Lừa ngoạn mục “chạy” biên chế lực lượng vũ trang, chiếm đoạt nửa tỷ đồng
Trần Huy Phòng và Trần Thị Hồng giới thiệu bản thân quen biết nhiều lãnh đạo công an, quân đội và hẹn “con mồi” đến quán cà phê ngay cạnh đơn vị quân đội để bàn bạc, thương thảo số tiền “ chạy ngành”.
Kịch bản lừa đảo của hai cụ già
Đứng trước tòa án là người đàn ông 67 tuổi, tóc bạc trắng và người phụ nữ 64 tuổi. Họ là hai bị cáo, bị Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An truy tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. “Cặp bài trùng” này đã liên thủ, thực hiện vụ lừa đảo bằng hình thức “chạy ngành” vào lực lượng vũ trang cách đây 4 năm.
Bị cáo Trần Huy Phòng “nổ” quen lãnh đạo Bộ Công an, Bộ Quốc phòng nhằm lừa đảo tiền “chạy ngành” (Ảnh: Hoàng Lam).
Không có nghề nghiệp ổn định nhưng Trần Huy Phòng (SN 1953, trú phường Cửa Nam, TP Vinh, Nghệ An) lại có tài khua môi múa mép. Chẳng biết Phòng tài giỏi đến đâu nhưng nói như rót mật vào tai, khiến nhiều người có phần vị nể.
Theo tài liệu của cơ quan điều tra, Phòng vốn là bạn cũ của Trần Thị Hồng (SN 1957, trú phường Trung Đô, TP Vinh) nhưng phải đến cuối năm 2017 mới trở nên thân thiết, thường xuyên liên lạc với nhau. Trần Huy Phòng “nổ” bản thân quen biết nhiều lãnh đạo Bộ Công an và Bộ quốc phòng, có khả năng xin chuyển biên chế vào các lực lượng vũ trang. Phòng đặt vấn đề với Hồng tìm mối làm ăn bằng cách “chạy ngành”.
Để người khác tin, Hồng cũng giới thiệu mình quen biết lãnh đạo Quân khu 4 và Bộ quốc phòng, có thể xin được vào chuyên nghiệp biên phòng. Thông qua một người quen, chị M. (trú tại TP Vinh) hẹn gặp bà Hồng để xin cho cậu con trai tên Q. vào biên chế lực lượng biên phòng. Nghe người phụ nữ này cam đoan chắc chắn có thể “giúp” được, giá 300 triệu đồng, chị M. đồng ý giao trước một nửa tiền. Sau khi nhận tiền, Hồng viết giấy biên nhận trước sự chứng kiến của bên thứ 3.
Giữa tháng 10/2017, Hồng hẹn chị M. đến một quán cà phê gần Bảo tàng Quân khu 4 để gặp người có thể giúp đỡ. Tại đây, Hồng giới thiệu chị M. với Trần Huy Phòng, làm việc ở Bộ quốc phòng, người sẽ trực tiếp lo việc cho Q.
Cả hai cam kết trong vòng một năm, con trai chị M. sẽ nhận được quyết định tuyển dụng vào biên chế của lực lượng biên phòng và yêu cầu chồng nốt số tiền còn lại. Đầu năm 2018, anh Q. thực hiện nghĩa vụ quân sự tại một Đồn biên phòng thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An, mà theo Phòng và Hồng thì đây là “bước đệm” để cặp đôi này lo chuyển biên chế theo cam kết với chị M. trước đó.
Video đang HOT
Trong thời gian này, Trần Huy Phòng biết một người con trai khác của vợ chồng chị M. là anh V.M. đang thực hiện nghĩa vụ tại một trại giam nên nảy sinh ý định tiếp tục lừa người phụ nữ này.
Phòng “nổ” rằng quen biết nhiều lãnh đạo Bộ Công an, cam đoan chạy được vào biên chế công an cho con trai chị M. với giá 500 triệu đồng, đưa trước 200 triệu, số còn lại thanh toán khi có quyết định tuyển dụng vào biên chế công an. Bị “đánh gục” trước khả năng “buôn nước bọt” của Trần Huy Phòng, chị M. giao cho người đàn ông này 200 triệu đồng như yêu cầu.
