Lửa nội địa phá băng quan hệ Nhật-Trung-Hàn?
Đối diện với các vấn đề trong nước, cả ba lãnh đạo đều muốn trì hoãn các căng thẳng đã làm tổn hại quan hệ ngoại giao giữa các bên trong ba năm qua.
Cac cuôc hôi nghi thương đinh ngoai giao thương đươc săp đăt ti mi trên tât ca cac phương diên, tư nhưng cai băt tay đâu tiên cho đên thông cao cuôi cung. Nhưng hôi nghi thương đinh Diên đan Hơp tac Kinh tê Châu A-Thai Binh Dương (APEC) vao thang 11 tai Băc Kinh co ve sẽ kho lương hơn.
Cho đến cuối tháng 10, ngươi ta vân chưa chăc liêu Chu tich Trung Quôc Tâp Cân Binh co đông y găp măt Thu tương Nhât Ban Shinzo Abe, môt trong nhưng vi khach quan trong nhât hay không. Va cung không chăc ông Abe co găp măt Tông thông Han Quôc Park Geun-hye hay không.
Tuy nhiên, vân co ly do đê hy vong nhiêu hơn vao không chi nhưng cai băt tay hinh thưc va hôi kiên song phương giưa “Bô ba lanh đao Băc A”, ma con la nhưng cuôc thao luân đê giam bơt căng thăng trong khu vưc. Hy vong nay xây dưng trên nhu câu cua ca ba lanh đao cho môt thơi ky ngoai giao tinh lăng hơn, bơi nhưng thach thưc quôc nôi ma ho đang đôi măt.
Từ trái qua phải, bà Park Geun-hye, ông Tập Cận Bình và ông Shinzo Abe
Thách thức của ông Tập
Ông Tâp co le đang găp thư thach lơn nhât: nô lưc đê thiêt kê môt cach trơn tru cuôc chuyên đôi tư môt nên kinh tê dưa vao san xuât va xuât khâu, sang nên kinh tê tăng trương nhơ tiêu dung nôi đia va dich vu. Chuyên đôi câu truc không chi khiên kinh tê Trung Quôc bi châm lai, mà còn phơi bay nhưng khuyêt tât ân sâu trong hê thông tai chinh cua Trung Quôc.
Cuôc chuyên đôi mô hinh kinh tê ban thân no đa kho khăn trong một hoan canh thuân lơi. Nhưng no lai đang đươc tiên hanh song song vơi cuôc thanh trưng chinh tri sâu rông nhât ma Trung Quôc tưng trai qua kê tư thơi Mao Trach Đông, vơi viêc ông Tâp nhăm vao nhưng quan chưc tham nhung ca câp thâp va câp cao.
Trong thơi điêm hiên tai, muc tiêu đang la cac quan chưc cua Quân Giai phong Nhân dân Trung Quôc, va nhưng ngươi co môi quan hê mât thiêt vơi cưu bi thư Trung Khanh Bac Hy Lai (đang thi hanh an tu) va cưu trùm an ninh, uy viên Bô Chinh tri Chu Vinh Khang (đang chơ an tu). Qua thưc, giai đoạn nguy hiểm nhất trong cuộc thanh trừng của ông Tập có lẽ đang diễn ra, sau vụ bắt giữ phó tư lệnh quân khu Tứ Xuyên, vốn là một vị trí chủ chốt do tỉnh này có một lượng lớn dân là người Tây Tạng thiểu số.
Video đang HOT
Abe gặp khó với Abenomics
Có lẽ ai cũng biết vấn đề quốc nội của ông Abe bắt nguồn từ hai thập niên đình trệ kinh tế. Mặc dù chính sách “Abenomics” của ông có vẻ đã giúp chấm dứt giảm phát, tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn vẫn còn xa vời. Thêm vào đó, sau hàng loạt scandal khiến một số bộ trưởng mới bổ nhiệm phải từ chức, nhiều người lo ngại rằng ông Abe sẽ không còn muốn tiếp tục cải cách thể chế, được cho là “Mũi tên thứ ba” trong chính sách giúp phục hồi kinh tế bền vững của ông.
