băn khoăn của nhiều người.
Quan niệm phim tài liệu chỉ dùng để chiếu ở các dịp liên hoan phim, phát sóng vào các dịp lễ lớn chứ chiếu miễn phí cũng chẳng ai xem là bởi cách làm của chung ta đa phân đêu qua cũ, lac hâu và nội dung là hô khẩu hiệu. Những phim tài liệu được đón nhận mới đây phần nào cho thấy được sư cô găng, đôi mơi trong tư duy, sang tac va sự đâu tư, dấn thân manh dan của ê-kíp làm phim. Nói cách khác, đó là những thước phim chân thật, đầy tính nhân văn thay vì mang nặng tính cổ động, tuyên truyền. Cách tìm tòi, tiếp cận vấn đề và kể câu chuyện bằng cảm xúc thật đã lay động người xem.
Cảnh trong phim Lửa Thiện Nhân. (Ảnh do nhà làm phim cung cấp)
Lửa Thiện Nhân là câu chuyện về hành trình tìm đến sự sống kỳ diệu của một cậu bé mới lọt lòng mẹ đã bị vứt ở bìa rừng, bị thú rừng ăn hết một cẳng chân và bộ phận sinh dục, trở thành chú lính chì dũng cảm. Vượt lên trên những giọt nước mắt đau đớn, xúc động là niềm hạnh phúc rưng rưng bởi những tấm lòng nhân ái bao la của những người đã cưu mang, nhận nuôi, đứng ra kêu gọi sự giúp đỡ Thiện Nhân.
Đạo diễn Đặng Hồng Giang bảo anh quyết định làm phim này từ sự ám ảnh lúc đọc bản tin trên báo vào năm 2006.
Video đang HOT
Cũng được làm từ những trăn trở, thao thức về cuộc sống của những phận đời bóng gió trong các đoàn lô-tô, đạo diễn Nguyễn Thị Thắm quyết định dấn thân để tái hiện góc khuất cuộc đời của họ trong Chuyến đi cuối cùng của chị Phụng. Không thể kể hết những khó khăn, vất vả mà Nguyễn Thị Thắm theo các nhân vật của mình trong suốt hành trình ròng rã 5 năm hay 3 năm theo sát gia đình chị Mai Anh – mẹ nuôi Thiện Nhân – của đạo diễn Đặng Hồng Giang để mang đến khán giả những thước phim giàu cảm xúc.
Thế nhưng, để đưa được những thước phim tài liệu này đến với khán giả lại không dễ dàng gì. Lửa Thiện Nhân đã bị các rạp lớn từ chối thẳng thừng nên buộc phải phát hành ở 2 rạp nhỏ tại Hà Nội và TP HCM. Chuyến đi cuối cùng của chị Phụng trước khi được Hãng phim Blue Productions của diễn viên Hồng Ánh phát hành cũng từng chật vật tìm đường ra rạp. Hồng Ánh từng chia sẻ: “Khán giả từ trước đến nay có thói quen nghĩ phim tài liệu không hay và chiếu miễn phí cũng chẳng ai xem. Đó là suy nghĩ không công bằng. Đã có những phim hay và tôi muốn bộ phim đến đúng với khán giả của nó, với những người thật sự muốn xem phim”. Muốn khuấy động lại dòng phim tài liệu vốn đã trầm lắng suốt một thời gian dài không chỉ đòi hỏi các nhà làm phim thay đổi cách làm mà còn cần sự mở cửa đón nhận từ các hệ thống rạp chiếu.
Theo Hạ Nguyên/Báo Người Lao Động
Phim về cậu bé Thiện Nhân lay động tận tâm can
"Lửa Thiện Nhân" - một bộ phim giản dị về cuộc sống thường ngày của bé Thiện Nhân với chuyện ăn uống, ghẻ lở, chữa bệnh, lắp ghép chân giả... nhưng lay động tận tâm can người xem.
Đạo diễn Đặng Hồng Giang trong ngày ra mắt Lửa Thiện Nhân tại TP.HCM.
- Bộ phim Lửa Thiện Nhân mới ra mắt và gây rất nhiều xúc động cho người xem. Anh đã tiếp cận nhân vật thế nào để có những thước phim chân thật, cảm động như thế?
