Lúa ở dưới, hoa trên bờ, vừa đẹp cảnh quan vừa giảm sâu bệnh
Mô hình “ Ruộng lúa bờ hoa” được thí điểm tại cánh đồng lúa của HTX Dịch vụ Nông nghiệp An Nhứt (huyện Long Điền, Bà Rịa – Vũng Tàu từ vụ Đông Xuân 2011-2012. Thực tế cho thấy, mô hình này giúp giảm sâu bệnh trên cây lúa, nông dân tiết kiệm được chi phí và bảo đảm sức khỏe. Do vậy, thời gian tới, HTX Dịch vụ Nông nghiệp An Nhứt sẽ nhân rộng mô hình.
Hoa được trồng trên bờ ruộng tại HTX Dịch vụ Nông nghiệp An Nhứt.
Vụ Đông Xuân 2011-2012, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh triển khai thí điểm mô hình “Ruộng lúa bờ hoa” trên 10ha lúa của HTX Dịch vụ Nông nghiệp An Nhứt (huyện Long Điền). Với mô hình này, trên bờ ruộng, nông dân trồng một số loại hoa có thể chịu hạn tốt, có sức sống cao, ít tốn công chăm sóc và có thể ra hoa quanh năm như: Trâm ổi, lạc dại, sao nhái, xuyến chi, mè… Khi cây ra hoa sẽ tạo môi trường sống hấp dẫn thu hút các loài ong. Sau khi ăn phấn, mật hoa, ong sẽ tìm đến trứng và ấu trùng của rầy nâu đẻ trứng. Ong non sẽ ăn trứng hoặc ấu trùng rầy nâu. Đây là biện pháp kiểm soát rầy nâu ít tốn kém nhưng mang lại hiệu quả cao.
Ông Huỳnh Văn Chín, ấp An Trung, xã An Nhứt, thành viên HTX Dịch vụ Nông nghiệp An Nhứt, một trong những nông dân tham gia mô hình cho biết: “Tôi trồng 2ha lúa. Từ khi trồng các loại hoa trên bờ ruộng, gia đình tôi gần như không còn phải dùng thuốc trừ sâu, qua đó tiết kiệm được gần 1 triệu đồng/ha/vụ. Năng suất lúa cũng tăng từ 5 – 5,6 tấn/ha lên 6,4 – 6,5 tấn/ha, lợi nhuận tăng gần 3 triệu đồng/ha/vụ so với trước đó”.
Video đang HOT
Theo ông Huỳnh Trung Đông, Phó Giám đốc HTX Dịch vụ Nông nghiệp An Nhứt, mô hình “Ruộng lúa bờ hoa” không chỉ đem lại lợi ích về kinh tế, mà còn giúp bảo vệ môi trường và sức khỏe của nông dân. Khi tham gia mô hình, nông dân giảm sử dụng các loại thuốc trừ sâu, vừa tiết kiệm chi phí, vừa giảm các loại rác thải (chai, lọ thuốc trừ sâu) gây hại cho môi trường.
Dù mang lại hiệu quả, nhưng do nhiều nguyên nhân nên mô hình “Ruộng lúa bờ hoa” chưa được nhân rộng, thậm chí còn bị thu hẹp về diện tích. Từ 10ha ban đầu, hiện nay, HTX Dịch vụ Nông nghiệp An Nhứt chỉ còn 1ha áp dụng mô hình “Ruộng lúa bờ hoa”. Nguyên nhân chính là do mùa khô các năm 2013 – 2014, lượng nước về ruộng thiếu, đất khô cằn, khiến hoa chết. Bên cạnh đó, nhiều người vô ý thức đã lùa trâu bò dẫm đạp, ăn hết hoa.