Tổng thống Park và “năm thảm họa”
Bà Park có vẻ như đang phải đối mặt với những vấn đề trong nước dễ thở hơn, với việc kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng 3,2% trong quý II/2014, chỉ thấp hơn dự báo thị trường một chút. Nhưng chắc chắn bà Park sẽ không cho rằng điều kiện quốc nội là tốt đẹp, bởi dù sao đây cũng là một năm khủng khiếp của bà cũng như Hàn Quốc.
Các thảm họa dồn dập đổ lên đầu nước này trong năm nay bắt đầu từ tháng Tư với vụ chìm phà Sewol, khiến 300 người thiệt mạng. Hầu hết các nạn nhân là học sinh cấp ba. Vụ xét xử thuyền trưởng phà Sewol, vụ tự sát của chủ nhân chiếc phà này, cùng hàng loạt các scandal liên quan đến việc đánh đập và hành hạ dẫn đến cái chết và tự vẫn của lính nghĩa vụ đã khiến bà Park mất đi nhiều vị trí chủ chốt trong nội các. Nó cũng khiến người Hàn Quốc bắt đầu đặt câu hỏi về cách quốc gia này được điều hành.
Những “chiêu thức quyến rũ” ngoại giao mới của lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un lại càng làm phức tạp thêm vấn đề. Bà Park vẫn giữ một thái độ nghi ngại với động cơ của ông Kim, nhưng việc nhân vật số hai của nhà nước Triều Tiên bất ngờ xuất hiện tại Asian Games đầu tháng này đã tạo ra một niềm hy vọng, rằng có thể ông Kim thực sự muốn cải thiện quan hệ hai miền.
Giảm nhiệt để giải quyết vấn đề nội bộ?
Đối diện với các vấn đề trong nước, cả ba lãnh đạo đều muốn trì hoãn các căng thẳng đã làm tổn hại quan hệ ngoại giao giữa các bên trong ba năm qua. Tuy nhiên, bởi mỗi bên đều sử dụng căng thẳng đó để kiểm soát các đối thủ trong nước, đặc biệt với Nhật Bản, đạt được một sự trì hoãn có thể sẽ khó khăn.
Nhưng cũng có dấu hiệu cho thấy ba lãnh đạo hiểu rằng hội nghị Thượng đỉnh APEC có thể là khoảnh khắc quyết định cho mối quan hệ ba bên. Hầu hết những chương trình chống Nhật nặng nề nhất đã không còn xuất hiện trên kênh truyền hình Trung Quốc trong các tuần qua, và cựu thủ tướng Nhật Yasuo Fukuda sẽ gặp ông Tập tại Bắc Kinh trong tuần này.
Điều đó không chỉ cho thấy dấu hiệu tan băng trong quan hệ song phương, mà còn có khả năng là ông Tập đang muốn trì hoãn căng thẳng, ít nhất cho đến khi kinh tế Trung Quốc ổn định hơn và chiến dịch chống tham nhũng của ông bắt đầu giảm tốc.
Tương tự như vậy, bà Park cũng đã đưa ra những dấu hiệu rằng bà có thể muốn giảm căng thẳng trong khu vực. Gần đây, bà hội kiến với cựu bộ trưởng tài chính Nhật Fukushio Nukaga; trong khi ông Kim Kwan-jin, Chánh Văn phòng An ninh Quốc gia Hàn Quốc, gặp gỡ cố vấn an ninh quốc gia của thủ tướng Abe, ông Shotaro Yachi.
Với việc ông Abe, ông Tập, và bà Park đều phải đối diện với những thách thức trong nước, một cuộc hội tụ hiếm hoi giữa lợi ích của từng quốc gia sẽ tạo ra cơ hội để cải thiện quan hệ ba bên.
Câu hỏi bây giờ là liệu cả ba lãnh đạo có thể vượt qua các trở ngại cũ, cùng bắt tay, và nhìn nhận nghiêm túc về ngoại giao của khu vực hay không.
Theo Vietnamnet
Hải quân Trung Quốc sẽ thảm bại nếu xảy ra chiến tranh biển với Nhật?
Chiến tranh Giáp Ngọ đem lại lòng tin cho người Nhật và thực tế hiện nay cũng làm cho người Nhật khinh thường sức mạnh quân sự của Trung Quốc.