Tháng 2/2019, khi hết thời gian phục vụ trong công an, người con trai của chị M. có quyết định xuất ngũ. Đến đầu năm 2020, anh Q. cũng không xin được vào biên chế biên phòng như Trần Huy Phòng và Trần Thị Hồng cam kết trước đó.
Trả giá
Sau nhiều lần đòi lại tiền không được, tháng 12/2020, chị M. làm đơn tố cáo hành vi của Hồng và Phòng đến cơ quan cảnh sát điều tra. Khi biết chị M. tố cáo, Trần Huy Phòng và Trần Thị Hồng đến công an đầu thú. Cơ quan điều tra thu giữ tại chỗ ở của Trần Huy Phòng nhiều bộ hồ sơ xin việc của các cá nhân khác.
Bị cáo Trần Thị Hồng bị truy tố tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với vai trò đồng phạm của Trần Huy Phòng (Ảnh: Hoàng Lam).
Quá trình điều tra, trong khi Trần Huy Phòng thừa nhận hành vi phạm tội của mình thì Trần Thị Hồng một mực kêu oan, tố bị điều tra viên ép cung, mớm cung nên mới nhận tội. Sau khi có kết luận điều tra, bị can Trần Thị Hồng đã làm đơn kêu oan, không thừa nhận là đồng phạm của Trần Huy Phòng trong việc lừa đảo chiếm đoạt tiền của chị M.
Tại phiên tòa, bị cáo Trần Thị Hồng giữ nguyên quan điểm này và cho rằng bản thân chỉ nhận tiền giúp Phòng, không biết người đàn ông này đang có hành vi lừa chạy vào biên chế lực lượng vũ trang.
Tuy nhiên, căn cứ vào kết quả điều tra, các tài liệu, chứng cứ thu thập được và tranh luận công khai tại phiên tòa, hội đồng xét xử (HĐXX) nhận định việc Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An truy tố Trần Huy Phòng, Trần Thị Hồng tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Cơ quan điều tra xác định Trần Huy Phòng và Trần Thị Hồng đã câu kết, chiếm đoạt của chị M. là 500 triệu đồng. Trong đó, Trần Thị Hồng tham gia trong vụ việc thứ nhất, cùng Trần Huy Phòng chiếm đoạt 300 triệu đồng. Bị cáo Trần Huy Phòng độc lập thực hiện vụ lừa đảo thứ 2, chiếm đoạt thêm 200 triệu đồng của nạn nhân.
Vì muốn con có nghề nghiệp ổn định, chị M. đưa nửa tỷ đồng cho Trần Huy Phòng và Trần Thị Hồng để “chạy” biên chế cho con vào ngành công an và quân đội (Ảnh: Hoàng Lam).
Quá trình điều tra gia đình bị cáo Hồng đã bồi thường 150 triệu đồng, gia đình bị cáo Phòng bồi thương 50 triệu đồng cho bị hại. Các bị cáo đều từng tham gia cách mạng, được tặng thưởng Huân, Huy chương, ra đầu thú… nên được hưởng các tình tiết giảm nhẹ theo quy định.
Xem xét toàn diện vụ án, các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ cũng như phân hóa vai trò của từng bị cáo, trong phiên xử diễn ra vào ngày 27/9, HĐXX Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An tuyên phạt Trần Huy Phòng 8 năm tù, Trần Thị Hồng 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo.
Kiểm tra dấu hiệu vi phạm của giám đốc sở tự ký quyết định tuyển dụng 8 biên chế
Sau kết luận có nhiều điểm thiếu thuyết phục của Thanh tra tỉnh Quảng Bình, Thường trực Tỉnh ủy tỉnh này đã yêu cầu Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy vào cuộc kiểm tra dấu hiệu vi phạm vụ nguyên giám đốc Sở GD-ĐT tự tuyển 8 biên chế.
Sở Giáo dục - đào tạo Quảng Bình, nơi ông Nhân từng làm giám đốc và tự ký 8 quyết định tuyển dụng - Ảnh: QUỐC NAM
Ngày 27-9, nguồn tin của Tuổi Trẻ Online từ Tỉnh ủy Quảng Bình xác nhận Thường trực Tỉnh ủy tỉnh này vừa yêu cầu Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy vào cuộc kiểm tra những dấu hiệu vi phạm trong vụ ông Đinh Quý Nhân - nguyên giám đốc Sở Giáo dục - đào tạo - tự ý tuyển dụng 8 biên chế.