Hiện nay, HTX Dịch vụ Nông nghiệp An Nhứt đang có kế hoạch khôi phục lại mô hình “Ruộng lúa bờ hoa” nhằm phục vụ cho việc trồng lúa sạch. Ông Huỳnh Trung Đông cho biết thêm, HTX hiện có 20ha lúa đạt chuẩn VietGAP. Trong các tiêu chí của chuẩn VietGAP, lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong canh tác được đặc biệt coi trọng. Chính vì vậy, việc duy trì và nhân rộng mô hình “Ruộng lúa bờ hoa” sẽ giúp giảm lượng thuốc trừ sâu, bảo đảm chất lượng lúa. HTX đang xây dựng kế hoạch khôi phục lại mô hình “Ruộng lúa bờ hoa” nhằm tăng diện tích lúa đạt chuẩn VietGAP. HTX đang vận động bà con xã viên tiến hành trồng hoa trên các bờ ruộng nhằm tạo cảnh quan thiên nhiên, hạn chế sâu rầy tấn công ruộng lúa.
“Từ khi có nguồn nước từ hồ sông Ray, mùa khô không sợ thiếu nước như trước nữa, hoa trên các bờ ruộng cũng dễ chăm sóc hơn. HTX cũng sẽ vận động nông dân chăn thả gia súc đúng quy định, không phá hoại các hoa trồng trên bờ ruộng”, ông Huỳnh Trung Đông nói.
Theo Quang Vinh (Báo Bà Rịa – Vũng Tàu)
Lái xe khách kể lại khoảnh khắc dìu ô tô 45 chỗ mất phanh
Trưa 14.8, phóng viên Dân Việt đã liên hệ được với tài xế Văn Lữ Cường (44 tuổi, trú tại huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), người điều khiển xe giường nằm biển số 72B 01806 dìu xe bị nạn vì mất phanh tại đèo Bảo Lộc.
Theo tài xế Cường, khi đang đổ đèo Bảo Lộc thì nghe một tiếng rầm và chiếc xe anh đang điều khiển lao đi với tốc độ rất cao. "Khi đó chưa hiểu chuyện gì xảy ra, tôi chỉ cố gắng điều khiển xe của mình làm sao để không đâm vào dòng xe ngược chiều, đảm bảo an toàn cho 44 hành khách trên xe. Cũng may hệ thống phanh xe tôi điều khiển rất tốt, nên chạy một đoạn khoảng 30 mét thì xe dừng lại được. Khi xuống xe, tôi mới biết xe sau đâm vào đuôi xe mình vì bị mất phanh. Tôi thực sự chỉ biết xử lý sự cố chứ không nghĩ mình có thể cứu được xe mất phanh đâm vào đuôi xe mình", tài xế Cường kể lại.
Hiện trường hai xe va chạm trên đèo Bảo Lộc.
Cũng theo anh Cường, đây là tai nạn đáng tiếc nhưng may mắn xe của anh có hệ thống phanh rất tốt nên đã cứu được xe gặp nạn.
Vụ tai nạn kể trên xảy ra vào khoảng 15h40 hôm qua 13.8 trên đèo Bảo Lộc , thuộc địa phận thị trấn Đạ M'ri, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng.
Theo các nhân chứng, vào thời điểm đó, xe khách loại 45 chỗ mang biển kiểm soát 51B-054.27 do ông Lương Đức Hưng (trú tại TP.HCM) điều khiển lưu thông trên quốc lộ 20 theo hướng Đà Lạt - TP.HCM, trên xe có 30 khách. Khi đổ đèo Bảo Lộc được khoảng 4km, chiếc xe này bị mất phanh, sau đó đâm vào đuôi xe khách giường nằm mang biển số 72B-018.06 do ông Văn Lữ Cường (44 tuổi, trú tại huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) điều khiển đang lưu thông cùng chiều phía trước.
Cú va chạm rất mạnh nhưng tài xế Cường đã giữ được thăng bằng, chắc tay lái để 2 xe dừng lại an toàn. Gần 80 khách của hai xe trải qua một phen hoảng loạn.
Theo Danviet
Sản xuất nông nghiệp sạch: Nhìn từ tư duy của người Hàn Quốc Việt Nam là một đất nước có nhiều lợi thế trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên để nền nông nghiệp hiện đại theo kịp các nước phát triển trên thế giới thì bản thân người nông dân (ND) cần phải thay đổi tư duy sản xuất. Bên cạnh việc đầu tư áp dụng công nghệ cao, bà con nên có ý thức...