Lúa, ngô phủ xanh Tả Lèng – “vựa” thuốc phiện Lai Châu một thời
Từng được mệnh danh là “thủ phủ” của cây thuốc phiện ở Lai Châu, xã Tả Lèng (huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) giờ đã đổi thay rõ rệt. Những nương, vườn rợp bóng cây anh túc ngày nào, giờ hiện hữu màu xanh tươi tốt của lúa, ngô và cả những cánh rừng thông đẹp như tranh vẽ.
Một thời kiệt quệ vì thuốc phiện
Đến với Tả Lèng, dọc 2 bên đường là những cánh rừng thông tươi tốt, những ruộng lúa xanh rì. Trụ sở, trạm y tế xã được đầu tư xây dựng khang trang… trước những hình ảnh đó, ít ai nghĩ vùng đất này từng nổi tiếng một thời là “vựa” thuốc phiện của huyện Phong Thổ trước đây (nay là huyện Tam Đường).
Bỏ trồng thuốc phiện, cuộc sống của người dân xã Tả Lèng dần khấm khá. Ảnh: V.C
Gần 30 năm trước, cây thuốc phiện là một trong những cây trồng chủ lực của người dân xã Tả Lèng. Hồi đó, nhà nhà trồng thuốc phiện, người người trồng thuốc phiện. Cây anh túc được trồng khắp nơi, trên nương, dưới ruộng và xung quanh vườn nhà.
Từ việc trồng tràn lan cây anh túc đã dẫn đến hệ lụy là số người hút thuốc phiện trong xã không ngừng tăng lên. Cũng vì thế mà cái đói, cái nghèo cứ mãi bám riết lấy người dân nơi đây.
Ông Hảng A Dê (bản Tả Lèng 2, xã Tả Lèng) rùng mình khi kể lại thời kỳ cả bản, cả xã chìm đắm trong làn khói thuốc của “nàng tiên nâu”.
Video đang HOT
“Những năm 90 trở về trước, cứ sau khi thu hoạch xong ngô, lúa, vào độ tháng 9 hàng năm là bà con trong bản lại lũ lượt đi trồng cây thuốc phiện. Nhà tôi cũng không ngoại lệ. Người nghiện thuốc phiện nhiều vô kể. Hầu như nhà ai cũng có bàn đèn. Có gia đình cả 2 vợ chồng đều nghiện thuốc phiện. Cái thứ nhựa chết người ấy đã khiến cho dân bản kiệt quệ. Mấy năm trời nghiện thuốc phiện, tôi có làm ăn được gì đâu” – ông Dê nhớ lại.
Hoa anh túc chỉ còn trong tiềm thức
Nhấp ngụm chè xanh, giọng ông Dê vui vẻ hẳn lên: “Cũng may, Nhà nước sớm có chủ trương chuyển hướng sản xuất, phá cây thuốc phiện và hỗ trợ người dân làm ăn nên bản làng mới có sự đổi thay như bây giờ. Từ ngày bỏ trồng cây thuốc phiện, bà con dân bản tích cực trồng lúa, trồng ngô kết hợp với chăn nuôi nên cái đói đã bị đẩy lùi. Cuộc sống của bà con tốt đẹp hẳn lên, con cháu được học hành”.
Ông Hảng A Lử – Trưởng Công an xã Tả Lèng cho biết: “Lúc đầu, việc vận động người dân trong xã phá nhổ cây thuốc phiện gặp không ít khó khăn. Chúng tôi vừa tuyên truyền, vận động kết hợp với đầu tư hỗ trợ giống, vốn để bà con chuyển hướng sản xuất nên mới từng bước làm thay đổi thói quen xấu đó. Từ năm 2010 đến nay, trên địa bàn xã không còn tình trạng người dân lén lút trồng thuốc phiện nữa. Số người nghiện trong xã cũng giảm dần; đến nay, toàn xã chỉ còn 3 người nghiện, trong đó chủ yếu là người già. Trên những diện tích trồng thuốc phiện trước đây, người dân xã Tả Lèng tích cực đầu tư thâm canh, tăng vụ, đưa những giống lúa mới, ngô lai vào sản xuất theo hướng hàng hóa”.