Hạm đội 8-8 tàu chiến mặt nước của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản
Tờ "Tầm nhìn" tiếng Trung ngày 22 tháng 10 đăng bài viết có mục đích tuyên truyền kích động dân tộc chủ nghĩa cho rằng, xã hội Nhật Bản phổ biến cho rằng, Hải quân Trung Quốc sẽ thảm bại nếu Trung-Nhật xảy ra chiến tranh trên biển. Bài báo đặt câu hỏi: Tại sao Nhật Bản coi thường Hải quân Trung Quốc như vậy?
Theo cách nói của người Nhật, trong lịch sử cận đại, Hải quân Nhật Bản chưa từng thua Trung Quốc. Câu nói này làm cho Trung Quốc rất khó chịu, nhưng đó là một sự thực không thể không chấp nhận. Lịch sử giao chiến giữa Hải quân Trung-Nhật đã đem lại lòng tin cho người Nhật và sự coi thường đối với Hải quân Trung Quốc.
Về lịch sử, chiến tranh trên biển Giáp Ngọ giữa Trung-Nhật được biết đến là thủy quân Bắc Dương mạnh nhất Đông Á (Trung Quốc) đã bị Hải quân Nhật Bản tiêu diệt gọn, không còn tàu chiến nào sống sót.
Trong thời kỳ chiến tranh xâm chiếm Trung Quốc của Nhật Bản, tàu chiến Nhật phong tỏa cửa sông Trường Giang, điều máy bay ném bom Nam Kinh, Thượng Hải mà không phải kiêng dè, Trung Quốc khi đó thậm chí không có tàu chiến đàng hoàng.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế và thúc đẩy hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc, Hải quân Trung Quốc cũng đã đón cao trào phát triển. Chiếc tàu sân bay đầu tiên Liêu Ninh đã được biên chế cho Hải quân Trung Quốc là một sự kiện mang tính tiêu chí, đã được dân Trung Quốc "hoan hô".
Biên đội tàu ngầm, tàu nổi Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản
Các nước trên thế giới đều "rất quan tâm", nhưng riêng Nhật Bản chẳng thèm để ý. Trong lòng một số người Nhật, ngay từ thời kỳ huy hoàng của Nhật Bản 70 năm trước, Hải quân Nhật Bản đã sở hữu 20 tàu sân bay, còn giành thắng lợi lớn trong cuộc tấn công Trân Châu Cảng. Trong giai đoạn đầu của chiến tranh Thái Bình Dương, Hải quân Nhật Bản càng tung hoành ngang dọc, Hải quân Mỹ cũng không phải là đối thủ.
Mặc dù hiện nay Lực lượng phòng vệ Biển Nhật Bản còn bị hạn chế ở quy mô quân sự nhất định, nhưng người Nhật Bản vẫn rất coi thường Hải quân Trung Quốc. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản thậm chí tuyên bố: "Tàu sân bay Liêu Ninh chỉ là mua tàu hỏng của người ta rồi cải trang, chẳng có việc gì to tát cả".
Báo chí Nhật Bản còn cho rằng, ngoài khinh thường tàu sân bay Liêu Ninh, Nhật Bản còn khinh thường hạm đội tàu ngầm của Trung Quốc, cho rằng tàu ngầm của Trung Quốc chỉ cần động đậy thì lập tức bị Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản bắt được và không thể chạy thoát.
Tạp chí quân sự của Nhật Bản tuyên bố, Hải quân Trung Quốc có 260.000 quân, 1.090 tàu chiến, nhưng, do sự khác biệt to lớn giữa Trung-Nhật về năng lực tác chiến săn ngầm và đối ngầm cần cho chiến tranh hiện đại, nếu Trung Quốc và Nhật Bản xảy ra chiến tranh trên biển, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản chắc chắn cũng sẽ không thua Hải quân Trung Quốc.
Tàu sân bay Liêu Ninh Hải quân Trung Quốc chỉ là con mồi ngon của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản?
Theo Giáo Dục
Trung Quốc nổi đóa với Thủ tướng Nhật Thủ tướng Shinzo Abe vừa gửi lễ tới đền thờ Yasukuni, khiến Trung Quốc phản ứng dữ dội. Sự việc trên diễn ra giữa thời điểm nhà lãnh đạo Nhật đang muốn gặp gỡ Chủ tịch Tập Cận Bình để cải thiện quan hệ. Đền thờ Yasukuni bị một số nước, trong đó có Trung Quốc, coi là biểu tượng của chủ nghĩa...