Lừa người nghèo mua “gạo thanh lý”
Kẻ lừa đảo giả danh sĩ quan quân đội dụ nạn nhân mua “gạo thanh lý giá rẻ” để chiếm đoạt tiền.
Ngày 21-8, Công an TP Tuy Hòa (Phú Yên) cho biết đang truy xét một nhóm người giả danh sĩ quan quân đội để thực hiện hai vụ lừa đảo với “kịch bản” giống hệt nhau.
Theo tường trình của vợ chồng ông Trương Văn Bính và bà Hoàng Thị Ngọc (ngụ xã An Phú, TP Tuy Hòa), đầu tháng 8-2012, có một người đàn ông mặc quân phục tự xưng tên là Hòa, trưởng phòng của Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) tìm đến nhà hỏi thuê khu đất trống trong vườn để xây dựng trạm thu phát sóng. Nghe ông Hòa ra giá thuê 3,6 triệu đồng/tháng, đồng thời trả tiền công “bảo vệ” cho ông Bính mỗi tháng 700.000 đồng, vợ chồng ông Bính mừng húm. Vài ngày sau, ông Hòa cùng hai người mặc quân phục mang quân hàm thiếu tá trở lại nhà ông Bính khảo sát, đo đạc, làm hợp đồng thuê đất. Trong khi hai “thiếu tá” làm hợp đồng, ông Hòa nói với vợ chồng ông Bính: “Đơn vị tôi có 10 tấn gạo bán thanh lý gấp giá rẻ chỉ hơn 40 triệu đồng nếu ông bà giới thiệu người mua sẽ được hưởng hoa hồng”.
Video đang HOT
Nạn nhân bị lừa “mua gạo thanh lý” đang trình báo với công an. Ảnh: TL
Sẵn đang cần gạo để nấu rượu, vợ chồng ông Bính liền gật đầu. Trước khi ra về, ông Hòa dặn dò: “Ngày mai, cứ mang theo tiền đến Ban Chỉ huy Quân sự TP Tuy Hòa mua gạo”. Đúng hẹn, vợ chồng ông Bính đến nơi đã thấy Hải, Lợi chờ sẵn mời vào quán cà phê gần đó ngồi chờ. Hải bảo ông Bính lên xe “chở đi gặp sếp ký hợp đồng” còn vợ ông ngồi lại. Trong khi Hải chở ông Bính đi lòng vòng thì ông Hòa xuất hiện nói với bà Ngọc “đã ký xong hợp đồng mua bán gạo rồi” và yêu cầu bà đưa 40 triệu đồng. Nhận tiền xong, ông Hòa lập tức biến mất.
Trước đó, một vụ lừa với kịch bản tương tự diễn ra tại thôn Giao Hội 1, xã Hoài Tân, huyện Hoài Nhơn (Bình Định), nạn nhân là vợ chồng ông Nguyễn Văn Đến. Ban đầu, hai người đàn ông mặc quân phục, tự giới thiệu là “trung tá” Hòa và “đại úy” Hải tìm gặp ông Đến. Ông Hòa cũng nói đi tìm thuê đất để xây dựng trạm thu phát sóng điện thoại Viettel. Ông Đến đồng ý cho thuê thì ông Hòa hẹn hôm sau đến ký hợp đồng. Trong lúc làm hợp đồng, “trung tá” Hòa nói đơn vị đến hạn phải xuất kho bán thanh lý sáu tấn gạo và mì ăn liền với giá rẻ. Nghe vậy, vợ chồng ông Đến đồng ý mua. Khi ông Đến đến trụ sở Ban Chỉ huy Quân sự huyện Hoài Nhơn, “trung tá” Hòa đứng chờ trước cổng đưa ra hai bao gạo (25 kg/bao) và nói “gạo mẫu trong kho còn nhiều, nếu chịu mua thì ứng tiền”. Vợ chồng ông Đến về nhà đi vay mượn được 25 triệu đồng. Sau đó, cũng với màn kịch “chờ sếp đến ký hợp đồng” vợ chồng ông Đến bị lừa mất số tiền vừa vay mượn. Điều oái oăm là gia đình ông Đến thuộc hộ nghèo nhất xã bỗng dưng phải gánh thêm nợ nần.