Ông Phạm Văn Kiên – Chủ tịch xã Tả Lèng, cho hay: Được Nhà nước đầu tư hỗ trợ từ cây giống, con giống, dạy nghề tới các chương trình, dự án, cơ sở hạ tầng: Điện, đường, trường, trạm, kênh mương thủy lợi… nên bà con phấn khởi lắm. Ngoài cây lúa, cây ngô, người dân nơi đây còn tích cực chăn nuôi, trồng cây dược liệu, thảo quả, sơn tra và cây ăn quả ôn đới… Cũng nhờ đó mà đời sống, thu nhập của người dân trong xã không ngừng cải thiện, nâng cao.
Cây anh túc giờ chỉ còn trong tiềm thức của những người già ở các bản trong xã. Từ ngày bỏ trồng cây thuốc phiện, bản làng nơi đây đã thay đổi hẳn. Cuộc sống của người dân trong xã đã và đang bước sang “trang mới” với tương lai ngày càng sáng lạn. Đồi thông Tả Lèng mấy năm gần đây đã trở thành điểm đến lý tưởng của du khách trong và ngoài tỉnh. Mỗi năm có đến hàng chục nghìn lượt khách đến thăm quan đồi thông Tả Lèng.
Theo Danviet
Tận diệt chim rừng: "Thiên la, địa võng" súng cồn trên đỉnh Pu Ta Leng
Tận cùng góc ngách của cánh rừng già trên đỉnh Pu Ta Leng, xã Tả Lèng, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu đã dần vắng bóng chân thú. Động vật ở nơi này đã bị tàn sát không thương tiếc. Loài dưới đất đã hết, loài chim trên trời cũng dần không còn.
Đường lên đỉnh Pu Ta Leng vẫn còn bạt ngàn rừng nguyên sinh. Những thân cây cổ thụ to bằng người ôm nối nhau dài tít tắp. Có một điều lạ là trên đường đi, chúng tôi bắt gặp nhất nhiều chàng trai Mông mang súng tự chế. Họ bảo đó là súng cồn bắn bằng đạn bi.
Con trai người Mông khi vào rừng thường mang theo súng cồn để săn bắt.
Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Điện tử DANVIET.VN, súng cồn do những người "thợ săn" ở đây tự chế có một ống nén khí, mỗi lần bắn lượng khí bị nén sẽ đẩy viên bi bay xa. Sau khi chính quyền đã vận động thu hết súng kíp trong bản, nay nhiều người lại tự chế ra chiếc súng cồn này. Súng ngọn nhẹ, dễ sử dụng nên động vật trong rừng Pu Ta Leng cũng biến mất nhanh hơn.
Một chú chim bị bắn hạ.
Đã đi rừng là các chàng trai nơi đây thường mang theo súng. Họ bắn bất cứ con vật gì gặp trên đường đi. Trong chuyến leo núi Pu Ta Leng, chúng tôi đã tận mắt chứng kiến họ tận diệt chim rừng một cách không thương tiếc. Những chú chim ngày ngày cất lên tiếng hót tự do đã bị tàn sát trong giây lát.
Chú chim này chỉ bé bằng ngón tay cũng bị hạ bởi súng cồn.
Những con chim bé bằng ngón tay cũng bị tàn sát tại rừng.
Những năm trước đây, rừng già Pu Ta Leng còn vô số các loài chim to, chím quý, nhưng nay chỉ còn những loại chim bé như ngón tay. Vậy mà mạng sống của chúng đang bị đe dọa từng ngày. Với đà tận diệt của súng cồn này, chẳng mấy chốc rừng già cũng không còn tiếng chim hót.
Ở thời điểm hiện tại, theo quan sát của phóng viên DANVIET.VN, rừng Pu Ta Leng đã dần vắng bóng chim hót.
Theo Danviet
Một lần xem người Lự cúng vía trâu, cầu cho nhà nhà no ấm Cúng vía trâu là một trong những phong tục độc đáo của đồng bào dân tộc Lự (còn có tên gọi khác là người Phù Lừ, Nhuồn, Duồn), được giữ gìn, lưu truyền qua nhiều thế hệ. Với ý nghĩa tỏ lòng biết ơn với trâu, loài vật luôn gần gũi với con người, đã giúp cho gia chủ cày bừa được nhiều...