- Những ngày đầu, chúng tôi tương đối vất vả vì em bé nhạy cảm, không quen với sự tiếp cận của người lạ. Để Thiện Nhân vui vẻ hợp tác, quen với ống kính máy quay thì tôi phải biến mình kịch sĩ với cháu, nhảy múa theo cháu, thường xuyên lấy lòng bằng bánh kẹo. Chỉ khi nào bé thoải mái tiếp cận mới bật ra cái tôi. Thiện Nhân cũng như các thành viên khác trong gia đình Mai Anh, không phải là diễn viên nên để nhân vật đứng trước ống kính mà như không thì phải kiên trì. Đôi lúc chúng tôi phải dùng chiêu quay mà như không nữa.
- Sau 3 năm gắn bó với Thiện Nhân, đến khi chia tay, hẳn bé rất lưu luyến đoàn phim. Có kỷ niệm nào anh nhớ nhất?
- Chúng tôi đâu có chia tay, đến bây giờ vẫn gặp. Thỉnh thoảng, chúng tôi vẫn đến nhà Thiện Nhân. Tôi nhớ khi ngồi chơi bán hàng cùng Thiện Nhân, cụng ly nước lọc với nhau thì bé nói: "Chúc bác Giang làm phim về mẹ Mai Anh hay nhé". Tôi hỏi tại sao lại làm phim về mẹ mai Anh thì bé bảo: "Mẹ Mai Anh là chiến sĩ".
Thiện Nhân đứng giữa trong ngày ra mắt phim tại Hà Nội.
- Có điều gì trong cuộc sống của bé Nhân anh chưa thể hiện được trên phim?
- Tôi rất xúc động khi biết Mai Anh không giấu giếm con mình về sự thiệt thòi của bé. Cô ấy cho con biết sự thật nhưng tự nhận mọi trách nhiệm về mình. Cô ấy kể với con về sự cố của Thiện Nhân như một câu chuyện cổ tích là bé bị thú dữ mang đi, ăn mất chân và bộ phận sinh dục. Sau đó, cô ấy nhảy vào cứu con và bù đắp cho con bằng tình thương và sự chăm sóc mỗi ngày. Nếu có kinh phí, chắc chắn tôi sẽ dựng lại câu chuyện này.
- Đạo diễn phim tài liệu khác như thế nào nếu so sánh với đạo diễn phim truyện thưa anh?
- Tôi có người anh, từng là chủ nhiệm của nhiều đoàn phim truyện đi giúp tôi cho phim Lửa Thiện Nhân thì ngày đầu đến phim trường, anh nhận xét: "Đạo diễn gì trông như con lân". Bởi vì đạo diễn phim truyện oách lắm, ngồi trước monitor, chỉ đạo, nắng có người che dù nhưng đạo diễn phim tài liệu thì không thể đàng hoàng như thế. Chúng tôi phải ứng biến trên phim trường vì có những tình tiết phát sinh, nếu không "chộp" nhanh thì sẽ mất ngay những khoảnh khắc đẹp.
Đặng Hồng Giang hi vọng nhận được sự chia sẻ của khán giả để có cơ hội làm ra những bộ phim đàng hoàng, tử tế.
- Anh có thể chia sẻ những tình huống phát sinh ngoài kịch bản khiến anh tâm đắc?
- Với phim tài liệu thì kịch bản chỉ là những cái gạch đầu dòng sơ lược thôi. Ở trên phim trường, phải ứng biến và đoán trước được tình thế. Chẳng hạn khi quay cảnh Thiện Nhân bơm xe đạp ở công viên, lúc đó có nhóm các cô, các chị đang tập nhịp điệu. Tôi bảo quay phim phải quay ngay những bước nhảy uyển chuyển của các cô. Sau này lồng ghép với bước nhảy của Thiện Nhân tạo nên hình ảnh ý nghĩa.
Hay cảnh Mai Anh đưa Thiện Nhân sang Đức. Ở trong bệnh viện, Mai Anh cúi xuống lau nước mắt cho con. Nhìn con nằm trên giường bệnh, cô nói: "Đây là mơ ước của mình hay của thằng bé?", tôi yêu cầu quay phim đứng lên cao, quay khuôn mặt Thiện Nhân qua cặp mắt kính của mẹ. Điều này tạo nên tổng thể hòa hợp giữa hình ảnh và lời nói. Những chi tiết này đã nhận được nhiều lời khen khi trình chiếu tại Liên hoan phim độc lập New York 2014.
Xuyên suốt 77 phút, đạo diễn Đặng Hồng Giang không vẽ chân dung đáng thương của một đứa bé từng bị bỏ rơi, bị thú hoang cắn chân phải và bộ phận sinh dục mà là bài ca về nghị lực sống. Bộ phim khiến tất cả những ai xem đều xúc động.
Theo Zing