Ngày 21-8, Công an huyện Krông Năng (Đắk Lắk) cho biết đã khởi tố, bắt tạm giam Hoàng Thị Lan (ảnh, trú xã Ea Tóh, huyện Krông Năng) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Lan khoe nhiều người rằng quen biết lớn, có thể “chạy” việc làm trong các cơ quan nhà nước, “chạy” trường trung cấp, đại học dễ dàng. Hàng chục nạn nhân đã giao từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồngcho Lan để rồi ngậm quả đắng. Công an huyện Krông Năng xác nhận Lan đã lừa đảo chiếm đoạt của chín nạn nhân gần 500 triệu đồng, số tiền này Lan dùng để trả nợ, tiêu xài cá nhân…. Theo VNN
"Thổi" giá tàu thanh lý, 2 cựu tổng giám đốc bị điều tra
Ngày 20/8, VKSND Tối cao phê chuẩn khởi tố ông Vũ Quốc Hảo (nguyên tổng giám đốc Công ty Cho thuê Tài chính II, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn) về hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn.
Cùng bị khởi tố với hành vi này còn có ông Nguyễn Văn Tài (nguyên phó tổng giám đốc), Phạm Xuân Nghị (nguyên trưởng Phòng), Nguyễn Văn Thọ; Đinh Nguyên Tý (nguyên phó phòng); Phạm Minh Tuấn (chủ tịch HĐQT Công ty CP Cát Long Hải), Vũ Đức Hòa (giám đốc), Lê Thị Minh Huệ (kế toán trưởng); Hoàng Lộc (tổng giám đốc Công ty CP Giám định thẩm định Việt Nam), Lê Phúc Đức (trưởng phòng Giám định kỹ thuật).
Theo tài liệu điều tra, ngày 31/7/2007, Cục Hải quan thành phố Hải Phòng thanh lý tàu lặn Tinro 2 cho Công ty Cát Long Hải với giá 100 triệu đồng.
Nghi can Tuấn và Hảo được cho là đã nhờ Hoàng Lộc định giá khủng cho con tàu thanh lý trên thành 130 tỷ đồng (gấp 1.300 lần). Còn Hoàng Lộc chỉ đạo Đức lập khống các giấy tờ, hồ sơ thẩm định và ký giấy chứng nhận thẩm định giá trị tàu theo yêu cầu của Tuấn và Hảo.
Căn cứ vào kết quả thẩm định giả này, ông Hảo chỉ đạo bộ phận nghiệp vụ của Công ty Cho thuê Tài chính II (ALC II) lập hồ sơ mua tàu Tinro2 và giải ngân số tiền cho bên bán.
Sau đó, ALC II ký hợp đồng cho thuê tài sản trên với Công ty Cát Long Hải với giá 130 tỷ đồng, lãi suất khoảng 1,17% một tháng, thời hạn 60 tháng. Đến nay, Công ty Cát Long Hải vẫn nợ và không có khả năng thanh toán.
Ngoài vụ án trên, ông Hảo còn là nghi can trong vụ án lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra ở ALC II, vừa kết thúc điều tra vào đầu tháng 8. Theo điều tra của cơ quan công an, trong 2 năm (2008-2009), ông Hảo cùng các đồng phạm đã ký 10 hợp đồng cho thuê tài chính khống rút gần 800 tỷ đồng sử dụng vào mục đích cá nhân, gây thiệt hại tài sản nhà nước hơn 500 tỷ đồng. Tổng giám đốc Hảo bị cáo buộc hưởng lợi gần 84 tỷ đồng trong số này.
Theo Vietbao
"Nhiêu khê" thanh lý xe vi phạm Thủ tục để thanh lý xe vi phạm quá thời hạn tạm giữ, xe không rõ nguồn gốc bị bỏ lại... quá rườm rà, mất nhiều thời gian và thực sự không cần thiết Theo thượng tá Trần Thanh Trà, Phó Trưởng Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt Công an TPHCM, hiện nay để thanh lý một xe vi phạm hết thời...