Động thái này diễn ra sau khi Thanh tra tỉnh có kết luận về vụ việc. Và kết luận này có nhiều điểm thiếu thuyết phục khiến dư luận phản ứng.
Cụ thể, nguồn tin này cho hay sau khi Thanh tra tỉnh có kết luận thanh tra, Thường trực Tỉnh ủy Quảng Bình đã có buổi làm việc với lãnh đạo cơ quan Thanh tra tỉnh.
Tại cuộc làm việc này, những điểm thiếu thuyết phục trong kết luận thanh tra đã được đưa ra bàn luận.
"Thường trực Tỉnh ủy yêu cầu Ủy ban kiểm tra vào cuộc để kiểm tra những dấu hiệu vi phạm của ông Nhân", nguồn tin này nói.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online , ông Trần Thắng - chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình - nói việc này để rà soát lại theo quy trình. Còn ông Đinh Hữu Thành - chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Quảng Bình - xác nhận và nói cơ quan này sẽ rà soát lại và cuối cùng sẽ công bố hình thức kỷ luật.
Như đã thông tin, kết luận của Thanh tra tỉnh xác định cả 8 quyết định ông Nhân ký đúng thẩm quyền nhưng phải đảm bảo điều kiện là các trường trực thuộc có phát sinh nhu cầu tuyển dụng mới. Tuy nhiên, quy trình thực hiện đều có rất nhiều điểm sai so với quy chế làm việc của Sở Giáo dục - đào tạo và quy định của UBND tỉnh Quảng Bình. Thậm chí có những trường không hề có phát sinh nhu cầu tuyển dụng mới vẫn được... "tuyển giùm".
Trong 8 quyết định, Thanh tra xác định ông Nhân tự mình thực hiện gần như toàn bộ các bước trong thủ tục hành chính mà không có sự tham mưu của phòng tổ chức cán bộ.
Ông Nhân cũng tự mình tiếp nhận và lưu giữ tờ trình của hiệu trưởng 6 trường mà không chuyển cho văn thư để theo dõi, quản lý. Lãnh đạo 6 trường này cũng được xác định tự gửi tờ trình cho giám đốc sở mà không qua văn thư.
Ngoài ra, các quyết định tuyển dụng, quyết định công nhận kết quả trúng tuyển, thông báo công nhận trúng tuyển đều do ông Nhân tự thực hiện. Các quyết định, thông báo này được ban hành bằng bản giấy, gửi cho các cá nhân trúng tuyển mà không qua hệ thống quản lý điều hành điện tử, cũng không gửi cho các cơ quan, đơn vị khác theo nơi nhận. Tất cả những điều này đều được xác định là sai với quy chế của sở và quy định của UBND tỉnh.
Riêng với hai quyết định tuyển dụng giáo viên địa lý cho Trường THCS và THPT Dương Văn An và vị trí giáo viên môn giáo dục công dân cho Trường THCS và THPT Trung Hóa, Thanh tra xác định hai trường này không phát sinh nhu cầu tuyển dụng mới nên khẳng định ông Nhân làm sai nghị định 161 của Chính phủ.
Thanh tra tỉnh xác định trách nhiệm những sai phạm này thuộc về ông Đinh Quý Nhân, nguyên giám đốc sở.
Tuy nhiên, Thanh tra tỉnh chỉ đề nghị thu hồi 2 quyết định tuyển dụng ở hai Trường THCS và THPT Dương Văn An và Trường THCS và THPT Trung Hóa. Và xem xét cho giữ nguyên 6 quyết định tuyển dụng còn lại.
Lãnh đạo cơ quan này nói dù biết quy trình thực hiện sai nhiều bước nhưng vẫn đề nghị giữ lại vì tính nhân văn và thực tế các trường này cũng có thiếu biên chế giáo viên.
Tổng biên chế công chức tăng hơn 7.000 Tổng biên chế công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước năm 2022 là 256.685, tăng 7.035 người so với năm 2021. Ngày 22/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính phê duyệt biên chế công chức hưởng lương từ ngân sách của cơ quan hành chính nhà nước và các hội có tính chất đặc thù, theo đề nghị của Bộ trưởng Nội...